Đến năm 2016, BIDV vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong các ngân hàng TMCP tại Việt Nam và phát triển mạnh ra thị trường nước ngoài.
3.1.2. Mục tiêu marketing đến năm 2020
Nâng cao năng lực quản lý của Ban điều hành với mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu và tạo sự tin tưởng của khách hàng. Liên tục nghiên cứu và phát triển các gói sản phẩm hiện đại, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Phát triển mạng lưới theo chiều sâu gắn liền với sản phẩm trên nền tảng cơng nghệ hiện đại.
Hồn thiện và đưa vào ứng dụng mơ hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, kiện toàn hệ thống quy chế và quy trình hóa các nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng hiện đại. Phấn đấu tới năm 2020 nằm trong Top 25 ngân hàng lớn nhất Đông - Nam Á, Top 150 ngân hàng lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương và Top 400 ngân hàng lớn hàng đầu thế giới.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của BIDV 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động về sản phẩm 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động về sản phẩm
BIDV cần hoàn thiện sản phẩm dịch vụ trên cơ sở kết hợp giữa sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới tạo bước đi vững chắc, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng dù danh mục sản phẩm của ngân hàng này đã hơn 100 sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đặc thù của vùng miền được xác định là thế mạnh và mũi nhọn. Tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. Khả năng cung cấp nhiều sản phẩm, nhất là các sản phẩm mới sẽ giúp cho BIDV tranh thủ được cơ hội phát triển thị phần. 5 năm trở la ̣i đây, BIDV đã đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ bên cạnh duy trì thế mạnh của một ngân hàng bán buôn, BIDV đã mở rộng và phát triển mạnh mẽ mảng kinh doanh bán lẻ, trong đó nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa là những khách hàng ưu tiên hàng đầu. Phát triển thị
sóc khách hàng, cơng nghệ thông tin hiện đại. Nếu như đây là rào cản với nhiều ngân hàng thương mại thì đó lại là điểm mạnh của BIDV. BIDV có năng lực kinh nghiệm hoạt động lâu dài, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với uy tín và thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế. Mạng lưới kênh phân phối BIDV được triển khai rộng khắp không chỉ ở trong nước mà mở rộng ra nhiều nước trên thế giới….
Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm quan tâm về sản phẩm, dịch vụ của top 4 ngân hàng sở hữu Nhà nước
(Nguồn:http://boomerang.net.vn/bao-cao-online-listening-cac-ngan-hang- thuong-mai-nua-dau-2015/)
Theo Boomerang, xem xét trên nội dung từng thảo luận về sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng sở hữu nhà nước sẽ nhận thấy có nhiều điểm tương đồng. Đa số các thảo luận chỉ mang tính chung chung (đang dùng/gợi ý dùng/khơng dùng) mà không đề cập đến một sản phẩm nào cụ thể (ví dụ một khách hàng của Vietcombank chỉ đưa ra ý kiến trên mạng là “Mình đang dùng của Vietcombank”). Đối với các ý kiến có nhắc đến sản phẩm cụ thể thì phần lớn là các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng (thẻ, dịch vụ khách hàng, tín dụng cá nhân, ngân hàng trực tuyến). Với kết quả khảo sát này, BIDV phải tập trung chiến lược đẩy mạnh sản phẩm bán lẻ của ngân hàng như dịch vụ thẻ, đẩy mạnh ngân hàng trực tuyến để tạo ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khá tương đồng.
Đối với khối ngân hàng cổ phần tư nhân, mối quan tâm về sản phẩm, dịch vụ phân hóa rõ rệt hơn. Người dùng quan tâm rất nhiều đến các sản phẩm tín dụng cá nhân của Techcombank (vay mua nhà, mua ô tô) hay các khoản vay tiêu dùng của VPBank. Trong khi đó Sacombank và ACB vẫn nhận nhiều đề cập mang tính chung chung và dịch vụ khách hàng. Như vậy là BIDV vẫn chưa có phân khúc chủ chốt mà nhắc tới sản phẩm- dịch vụ này người ta nhắc tới ngay BIDV.
Riêng với các ngân hàng nước ngoài, sản phẩm thẻ là mối quan tâm được nhắc tới nhiều nhất. Sau đó các sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân. Bên cạnh đó vẫn có những đề cập chung chung khi người dùng nhắc đến các ngân hàng nước ngoài trên internet.