Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 26)

6. Kết cấu luận văn

1.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế tại các nước có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Xác định quy mô và cơ cấu đầu tư công hợp lý: Sự thái quá và lạm dụng đầu tư công là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nợ công và thâm hụt ngân sách. Đồng thời các nước kiểm soát chặt chẽ và minh bạch, vấn đề quản trị tài chính cơng và chi tiêu cơng. Do đó, Việt Nam cần xác định quy mơ và cơ cấu đầu tư công để phân bổ cho các ngành, các lĩnh vực và cần có cơ chế quản lý vốn thích hợp.

Chuyển đổi từ đầu tư cơng sang hình thức hợp tác công tư (PPP): Bài học

nguồn vốn của khu vực tư nhân vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng, từ đó làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy hoạt động khu vực tư nhân.

Để cải thiện hiệu quả đầu tư cơng nói chung và phân bổ vốn đầu tư nhà nước nói riêng thì Việt Nam cần thay đổi cả tất cả các giai đoạn của quy trình quản lý đầu tư cơng theo hệ thống quản lý đầu tư cơng tiên tiến.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Các lý thuyết về đầu tư và các mơ hình tăng trưởng cho thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải có hoạt động đầu tư.

Trong q trình phát triển kinh tế đầu tư cơng ln giữ vai trị quan trọng trong tổng đầu tư của tồn xã hội, hình thành những kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, tạo điều kiện, định hướng cho vốn đầu tư xã hội vào những ngành, lĩnh vực cần khuyến khích phát triển, góp phần tái cơ cấu đầu tư xã hội. Đầu tư vào các loại hàng hố cơng có nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn, phần lớn do Nhà nước cung cấp, nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội và tạo động lực thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác phát triển. Vì vậy, Nhà nước có vai trị chủ động trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, tạo những tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực,... để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Chương 2

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH CÀ MAU 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và khí hậu

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long, phía Bắc giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu, phía Đơng và phía Nam giáp với biển Đơng, phía Tây giáp với vùng vịnh Thái Lan; diện tích 5.294,87 km2; dân số năm 2014 là 1.234.300 người, với mật độ dân số thấp nhất trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Cà Mau; các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, U Minh; thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị của tỉnh.

Nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đơng Nam Á, Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh Cà Mau cũng nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của Chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, với trục giao thông xương sống từ Hà Tiên (cửa khẩu Xà Xía) - Quốc lộ 63 - Cà Mau - Năm Căn - Đất Mũi, trong đó khu vực Mũi Cà Mau là điểm đến của tuyến giao thơng này từ đó mở ra những khả năng phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, trong đó khả năng mở rộng và kết nối khai thác du lịch là rất lớn.

Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng sơng Cửu Long là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình 26,50C), rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản. Khí hậu Cà Mau cũng thích hợp cho phát triển ngành du lịch sinh

thái. Nét đặc trưng là khí hậu phân mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Địa hình Cà Mau có vị trí nằm ở rìa giáp biển của đồng bằng sơng Cửu Long, Cà Mau là vùng đất mới, bằng phẳng và thấp so với mực nước biển (trung bình chỉ cao từ 0,5 đến 1,5m so với mặt biển), phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa. Trong đó khu vực trầm tích sơng hoặc sơng - biển hỗn hợp có địa hình cao hơn, khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89%. Địa hình này, thường gắn với nền đất yếu, bị chia cắt bởi kênh, rạch. Do đó chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng thường rất cao.

2.1.1.2. Tài nguyên

- Tài nguyên đất: Theo tài liệu điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Miền Nam: Đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau được hình thành trên các trầm tích trẻ, tuổi holocene. Trong đó, 34% diện tích tự nhiên của tỉnh được tạo thành do trầm tích sơng hoặc sơng biển hỗn hợp, 12% là trầm tích sơng - đầm lầy, 13% trầm tích biển - đầm lầy, 36% là trầm tích biển và 2% là trầm tích đầm lầy. Vì vậy, trên 50% đất đai của tỉnh là đất phèn đến phèn nặng. Nhìn chung, đất đai tỉnh Cà Mau là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao. Tuy nhiên, do bị nhiễm phèn mặn nên đối với sản xuất nông nghiệp, đa số đất được xếp vào loại “đất có hạn chế” với những mức độ khác nhau.

Cà Mau có các nhóm đất chính: Nhóm đất mặn có diện tích 208.496 ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên. Đất mặn phân bố chủ yếu ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau. Nhóm đất phèn có diện tích 271.926 ha, chiếm 52,18% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện tích đất phèn khơng ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mưa, trồng các cây cơng nghiệp chịu phèn như: mía, khóm, chuối, tràm… Đối với diện tích phèn bị ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, ni thuỷ sản.

Diện tích đất nơng nghiệp toàn tỉnh là 351.355 ha, chiếm 67,63%; đất lâm nghiệp có rừng là 104.805 ha, chiếm 20,18%; đất chuyên dùng có 17.072 ha, chiếm 3,29%; đất ở có 5.502 ha, chiếm 1,06%; đất chưa sử dụng và sơng suối có 40.773 ha, chiếm 7,85%.

- Tài nguyên rừng: Đến năm 2014, Cà Mau có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 110.723 ha (trong đó diện tích có rừng là 92.284 ha), chủ yếu là rừng ngập nước. Trong đó, rừng phịng hộ 23.248 ha, rừng đặc dụng 18.143 ha, rừng sản xuất 50.893 ha, chiếm 24% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau cịn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mơ 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng.

Rừng ngập mặn Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazơn ở Nam Mỹ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích gần 69.000ha. Trong đó, tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân.

Rừng tràm U Minh có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Tập trung ở các huyện U Minh, và Trần Văn Thời. Rừng tràm U Minh thuộc hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, với rừng tràm trên đất phèn và đất than bùn.

- Tài nguyên biển: Cà Mau có chiều dài bờ biển trên 254 km, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, bằng 7,8% chiều dài bờ biển

của cả nước và có nhiều cửa sơng ăn thơng ra biển như: Bồ Ðề, Ông Ðốc, Ông Trang, Bảy Háp, Khánh Hội... Trên biển có đảo Hịn Khoai, Hịn Chuối và Hòn Đá Bạc, rất thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bảo, phát triển kinh tế biển. Biển Cà Mau có diện tích thăm dị khai thác rộng khoảng 71.000 km2

, được đánh giá là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Vùng mặt nước ven biển có khả năng ni các loại thủy sản như nghêu, sò huyết, hàu, tơm nước mặn… có giá trị kinh tế cao. Sản lượng khai thác, đánh bắt thuỷ sản khoảng 300 ngàn tấn/năm. Trữ lượng cá nổi ở vùng biển Cà Mau ước tính khoảng 320.000 tấn, cá đáy 530.000 tấn với 661 loài, 319 giống thuộc 138 họ. Nhiều loại tơm cá có giá trị và sản lượng lớn như cá chim, cá thu, cá hồng, cá gộc, cá trích, mực, sị huyết, cua biển, tơm thẻ, tôm sú, tôm sắt…

Nuôi trồng thuỷ sản ở Cà Mau phát triển mạnh, với tổng diện tích trên 290.000 ha, trong đó diện tích ni tơm chiếm khoảng 266.500 ha. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay là cao nhất cả nước khoảng 320.000tấn/năm, tôm chiếm 120.000 tấn, trong đó, chủ yếu nuôi quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến, công nghiệp, bán công nghiệp, với các mơ hình chun tơm, tơm - rừng, tơm - lúa kết hợp. Diện tích ni tơm cơng nghiệp khoảng 10.000 ha, đạt năng suất từ 5 tấn/ha/vụ.

- Các loại khoáng sản: Do đặc điểm về mặt địa lý tự nhiên, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có các nguồn tài ngun khống sản sau:

Dầu khí: ở thềm lục địa Tây Nam (nhất là trong vùng vịnh Thái Lan) có

tiềm năng lớn về dầu khí, có nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, quan trọng nhất là bể Malay - Thổ Chu, gồm nhiều lô đã và đang thăm dị khai thác dầu khí (từ lơ 36 đến lơ 51, các lô A, lô B, vùng thoả thuận thương mại giữa Việt Nam và Malaysia PM-3CAA và vùng mới phân định giữa Việt Nam và Thái Lan), đây là những lơ có trữ lượng và tiềm năng đáng kể về khí tự nhiên. Tiềm năng dầu khí của bể Malay - Thổ Chu khoảng 380 triệu m3 dầu quy đổi

(theo đánh giá của PetroVietNam), trữ lượng đã phát hiện khoảng 230 triệu m3

. Sản lượng khai thác dự kiến khoảng trên 10 tỷ m3/năm. Đây là nguồn tài nguyên quý của đất nước, là điều kiện để phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.

Than bùn U Minh hạ: Năm 2004, thực hiện dự án “Điều tra đánh giá trữ

lượng, chất lượng và đề xuất hướng bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn than bùn U Minh, tỉnh Cà Mau”. Kết quả đã xác định được trữ lượng còn khoảng 13 triệu tấn. Tổng diện tích có chứa than bùn là 5.640 ha.

Cát biển: Năm 2003, thực hiện dự án “Thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng, đề xuất giải pháp khai thác và xu thế diễn biến bãi cát khu vực Mũi Cà Mau (từ Xóm Mũi đến Kinh 5)”. Kết quả đã xác định được trữ lượng cát khu vực này vào khoảng 12,305 triệu m3

. Với trữ lượng cát này chủ yếu để phục vụ nhu cầu nội tỉnh.

Sét gạch ngói và sét Ceramic: Năm 2005, kết quả điều tra đã xác định được các khu vực xã Tân Thành, xã Tắc Vân thuộc thành phố Cà Mau, xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước có trữ lượng sét Ceramic vào khoảng 446,21 triệu m3

.

- Tài nguyên du lịch: Diện tích rừng ngập mặn và rừng tràm rộng lớn, tập

trung ở 2 vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ; các sân chim nổi tiếng ở Cà Mau có thể kể đến bao gồm sân chim Cơng viên văn hóa Cà Mau, sân chim Tư Na - Năm Căn là những điều kiện để tỉnh Cà Mau phát triển du lịch sinh thái. Hiện tại du lịch sinh thái ở Cà Mau hiện đang được đầu tư theo các dự án du lịch chuyên đề quốc gia. Nhờ vậy, sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh có những khác biệt, ít bị trùng lặp với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu là sinh thái miệt vườn). Bên cạnh đó, với tài nguyên du lịch biển của Cà Mau khá phong phú. Bờ biển dài, nhiều bãi cát ven bờ (Giá Lồng Đèn, Khai Long), các cồn bồi lắng cửa sông, những cụm đảo gần bờ du lịch biển Cà Mau

hứa hẹn một tiềm năng phát triển lớn. Ba cụm đảo chính là cụm đảo Hịn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối và cụm đảo Đá Bạc. Cụm đảo Hòn Khoai và Hòn Đá Bạc là hai cụm đảo có giá trị đối với việc phát triển du lịch Cà Mau.

2.1.2. Các điều kiện xã hội

2.1.2.1. Về dân số

Dân số tỉnh Cà Mau năm 2013 là 1.219,9 nghìn người. Trong giai đoạn 2005 - 2013 dân số Cà Mau có tăng chậm với tốc độ tăng bình quân 0,44% năm.

Bảng 2.1: Dân số tỉnh Cà Mau chia theo giới tính và khu vực, Nghìn người

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2005-2013.

Mật độ dân số trung bình năm 2013 là 229 người/ km2 (so với của vùng đồng bằng sông Cửu Long là 442 người/km2 và của cả nước là 256 người/km2

). Như vậy, mật độ dân số của tỉnh Cà Mau chỉ bằng 52,6% so với mật độ dân số của vùng và bằng 89,5% dân số của cả nước.

Tỷ lệ giới tính trong dân số của tỉnh Cà Mau tương đối cân bằng, tuy nhiên tỷ trọng nữ giới trong cơ cấu dân số đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây, từ 50,58% năm 2005 xuống còn 49,73 % năm 2010.

Năm Tổng số Tỷ lệ giới tính Tỷ lệ khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2005 1182,9 49.42 50.58 19.71 80.29 2006 1188,7 49.32 50.68 20.11 79.89 2007 1195,2 49.15 50.85 20.00 80.00 2008 1201,7 49.95 50.05 20.30 79.70 2009 1207,0 50.26 49.74 21.32 78.68 2010 1.210,2 50.27 49.73 21.49 78.51 2011 1212,2 48.78 51.22 21.52 78.48 2012 1216,7 50.22 49.78 21.58 78.42 2013 1219,9 50.18 49.82 21.64 78.36

Dân số khu vực thành thị tăng từ 20% năm 2005 lên 22,35% người năm 2013, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm 1,33% (so với của vùng là 4,35%). Tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh Cà Mau so với dân số chung thấp hơn so với bình qn tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long và cả nước (23,167% và 32,19%), như vậy tốc độ đơ thị hố của tỉnh Cà Mau chậm hơn.

Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số đã giảm từ 1,91‰ năm 1997 xuống 1,03‰ vào năm 2011, giảm bình quân đạt 0,6‰/năm. Nhìn chung, trong 15 năm qua cơng tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã có nhiều kết quả tiến bộ, góp phần tích cực giảm tỷ lệ sinh của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 24,47‰ năm 1997 xuống 14,66‰ năm 2011.

Từ năm 1997 đến 2011, mức giảm tỷ lệ sinh đạt 0,7‰/năm. Đối với tỉnh có tỷ lệ dân số nơng thơn, lao động nơng nghiệp và thủy sản là chủ yếu, có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí cịn thấp nhưng những kết quả đạt được về sinh đẻ có kế hoạch như trên là rất quan trọng, góp phần tích cực kiểm sốt quy mơ dân số, cơ cấu dân số, nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)