6. Kết cấu luận văn
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn
Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau như mục tiêu quy hoạch đề ra, tổng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau là rất lớn. Dự tính sơ bộ giai đoạn 2016 - 2020 nhu cầu vốn đầu tư khoảng 96 nghìn tỷ đồng. Trong đó việc đầu tư xây dựng hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, để triển khai đầu tư xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư còn hạn chế và trong điều kiện ngân sách của tỉnh Cà Mau cịn khó khăn là một trong những thách thức lớn, đòi hỏi phải linh hoạt, chủ động huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Tập trung cho công tác chuẩn bị danh mục dự án đầu tư: Nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước các cấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư có thể từ 20 - 23% và chủ yếu để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Để huy động các nguồn ngân sách cấp trên có hiệu quả cần làm tốt cơng tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỉnh, quy hoạch ngành, vùng theo hướng mở rộng qui mô và phát triển đơ thị hay bố trí lại địa giới hành chính, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, vừa phù hợp với định hướng phát triển lâu dài, bền vững. Trên cơ sở đó, Cà Mau cần chủ động chuẩn bị danh mục các chương trình, dự án, sắp xếp theo theo thứ tự ưu tiên, chủ động chuẩn bị hồ sơ dự án, đề xuất kiến nghị với các Bộ ngành trung ương đưa vào đầu tư theo kế hoạch 5 năm và hàng năm, để được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA…
- Đẩy mạnh công tác thu ngân sách và quản lý sử dụng ngân sách:
Ngoài các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách từ Trung ương, nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh ngày càng có vai trị quan trọng. Sau các nhà máy điện, nhà máy đạm đi vào hoạt động ngân sách của tỉnh đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, về lâu dài nguồn vốn ngoài Nhà nước sẽ có vị trí quan trọng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nguồn vốn này sẽ ngày một lớn, cần có biện pháp ni dưỡng. Tăng cường khai thác nguồn thu từ quỹ đất để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng ngân sách phục vụ hoạt động và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển, đảm bảo nguyên tắc bố trí vốn trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tập trung vốn để thực hiện các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư
để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Phổ biến rộng rãi các quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của địa phương, phấn đấu cải thiện các chỉ số PCI và PAPI. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh liên doanh liên kết, hợp tác với các tỉnh, các tập đoạn kinh tế trong vùng, trong cả nước và nước ngoài; kêu gọi các dự án đầu tư vào tỉnh. Tạo bước chuyển biến mang tính đột phá trong việc thu hút vốn FDI; tranh thủ và sử dụng có hiệu quả vốn ODA và các tổ chức phi Chính phủ.
- Phát triển thị trường tài chính, tín dụng: Phát triển mạnh thị trường tài chính, tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay cho phát triển kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho tất cả các ngân hàng, quỹ tín dụng trong và ngồi nước mở rộng hoạt động trên địa bàn tỉnh; khuyến khích hình thành các doanh nghiệp đầu tư tài chính.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư: Tích cực thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, mơi trường theo chủ trương của Chính phủ (Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ). Thu hút các nguồn lực đầu tư theo các hình thức hợp tác cơng - tư (PPP); vận động, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng.