6. Kết cấu luận văn
2.2. Tình hình thực tiễn về đầu tư cơng ở Việt Nam
2.2.1.2. Đầu tư toàn xã hội
Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau khơng ổn định, có sự tăng giảm đột ngột; tập trung chủ yếu từ nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân.
Trong giai đoạn 2005 - 2013, tổng mức vốn đầu tư của toàn nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã tăng trưởng rất nhanh. Tổng mức đầu tư của toàn tỉnh năm 2005 là 2.692.224 triệu đồng và tăng lên đến đỉnh cao vào năm 2011 đạt 14.728.935 triệu đồng, các năm tiếp theo do ảnh hưởng của suy giảm tăng trưởng toàn quốc
tổng vốn đầu tư của Cà Mau cũng giảm còn 10.647.064 triệu đồng và 9.051.075 triệu đồng lần lượt cho các năm 2012 và 2013.
Một đặc trưng của đầu tư ở Cà Mau là biến động lên xuống theo chu kỳ khá rõ rệt. Trong các năm 2005 - 2007 đầu tư tăng rất mạnh: tổng vốn đầu tư năm 2007 gấp hơn 5 lần tổng vốn đầu tư 2005. Sau giai đoạn này Cà Mau lại chứng kiến 3 năm sút giảm đầu tư 2007 - 2009, trung bình mỗi năm giảm gần 20%. Tiếp theo chu kỳ tăng trưởng 2009 - 2011, với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 29%/năm. Trong 3 năm gần đây 2011 - 2013 Cà Mau lại suy giảm tốc độ tăng trưởng đầu tư với mức giảm bình quân là 21,6%.
Sự biến động mạnh của kinh tế Cà Mau phản ánh thực trạng là Cà Mau phụ thuộc vào số ít các dự án đầu tư lớn và chủ yếu của nhà nước. Năm nào có một dự án đầu tư thực hiện thì đầu tư tăng vọt (thường chu kỳ thực hiện dự án là 3 năm) và sau đó khơng có dự án nào lớn thì đầu tư lại giảm. Để tránh tình trạng này Cà Mau phải đa dạng hóa được nguồn vốn đầu tư và đa dạng hóa ngành nghề đầu tư.
Bên cạnh đó, hạn chế về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh cũng là một vấn đề cần phải giải quyết. Cả tỉnh cho đến nay chỉ có 02 dự án có vốn đầu tư nước ngồi đang được thực hiện với số vốn xấp xỉ 2 triệu USD. Trong thời gian tới, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là rất hạn chế, vốn tự có của các DNNN cũng rất khó mở rộng. Do đó nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế Cà Mau trong thời gian tới chắc chắn phải dựa vào hai nguồn vốn chưa được khai thác hiệu quả đó là vốn đầu tư của tư nhân trong nước và vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian tới, có thể dự đốn nguồn đầu tư từ nhà nước sẽ khó tăng, do đó Cà Mau cần phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đầu tư sang nguồn đầu tư nước ngoài vào đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Vốn đầu tư nhà nước cần phải sử dụng dưới dạng “vốn mồi” để hấp dẫn đầu tư từ các khu vực này.