6. Kết cấu luận văn
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.2.2. Lao động, nguồn nhân lực
Dân số trong tuổi lao động năm 2005 của tỉnh là 733,5 nghìn người, chiếm 64,24% dân số, năm 2013 là 789,65 nghìn người, chiếm 64,3% trong đó số có khả năng lao động là 780,97 nghìn người. Năm 2013, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 678,7 nghìn người, tăng trên 65 nghìn người so với năm 2005 và 26 nghìn người so với năm 2010. Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 2011 và 2012 tỷ lệ nguồn lao động của tỉnh không hoạt động kinh tế khá cao 25,3% (cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long); tỷ lệ này của lao động nữ cao hơn 37,4%. Phần lớn lao động nữ nông thơn thường ở nhà nội trợ gia đình. Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động còn thấp, nhất là sau khi chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang ni tơm thì tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn tăng lên rất nhiều (theo ước tính tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chỉ đạt khoảng 60 - 70%).
Bảng 2.3: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
2000 2005 2010 2013
Tăng trưởng bình quân năm(%) 2001-
2005 2006- 2010 2011- 2013 2001- 2013
Lao động (nghìn người) 590.7 613.5 652.0 678.7 0.8 1.2 1.3 1.1
1. Nông, lâm, ngư nghiệp 513.7 504.4 469.5 491.8 -0.4 -1.4 1.6 -0.3
2. Công nghiệp, xây dựng 26.0 31.9 42.8 47.1 4.2 6.1 3.2 4.7
3. Dịch vụ 51.0 77.2 139.7 139.8 8.6 12.6 0.0 8.1
Chất lượng đào tạo nghề và cơ cấu nghề đào tạo còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh đã qua đào tạo thấp, năm 2013 là 7,55% (năm 2010 là 6,08%), thuộc hàng thấp nhất (đứng thứ 13) ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, lao động của tỉnh chủ yếu làm nông nghiệp, quen tác phong làm việc tự do, chưa có tác phong sản xuất cơng nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động thấp, hạn chế về ngoại ngữ, nên gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động xã hội và phân công lao động xã hội. Đây là cản trở lớn trong tiến trình cơng nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế về lao động.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động qua đào tạo hàng năm (%)
Năm Chia ra
Qua đào
tạo Cao đẳng trở lên Trung học, công nhân kỹ thuật Chứng chỉ nghề Truyền nghề
2005 18,79 0,82 2,79 3,12 12,06 2006 21,27 1,00 3,06 5,11 12,11 2007 23,37 1,31 4,03 5,95 12,08 2008 24,18 1,64 5,40 5,85 11,29 2009 27,00 2,15 6,01 8,12 10,72 2010 30,00 2,66 6,62 10,39 10,33
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau 2005-2010
Tuy nhiên, qua thực tế (Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2014) số lao động được đào tạo làm việc trong nền kinh tế năm 2013 là 37.291 người, tăng trên 1300 người so với năm 2012 nhưng lại thấp hơn 2011 gần 700 người.