Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 65 - 68)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Tình hình thực tiễn về đầu tư cơng ở Việt Nam

2.2.2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Cà Mau

* Điểm mạnh

- Vị trí địa lý của tỉnh Cà Mau rất quan trọng và có lợi thế lớn (thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, là điểm cuối của tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam thuộc Chương trình Hợp tác tiểu vùng sông MêKông – GMS (kết nối với Campuchia, Thái Lan); vùng biển của tỉnh tiếp giáp với các nước trong khu vực, nằm ở trung tâm vịng cung khu vực Đơng Nam Á, trên tuyến hành lang giao thơng đường biển quốc gia và quốc tế, có khả năng xây dựng cảng biển nước sâu trở thành cảng trung chuyển của khu vực.

- Cà Mau có tài ngun biển khá lớn, khơng chỉ là nguồn lợi thủy sản mà cịn có nguồn lợi về dầu, khí trong vùng biển Việt Nam và vùng chồng lấn với các nước láng giềng.

- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, là điều kiện thuận lợi để huy động đóng góp vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Có hệ thống diện tích rừng ngập lớn, là lợi thế để khai thác và thúc đẩy phát triển du lịch cũng như đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.

* Điểm yếu

- Mặc dù có vị trí địa lý quan trọng nhưng do khoảng cách địa lý xa các trung tâm kinh tế của cả nước nên tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư còn thấp (gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài).

- Địa chất cấu tạo chủ yếu do phù sa bồi đắp nên suất đầu tư rất cao so với các vùng, miền khác, vì vậy hệ thống kết cấu hạ tầng – xã hội vẫn còn yếu kém so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước.

- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào nhưng phần lớn là lao động chưa qua đào tạo và các lao động này thường sống phân tán không tập trung, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

* Thách thức

- Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tiến triển nhanh chóng sẽ tác động mạnh đến tính cạnh tranh của nền kinh tế của tỉnh trong điều kiện môi trường kinh doanh chưa được cải thiện.

- Tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang diễn ra với tần suất ngày càng nhiều, gây thiệt hại nhiều hơn. Những chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ là gánh nặng lớn đối với ngân sách địa phương và cuộc sống của người dân.

- Năng lực cạnh tranh các sản phẩm sản xuất của tỉnh cịn thấp, thiếu tính bền vững (phụ thuộc vào thời tiết, con giống), chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, mơ hình sản xuất quy mô lớn theo chuỗi giá trị chưa nhiều, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu, giá trị giá tăng trong mỗi sản phẩm còn thấp.

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng thu hẹp, trong khi đó thu hút nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng còn thấp.

* Cơ hội

- Kinh tế Việt Nam hiện nay đã cho thấy các dấu hiệu của sự phục hồi đà tăng trưởng cao, các chỉ số vĩ mô ngày càng ổn định, đánh giá rủi ro quốc gia ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt tốc độ cao nhưng ngày càng vững chắc và tăng dần qua từng năm, làn sóng đầu tư mới đang hình thành và tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung sẽ tạo thêm thế và lực cho Cà Mau phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

- Hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để tỉnh nắm bắt nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản trị, thu hút khách du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống của người dân.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn, xa các trung tâm kinh tế lớn; nguồn thu ngân sách địa phương thấp, chủ yếu ngân sách trung ương trợ cấp; kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ. Tuy nhiên, những năm gần đây, được sự hỗ trợ của trung ương và sự phấn đấu, nỗ lực của địa phương, đầu tư công trên địa bàn tăng cao và đạt được những kết quả nhất định.

Qua kết quả tổng hợp, phân tích, đánh giá của luận văn cho thấy: đầu tư cơng có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cà Mau; khả năng hấp thụ, chuyển hóa nguồn vốn đầu tư thành tài sản vốn có những điểm mạnh, điểm yếu đan xen lẫn nhau và gần tương đồng với tình hình chung của cả nước.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu, phân tích tác động của đầu tư cơng đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau là phù hợp với cơ sở lý thuyết đã trình bày. Trong điều kiện nguồn lực công ngày càng giảm và sự quan tâm của xã hội về hiệu quả đầu tư cơng, thì tỉnh Cà Mau cần chủ động thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công hơn nữa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)