6. Kết cấu luận văn
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.3.1. Hạ tầng giao thông
* Giao thông đường bộ:Theo Sở Giao thông vận tải Cà Mau (2014), tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh là 12.819 km, bao gồm:
- 3 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 109,4 km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 100%;
- 15 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 308,0 km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 92,4%.
- 78 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 750,0 km, tỷ lệ cứng hoá đạt 51,0%.
- Hệ thống đường đô thị gồm 153 tuyến với tổng chiều dài 114,8 km. - Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 10.819,0 km, tỷ lệ cứng hoá đạt 25,4%.
Về kết nối liên tỉnh: Kết nối liên tỉnh thông qua ba đường quốc lộ là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 63 và tuyến Quản lộ Phụng Hiệp. Cà Mau có thể kết nối đường bộ với các trung tâm kinh tế của Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh thơng qua hai đường quốc lộ chính là Quốc lộ 1A và Quốc lộ Quản lộ - Phụng Hiệp. Đặc biệt Quản lộ Phụng Hiệp cho phép rút ngắn đường đi từ Cà Mau về Cần Thơ chỉ còn khoảng 2h. Quốc Lộ 1A còn là huyết mạch kết nối các huyện Năm Căn và Cái nước với thành phố Cà Mau. Đoạn kết nối Năm Căn với huyện Ngọc Hiển và Đất Mũi đang được tiến hành xây dựng và hoàn thành trong năm 2016. Cà Mau cũng kết nối với các tỉnh phía tây thông qua đường Quốc lộ 63 nối Cà Mau với Kiên Giang thơng qua huyện Thới Bình.
Về Kết nối nội tỉnh: Cà Mau hiện có 15 đường liên huyện kết nối được với tất cả 8 huyện với thành phố Cà Mau gồm: đường Cà Mau - Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội; đường Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc; đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi; đường Trí Phải - Thới Bình; đường Rau Dừa - Rạch Ráng; đường Gành Hào - Đầm Dơi - Cái Nước - Cái Đơi Vàm; đường Thới Bình - U Minh; đường Láng Trâm - Thới Bình; đường T13 - Co Xáng - Đá Bạc; đường Thới Bình - Biển Bạch; đường Ranh Hạt - Chợ Hội; đường T29; Đường T11; đường
Ngoài ra, hệ thống đường huyện cũng khá phát triển đảm bảo kết nối các xã với huyện lỵ và trung tâm của tỉnh.
Có thể thấy hệ thống giao thơng đường bộ của Cà Mau được phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, do địa hình đất yếu, bị chia cắt nhiều bởi sông, rạch, kênh nên hệ thống đường bộ của Cà Mau vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhu cầu xây dựng đường liên tỉnh, liên huyện còn rất lớn. Sự yếu kém hệ thống đường giao thông này cũng là điểm yếu then chốt của Cà Mau.
* Giao thông đường thủy (nội và ngoại)
Cà Mau là tỉnh có hệ thống sơng kênh rạch chằng chịt. Do vậy, hệ thống giao thông đường thuỷ là lợi thế của tỉnh. Vận tải hành khách và hàng hoá bằng đường thủy chiếm tỷ trọng lớn so với đường bộ do năng lực chuyên chở bằng đường thủy rất lớn. Mỗi ngày có hàng trăm ngàn phương tiện lưu thơng trên các tuyến sông do Trung ương và địa phương quản lý. Tuyến giao thông đường thủy chủ yếu là Cà Mau - Ngã Bảy Phụng Hiệp - Cần Thơ – thành phố Hồ Chí Minh. Từ Cà Mau đi trung tâm các huyện, đến Mũi Cà Mau, các trung tâm kinh tế, cụm dân cư: Rạch Gốc, Gành Hào, Bồ Đề, Sông Đốc, Khánh Hội và luồng tàu biển thị trấn Năm Căn - cửa Bồ Đề.
Theo số liệu thống kê, hệ thống đường thủy trên địa bàn tỉnh có 57 tuyến đường thủy với tổng chiều dài 1.161,8 km, trong đó:
- 12 tuyến đường thủy do trung ương quản lý với tổng chiều dài 261,7 km. - 12 tuyến đường thủy do tỉnh quản lý với tổng chiều dài 349,0 km.
- 33 tuyến đường thủy do huyện quản lý với tổng chiều dài 559,5 km.
Hệ thống giao thơng thủy của Cà Mau đóng vai trị rất quan trọng đối với người dân Cà Mau đặc biệt là đối với những người dân ở khu vực xa trung tâm. Tuy nhiên, giao thông bằng đường thủy chỉ có hiệu quả hơn giao thơng đường bộ khi vận chuyển với khối lượng lớn. Trong khi nền kinh tế Cà Mau chủ yếu là
nhỏ lẻ, người dân sống phân tán, nên việc người dân phụ thuộc vào đường thủy hiện nay đang làm cho chi phí cuộc sống và chi phí kinh doanh tại Cà Mau tăng lên.
Hiện nay, Cà Mau đang có 3 cảng trong đó 2 cảng cá (Cảng phường 8, Cà Mau và Cảng Sông Đốc) và một cảng Năm Căn. Tuy nhiên, cảng cá phường 8 hiện nay đang trở thành khu chợ cá, không phát huy được công năng của một cảng cá do tàu khó vào. Cảng cá Sơng Đốc mới đưa vào sử dụng từ năm 2009, tuy nhiên chưa tạo ra được những tác động như kỳ vọng. Cảng Năm Căn sau khi hai chủ đầu tư là Vinashin và Vinalines vỡ nợ, cũng rơi vào cảnh đìu hiu vì khơng có hàng hóa qua cảng và khơng có vốn đề hoàn thiện các hạng mục đầu tư.
Như vậy, có thể thấy Cà Mau bị bất lợi là địa phương cách trở nhất đối với trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sự phát triển của hệ thống đường bộ, đường thủy và đường không đã rút ngắn đáng kể khoảng cách này.
* Đường không:Sân bay Cà Mau đã được khôi phục và nâng cấp, đường băng dài 1.050m x 30m, cho phép loại máy bay nhỏ như Fockker, ATR72 và các máy bay quân sự cấp 2 hạ, cất cánh. Các sân bay cũ ở Năm Căn và Hịn Khoai, khi có nhu cầu và điều kiện vẫn có thể khơi phục để đưa vào sử dụng phục vụ du lịch, an ninh quốc phịng, thăm dị khai thác dầu khí.