6. Kết cấu luận văn
2.2. Tình hình thực tiễn về đầu tư cơng ở Việt Nam
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2004 - 2013 có mức tăng trưởng nhanh và bền vững. Cà Mau đã duy trì được tốc độ tăng trưởng sản phẩm khá nhanh và ổn định trong giai đoạn 2004 - 2013. Tổng sản phẩm GDP có xu hướng tăng đều đặn, với mức GDP năm 2013 đạt 23.469.049 triệu đồng, bằng 159,37% so với tổng sản phẩm GDP của năm 2009. Trong thời
gian qua, từ 2005 đến 2013, Cà Mau có tốc độ tăng trung bình 11,2%/năm trong khi cả nước có tốc độ tăng trưởng 6,2%/năm. Tuy nhiên, do có xuất phát điểm thấp, là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước với kết cấu hạ tầng hạn chế, mức GDP bình quân đầu người của Cà Mau năm 2013 chỉ đạt bằng 69% mức trung bình của cả nước
Hình 2.2: So sánh GDP Cà Mau và Việt Nam
Nguồn: Niên giám Thống kê Cà Mau (2013)
Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực tỷ trọng GDP của ngành nông - lâm - nghư nghiệp giảm nhanh từ mức 49% năm 2004 xuống còn 34% năm 2013. Trong khi đó tỷ trọng của ngành cơng nghiệp và xây dựng tăng mạnh, từ 27% năm 2004 lên 39% năm 2013. Ngành dịch vụ có tăng nhưng tốc độ chậm hơn: từ 24% năm 2004 lên 27% năm 2013.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm xuống, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, cũng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, ngành cơng nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng đáng kể với mức tăng 12,18%, cịn ngành nơng, lâm, thủy sản có mức giảm 14,83% trong cả giai đoạn 2004 - 2013.
Hình 2.3: Cơ cấu GDP của Cà Mau 2004 - 2013
Nguồn: Niên giám Thống kê Cà Mau (2013)
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 đạt 10.300 tỷ đồng, tăng 13,8% o với năm 2013 (9.051 tỷ đồng).
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn mang tính tích cực, phù hợp với định hướng phát triển chung. Bên cạnh đó, cơ cấu các ngành sản xuất nội bộ của ngành nơng nghiệp, dịch vụ có sự chuyển biến rõ nét, thể hiện sự đầu tư phát triển các lĩnh vực, ngành nghề là thế mạnh của địa phương, giúp nâng cao sức cạnh tranh so với các tỉnh, thành khác.
- Đối với ngành nông nghiệp
Về giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp nhìn chung có sự tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) năm 2013 của ngành đạt 7.971,4 tỷ đồng, so với năm 2004 tăng 3.556,1 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân hàng năm 8,05%/năm). Trong đó, giá trị sản xuất lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) tăng 923,4 tỷ đồng (tăng bình quân 5,51%/năm); lâm nghiệp giảm 20,6 tỷ đồng (giảm bình quân 1,32%/năm); khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 2.653,3 tỷ đồng (tăng bình qn 10,26%/năm).
Lĩnh vực thủy sản có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lớn nhất: năm 2004, giá trị sản xuất ngành thủy sản là 2.585,0 tỷ đồng (chiếm 58,55% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp). Đến năm 2013, tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản 5.238,3 tỷ đồng (chiếm 65,71% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp). Do đặc thù của tỉnh Cà Mau là địa phươngven biển, có nghề đánh bắt thủy sản lâu đời, cùng với chính sách hỗ trợ ngư dân ra khơi bám biển của Chính phủ, nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế
Nguồn: Niên giám Thống kê Cà Mau (2013)
- Đối với ngành công nghiệp - xây dựng
Tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn vừa qua có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu trong năm 2008, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành cơng nghiệp cịn thấp hơn tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nơng nghiệp, thì từ năm 2009 đến 2013, nó ln đạt vị trí dẫn đầu, và liên tục tăng qua từng năm, đến năm 2013 đạt 39,27% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tỉnh. Trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng, ngành sản xuất công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (cụ thể, tỷ trọng giá trị sản xuất cơng nghiệp chế biến bình qn đạt
trên 50%), cho thấy sự quan tâm lớn hơn của tỉnh Cà Mau cho sự phát triển ngành công nghệ hiện đại, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như giá trị tăng thêm của sản phẩm công nghiệp.
- Đối với ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ cũng có sự tăng trưởng khá trong thời gian vừa qua. Cơ cấu kinh tế của khu vực dịch vụ tăng dần qua từng năm, phù hợp với định hướng phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, mức độ còn khá khiêm tốn, và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ trong giai đoạn 2008 - 2012 lần lượt là 26,93%; 27,15%; 27,17%; 27,69%; 28,99%, thể hiện mức thay đổi tỷ trọng tương đối nhỏ và không đồng đều giữa các năm. Mức tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ trong năm 2013 đạt 1,29% thì trong năm 2010, mức tăng này chỉ đạt có 0,02%.
Nhìn chung, mặc dù hơn 10 năm qua, Cà Mau đã có những bước tiến mạnh mẽ trong dịch chuyển cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, kể từ năm 2009 đến năm 2013 cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm. Khu vực công nghiệp và xây dựng chưa thể hiện là khu vực tăng trưởng nhanh để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.