Mở rộng hợp tác liên kết phát triển vùng và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 82 - 85)

3 .2.6 Đổi mới kiểm sốt và giám sát đầu tư cơng

3. 5 Lựa chọn lĩnh vực phát triển đột phá

3.3.7. Mở rộng hợp tác liên kết phát triển vùng và hội nhập quốc tế

Việc đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Cà Mau vừa là mục tiêu của tất cả các cấp, ngành, của từng

doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng khi kỳ quy hoạch cũng là giai đoạn nhiều Hiệp định thương mại tự do giữa nước ta và nhiều nước khác bắt đầu có hiệu lực, ASEAN trở thành một Cộng đồng chung vào cuối năm 2015, vị trí địa lý của Cà Mau đã đến thời điểm có thể phát huy tốt vai trò liên kết vùng trong nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đây sẽ là giai đoạn có nhiều cơ hội phát triển song cũng khơng ít những thách thức khó khăn. Vì vậy, những định hướng cơ bản thực hiện giải pháp này có thể là:

- Song song với nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh để khai thác tốt các nguồn lực trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hài hịa, hợp lý, bền vững là tích cực mở rộng các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế của tỉnh.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh về nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau gắn liền với liên kết vùng và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn phát triển tới. Chú trọng và chủ động phổ biến những kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến các hiệp định kinh tế - thương mại - đầu tư mà Việt Nam đã ký kết, những khó khăn đối với doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư với các nước, hay địa phương của các nước có trình độ phát triển cao hơn và có tiềm năng về thị trường và trình độ khoa học công nghệ phát triển, cụ thể:

+ Hợp tác để cập nhật được thông tin thị trường, để nâng cao chất lượng công tác dự báo hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển thị trường, thu hút các dự án đầu tư FDI để khai thác các lĩnh vực có tiềm năng, lợi

thế của tỉnh mà các nhà đầu tư nước ngồi đang quan tâm; cập nhật thơng tin về hàng rào thương mại cung cấp cho các doanh nghiệp có quan hệ với các đối tác để tránh thiệt hại và hạn chế tranh chấp thương mại không cần thiết;

+ Xây dựng các chương trình, dự án để chủ động trong hợp tác xúc tiến đầu tư;

+ Tăng cường quảng bá hình ảnh của Cà Mau đến với các đối tác và cung cấp thơng tin đầy đủ về chính sách kêu gọi đầu tư, các điều kiện về kinh tế - xã hội, tăng thêm nhiều kênh quảng bá, nhất là thơng qua các nhà đầu tư nước ngồi có quan hệ đối tác với tỉnh.

+ Hợp tác để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật giỏi, chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

+ Hợp tác tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư thông qua việc triển khai các Hội nghị xúc tiến thương mại ở nước ngồi gắn với chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư của quốc gia và những chương trình hợp tác của tỉnh với các đối tác.

- Đối với các đối tác trong nước cần xây dựng các chương trình hợp tác với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đơng Nam bộ và trong cả nước nói chung… nhằm huy động các nguồn lực khai thác tốt các lợi thế so sánh của tỉnh. Tạo nên sức mạnh cho tỉnh cũng như cho các tỉnh tham gia hợp tác trên cơ sở khai thác các tiềm năng và lợi thế của từng tỉnh, mở rộng các chuỗi giá trị; hình thành sự phân cơng, chun mơn hóa sâu trong q trình thực hiện hợp tác và phát triển giữa Cà Mau và các đối tác.

- Ngoài việc hợp tác trong các vấn đề về kinh tế - xã hội cần phải thực hiện tốt việc hợp tác trong lĩnh vực thông tin, dự báo. Đảm bảo các thông tin cũng như các dự báo về kinh tế - xã hội của các tỉnh cũng như vùng, thường

xuyên được trao đổi giữa các địa phương; mở rộng hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo dạy nghề, y tế và các lĩnh vực dịch vụ khác.

- Tiếp tục và tăng cường hợp tác với các đối tác truyền thống của tỉnh như: Tập đồn Dầu khí Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là các chương trình đã mang lại kết quả tích cực như trao đổi, học tập kinh nghiệm của các sở, ngành thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng nơng thôn mới, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, hợp tác đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá, xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh; phối hợp, tham gia, tổ chức các Hội chợ thương mại, Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, và trong các lĩnh vực khác như giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông, tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)