Hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 41 - 45)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.3.4. Hạ tầng xã hội

* Y tế

Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 100%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%. Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, lao động, việc

làm và giải quyết các chính sách xã hội: mạng lưới y tế các cấp được củng cố, tăng cường, 100% số xã trong tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1) về y tế xã, chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng cao. Các bệnh viện được quan tâm đầu tư, nâng cấp: đã đầu tư xây dựng mới Bệnh viện đa khoa tỉnh, đầu tư nâng cấp mở rộng bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành lập mới Bệnh viện chuyên khoa sản - nhi. Tổng số giường bệnh các bệnh viện trong tỉnh năm 2011 có 3.292 giường, tăng gấp 2,2 lần năm 1997; bình quân số giường bệnh/1 vạn dân tăng từ 14,3 giường lên 28,9 giường.

Số lượng bác sĩ trên một vạn dân của Cà Mau cao thứ nhì so với các tỉnh khác thuộc đồng bằng sơng Cửu Long chỉ đứng sau Cần Thơ là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế của cả đồng bằng sơng Cửu Long.

Hình 2.1: Số bác sĩ trên 1.000 dân năm 2013

Nguồn: Niên giám Thống kê các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (2013)

Đây là một chỉ số rất đáng khích lệ. Nó cho thấy mặc dù xuất phát điểm còn thấp nhưng Cà Mau đã thực sự rất quan tâm đến cơng tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Điều này thực sự rất cần thiết khi Cà Mau nằm ở vị trí quá cách xa các trung tâm y tế lớn của cả nước và khu vực như thành phồ Hồ Chí

Minh và thành phố Cần Thơ.

Bên cạnh hệ thống y tế công lập khá phát triển, Cà Mau cũng đã tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào việc cung ứng dịch vụ y tế. Đến nay Cà Mau đã có một bệnh viện đa khoa và 9 phịng khám đa khoa tư nhân.

* Giáo dục, đào tạo

Đội ngũ giáo viên vừa tăng về số lượng, vừa được đào tạo bồi dưỡng nâng lên về trình độ, tổng số giáo viên năm 2013 là 14.104 người, tăng hơn 5.900 người so với năm 1997, trong đó giáo viên mầm non tăng gần 1.000 người, giáo viên trung học phổ thơng tăng 1.400 người.

Tồn bộ giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn, một số đạt trên chuẩn. Chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh ngày càng được nâng lên, phần lớn đều đạt hạnh kiểm tốt, trên 50% có học lực khá, giỏi; tỷ lệ học sinh lưu ban giảm còn 2,79%; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm còn 3,9% vào năm 2010 và liên tục giảm xuống còn 1,39% vào năm 2013.

Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, tạo ra sự thay đổi rõ nét về cơ sở vật chất trường học; so với năm 1997, đến năm 2013 đã xây dựng thay thế toàn bộ các điểm trường bằng cây lá tạm và chuyển sang thực hiện kiên cố hóa trường học, lớp học, tổng 2 giai đoạn đã xây dựng trên 3.000 phòng học các cấp, nâng tổng số phịng học tồn tỉnh lên trên 6.140 phòng vào năm 2013 (khoảng 50% là phòng học kiên cố và phần còn lại là phịng học bán kiên cố). Quy mơ các bậc học, cấp học đều tăng: năm học 2013-2014 tổng số hiện có 545 trường học các cấp, tăng 233 trường so với năm 1997. Trong đó có 130 trường mầm non, tăng 97 trường; 267 trường tiểu học, tăng 74 trường; 117 trường trung học cơ sở, tăng 53 trường; 25 trường trung học phổ thơng, tăng 9 trường. Ngồi ra hiện nay tại Cà Mau cũng có hai trường Đại học ngồi cơng lập mới được thành lập, 3 trương cao đẳng công lập và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số sinh viên tuyển mới hằng năm trên 2.000 người.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ngày càng được mở rộng, tất cả các huyện đều có trung tâm dạy nghề, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã tích cực tham gia truyền nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề đã tăng từ 15% năm 2000 lên 32,5% vào năm 20131

. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì ngành giáo dục của Cà Mau cịn kém phát triển so với các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2013 tỷ lệ sinh viên các trường đại học trên tổng số lực lượng lao động thì Cà Mau đứng thứ 11/13 với mức 0,33% thấp hơn rất nhiều so với mức bình qn của cả đồng bằng sơng Cửu Long là 1,58% kể cả Cần Thơ và 0,98% nếu khơng tính Cần Thơ. Điều này cho thấy ngồi Cần Thơ là trung tâm giáo dục và đào tạo cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh khác trong vùng cũng phát triển giáo dục cao đẳng và đại học tốt hơn Cà Mau2

.

Tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm số lượng đáng kể, công nhân lành nghề thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chun mơn chưa đáp ứng tồn diện nhu cầu lao động của địa phương.

* Khoa học và công nghệ

Đến hết năm 2013, tỉnh Cà Mau đã triển khai được 65 đề tài/dự án trong đó có một số đề tài, dự án tập trung nghiên cứu ứng dụng về sản xuất giống phục vụ sản xuất nông ngư lâm nghiệp, thử nghiệm nuôi công nghiệp trên một số lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao, đã ứng dụng vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất. Có 258 đơn của các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng cơng nghiệp; có 196 nhãn hiệu và 03 kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Cơng nghệ) cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong tỉnh. Ngoài ra đã xây dựng các nhãn hiệu tập thể của tỉnh như: “Mật ong U Minh hạ”, “Tôm

khô Rạch Gốc”, “Cá khô bổi U Minh”, tham gia Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015 gồm: các dự án tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình, xây dựng nhãn hiệu tập thể cá chình, cá bống tượng Tân Thành, chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau.

Tuy nhiên, do Cà Mau thiếu vắng các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu chuyên ngành do đó đội ngũ khoa học cơng nghệ của Cà Mau cịn rất mỏng. Điều này khơng chỉ hạn chế năng lực nghiên cứu và triển khai những tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất mà cịn hạn chế nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất. Chính điều này làm tăng rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt trong quá trình sản xuất và chế biến thủy sản vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật và EU và rủi ro bị ngăn chặn xuất khẩu vào thị trường này tăng lên. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các trường đại học, các doanh nghiệp để làm cho hoạt động nghiên cứu và triển khai những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh đáp ứng tốt hơn những yêu cầu thực tế của thị trường và qua đó tăng nhu cầu về ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp, và cuối cùng tăng nhu cầu đầu tư vào các hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)