Phân phối thu nhập, mức sống dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 54)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Tình hình thực tiễn về đầu tư cơng ở Việt Nam

2.2.1.5. Phân phối thu nhập, mức sống dân cư

Hình 2.7 cho thấy mức sống dân cư của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009 - 2013. Thu nhập bình qn đầu người chung cả tỉnh có xu hướng ngày càng được cải thiện hơn. Cụ thể, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.080.000

nhập đầu người bình quân tăng 13,2%/năm. Mức chi tiêu bình quân đầu người từ 670.000 đồng/tháng năm 2009 tăng lên 1.269.000 đồng/tháng năm 2013.

Cân đối thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người 410.000 đồng/tháng năm 2009 và 520.000 đồng/tháng năm 2013. Đây là mức tích lũy thấp, nếu muốn đầu tư sản xuất thì người dân đều phải dựa vào các nguồn vốn vay. Đây là một khó khăn lớn cho phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau. Ngồi ra, chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ngày càng tăng, nếu như năm 2009 chênh lệch giữa 2 nhóm này là 5,25 lần thì đến năm 2013 là 7,89 lần.

Hình 2.7: Thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người/tháng giai đoạn 2009 - 2013

Nguồn: Niên giám Thống kê Cà Mau (2013)

Trong cơ cấu thu nhập năm 2013, thu nhập từ tiền lương chiếm 28,2%; thu nhập từ nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) chiếm 37,8%; thu nhập từ phi nông nghiệp chiếm 20,6%; thu nhập khác chiếm 13,4% (hình 2.7).

Hình 2.8: Cơ cấu thu nhập dân cư Cà Mau năm 2013

Nguồn: Niên giám Thống kê Cà Mau (2013)

2.2.1.6. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của tỉnh Cà Mau

Bảng 2.8: Hệ số ICOR của tỉnh Cà Mau so với cả nước

Năm Hệ số ICOR trung bình

ICOR cả nước ICOR tỉnh Cà Mau

2006 - 2010 8,3 3,9

2011 - 2013 7,5 2,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Cà Mau (2013)

Thước đo hiệu quả vốn đầu tư thường được dùng phổ biến hiện nay là hệ số suất đầu tư (Incremental Capital Output Ratio - ICOR), hay còn gọi là hệ số sử dụng vốn, hệ số đầu tư tăng trưởng hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. Hệ số này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của GDP.

Trên thực tế, việc gia tăng GDP có thể nhờ nhiều nhân tố chứ khơng phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định rằng các nhân tố khác khơng thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn đến gia tăng GDP.

Hệ số ICOR thường được tính cho một giai đoạn vì đồng vốn thường có độ trễ, sau một thời gian mới phát huy tác dụng.

Bảng 2.8 cho thấy hệ số ICOR của tỉnh Cà Mau thấp hơn cả nước. Tuy nhiên, Cà Mau khơng nên hài lịng với chỉ số này mà cần có giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Hệ số ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng không bền vững. Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế của tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Do vậy, cần lưu ý, trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế, ICOR tăng nhanh là điều đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.

2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư công thời gian qua

2.2.2.1. Những kết quả đạt được

* Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-2013 đạt 10,5%/năm theo giá so sánh 2010, cao hơn 1,54 lần so với tỷ tệ tăng trưởng cả nước trong cùng kỳ. Trong đó, năm năm 2006 - 2010 tăng trưởng 13,8%/năm tính bằng giá so sánh 94 (giá so sánh 2010 là 14,3%/năm), cao hơn mục tiêu quy hoạch đề ra cho thời kỳ này (13,3%/năm). Tuy nhiên, ước 5 năm 2011 - 2015 chỉ đạt 8,3%/năm, thấp hơn mức bình quân mỗi năm theo quy hoạch (13,7%).

Xét về quy mô, mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với quy hoạch đã phê duyệt song quy mô kinh tế Cà Mau đã tăng lên mạnh mẽ. Theo quy hoạch GDP năm 2010 (giá so sánh 94) là 14.377 tỷ đồng trên thực tế đạt 14.650 tỷ đồng. Đặc biệt nếu tính theo giá hiện hành thì GDP năm 2013 đã tương đương mức quy hoạch năm 2015. GDP bình qn đầu người các năm tính bằng giá hiện hành đã vượt mức quy hoạch (tính bằng USD thì chưa vượt). Đặc biệt, nếu 5 năm 2001 - 2005 khu vực ngư - nơng - lâm có tốc độ tăng trưởng vượt trội thì năm 2006 - 2010 khu vực cơng nghiệp - xây dựng đã có mức tăng trưởng nhanh hơn, nhờ khu cơng nghiệp khí điện đạm đi vào hoạt động. Phần lớn những chỉ

tiêu vượt mức quy hoạch liên quan đến thế mạnh của Cà Mau là thủy sản và công nghiệp.

* Về kết cấu hạ tầng

- Hạ tầng giao thông: Nhiều dự án hạ tầng giao thông được tập trung đầu

tư trên địa bàn tỉnh, trong đó các dự án đầu tư, nâng cấp đường đến các trung tâm huyện, các cụm kinh tế được tỉnh ưu tiên đầu tư. Một số dự án, cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thơng nói riêng và kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung, góp phần tăng cường giao thương, lưu thơng hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Đến năm 2013, tồn tỉnh có 75/82 xã có đường ơ tơ đến trung tâm, đạt tỷ lệ 91%. Phong trào xây dựng giao thông nông thôn, công tác quản lý kỹ thuật và quản lý phương tiện được thực hiện khá tốt. Đã xây dựng mới 267km lộ bê tơng và 255km lộ đất đen, hiện có khoảng 300km mặt đường bê tơng, đạt 75%. Ngồi ra, trong giai đoạn 2009 - 2013, Trung ương đã đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, cơng trình quan trọng như: các cầu Đầm Cùng, Gành Hào 2, 06 cầu trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn Đầm Cùng - Năm Căn); các cầu trên Quốc lộ 63; cầu Năm Căn, cầu Kênh Tắc thuộc dự án đường Hồ Chí Minh; tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam; tuyến đường Quản Lộ Phụng Hiệp (đoạn qua địa phận tỉnh Cà Mau).

- Hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất: Các cơng trình thủy lợi được đầu tư

cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tỉnh đã quy hoạch sẽ khép kín hệ thống thủy lợi với 23 tiểu vùng (05 tiểu vùng thủy lợi Bắc Cà Mau và 18 tiểu vùng thủy lợi Nam Cà Mau). Đang tập trung đầu tư khép kín một số tiểu vùng thủy lợi (Tiểu vùng III - Bắc Cà Mau các Tiểu vùng: II, III, V, X, XV, XVII, XVIII - Nam Cà Mau). Đã đầu tư hoàn thành Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Sông Đốc, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm; triển khai đầu tư Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Khánh Hội. Từ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất có bước chuyển biến rõ rệt.

- Hạ tầng văn hóa - xã hội: Nhiều chương trình, dự án đã hồn thành đưa

vào sử dụng như: Chương trình kiên cố hóa trường học giai đoạn 2 và nhà công vụ giáo viên với quy mô 2.005 phịng học, 209 phịng cơng vụ giáo viên; đầu tư, nâng cấp 101 trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho trạm y tế (Dự án AP); Bệnh viện Sản - Nhi, với quy mô 400 giường bệnh; một số khoa, phòng của Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, các bệnh viện tuyến huyện, đến cuối năm 2013 có 200 trường học đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 36,5%); thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư, đến cuối năm 2013 có 65% xã, phường, thị trấn và 77% huyện, thành phố có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

- Hạ tầng đô thị: Hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, nâng cấp; thành phố Cà Mau được công nhận đô thị loại II, đô thị Năm Căn và Sông Đốc được công nhận đô thị loại IV. Đang tập trung triển khai Dự án nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cà Mau sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng trong nước.

- Hạ tầng nông thôn: Hạ tầng nông thôn mang diện mạo mới gắn với Chương trình xây dựng nơng thơn mới với hàng nghìn km đường, cầu giao thơng nơng thơn và các cơng trình hạ tầng về lưới điện, thủy lợi, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư. Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả bước đầu. Đến năm 2013, có 01 xã đạt 17 tiêu chí; 01 xã đạt 16 tiêu chí; 07 xã đạt từ 10 - 15 tiêu chí; 57 xã đạt từ 05 - 09 tiêu chí; cịn 16 xã dưới 05 tiêu chí. Hệ thống lưới điện nơng thơn được ưu tiên đầu tư, trong giai đoạn 2009 - 2013 đã đầu tư 509 km đường dây trung thế, 677 km đường dây hạ thế, 10.805 kVA trạm biến áp, với tổng vốn đầu tư 256 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, góp phần tăng nhanh tỷ lệ hộ dân sử dụng điện và giảm tỷ lệ hộ sử dụng điện chia hơi, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tăng từ 94,7% năm 2010 lên 96% năm 2013.

Nhìn chung, những dự án, cơng trình trên đã góp phần hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng mới, từng bước khắc phục yếu kém về hệ thống kết cấu hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng, góp phần giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2.2.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Thời gian qua, đầu tư công của tỉnh Cà Mau tập trung vào các lĩnh vực giao thơng, giáo dục, thủy lợi, văn hóa,... đã tạo nhiều lợi ích cộng đồng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tăng trưởng kinh tế và công tác quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

Nếu xét về đóng góp vào giá trị gia tăng thì kinh tế Cà Mau đã có sự dịch chuyển tương đối tốt, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần từ 49% năm 2004 xuống còn 34% năm 2013. Trong cùng giai đoạn đó, tỷ trọng ngành cơng nghiệp và xây dựng tăng từ 27% lên 39% và ngành dịch vụ cũng tăng từ 24% lên 27%. Tuy nhiên, do Cà Mau là tỉnh nghèo, chỉ một dự án lớn về ngành cơng nghiệp có thể thay đổi hồn tồn cơ cấu về GDP của các ngành. Sự nhảy vọt về đóng góp của ngành cơng nghiệp trong những năm 2005 - 2008 là do việc xây dựng và đưa vào vận hành tổ hợp Khí Điện Đạm Cà Mau. Kể từ khi tổ hợp này đi vào hoạt động ổn định từ năm 2008 đến nay thì tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng hầu như không tăng; năm 2013 tỷ trọng của ngành cơng nghiệp xây dựng vẫn cịn thấp hơn năm 2009.

- Kinh tế phát triển dựa quá nhiều vào đầu tư công

Kinh tế Cà Mau phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư của nhà nước. Nguồn thu ngân sách của Cà Mau phụ thuộc rất nhiều vào điều tiết từ ngân sách địa phương, do đó nguồn đầu tư này gần như phụ thuộc vào nguồn thu của ngân

sách trung ương. Có thể thấy rằng nguồn lực này ngày càng hạn chế khi kinh tế Việt Nam chưa tạo đà tăng trưởng nhanh như những năm đầu 2000 - 2007. Bên cạnh đó, nợ cơng gia tăng, áp lực chi thường xuyên lớn làm cho phần nguồn lực dành cho chi đầu tư phát triển ngày càng co lại. Do đó nếu tiếp tục mơ hình tăng trưởng cũ, nguồn lực đầu tư ngày càng hạn chế, điều này sẽ chắc chắn làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Về công tác chỉ đạo, quản lý

Việc chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp ở một số nơi chưa quyết liệt, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong triển khai các công việc liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản thiếu chặt chẽ; năng lực tổ chức thực hiện quản lý dự án của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Một số dự án do vướng giải phóng mặt bằng, nên chậm trễ, thời gian thực hiện kéo dài, trượt giá làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư.

- Về nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn ngân sách tỉnh Cà Mau cịn nhiều khó khăn, do vậy phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương và các dự án đầu tư lớn của Trung ương đầu tư trên địa bàn. Nhu cầu vốn đầu tư để cải thiện kết cấu hạ tầng ngày càng lớn, nhưng nguồn vốn có hạn dẫn đến việc bố trí vốn cho một số dự án phải căng kéo, tình trạng đầu tư dàn trải chưa được khắc phục có hiệu quả. Việc bố trí vốn thiếu tập trung là điểm yếu và lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, việc thất thốt, lãng phí cịn lớn. Cơ cấu vốn đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý như đầu tư cho nông nghiệp, nơng thơn vẫn cịn thấp so với nhu cầu.

- Về công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và thẩm định dự án

Tiến độ thực hiện các quy hoạch còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng, còn bị động, phải thường xuyên điều chỉnh. Chất lượng các đồ án quy hoạch chưa cao, chưa bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mô.

Nhiều dự án, cơng trình phải điều chỉnh thiết kế và dự tốn, điều chỉnh tổng mức đầu tư và dự án... do một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm sâu sát đến công tác lập dự án; năng lực tư vấn cịn hạn chế, khơng tiên lượng được hết khối lượng công việc thực hiện thực tế.

- Về công tác đấu thầu và thực hiện dự án

Bên cạnh các nhà thầu có năng lực tốt, một số nhà thầu thi cơng cịn hạn chế về qui mô, năng lực, kinh nghiệm, quản lý… ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình trên địa bàn tỉnh.

- Về tổ chức quản lý thi cơng và giám sát cơng trình

Một số chủ thể tham gia vào quá trình quản lý thi cơng và giám sát cơng trình vẫn cịn nhiều bất cập về trình độ và kinh nghiệm dẫn đến trình trạng nhiều cơng trình, dự án chưa bảo đảm về tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Về tạm ứng và thanh quyết toán vốn đầu tư

Cơng tác thanh quyết tốn vốn đầu tư vẫn chưa tuân thủ theo đúng thời gian quy định, cịn phổ biến tình trạng nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản.

2.2.2.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Cà Mau có điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn khơng thuận lợi trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các nguyên vật liệu phục vụ đầu tư khơng có tại chỗ dẫn đến chi phí đầu tư cao. Cà Mau là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn đầu tư khan hiếm, nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn và khá bức xúc trên nhiều lĩnh vực ở cả thành thị lẫn nông thơn. Trong khi đó, đầu tư cơng một mặt phải đảm bảo tính hiệu quả, mặt khác phải đảm bảo tính cơng bằng, do đó dàn trải trong đầu tư là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, một số cơng trình, dự án đã xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí.

Việc sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chủ yếu là các nhóm nguyên nhân sau đây:

- Công tác quản lý đầu tư ở các ngành, các cấp còn nhiều yếu kém, bất cập biểu hiện rõ nét ở các góc độ như sau:

Một là, tinh thần trách nhiệm của một số ngành, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các quy định, các cơ chế chính sách đã được ban hành về cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)