Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 60)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Tình hình thực tiễn về đầu tư cơng ở Việt Nam

2.2.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Thời gian qua, đầu tư công của tỉnh Cà Mau tập trung vào các lĩnh vực giao thông, giáo dục, thủy lợi, văn hóa,... đã tạo nhiều lợi ích cộng đồng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tăng trưởng kinh tế và cơng tác quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

Nếu xét về đóng góp vào giá trị gia tăng thì kinh tế Cà Mau đã có sự dịch chuyển tương đối tốt, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần từ 49% năm 2004 xuống còn 34% năm 2013. Trong cùng giai đoạn đó, tỷ trọng ngành cơng nghiệp và xây dựng tăng từ 27% lên 39% và ngành dịch vụ cũng tăng từ 24% lên 27%. Tuy nhiên, do Cà Mau là tỉnh nghèo, chỉ một dự án lớn về ngành cơng nghiệp có thể thay đổi hồn tồn cơ cấu về GDP của các ngành. Sự nhảy vọt về đóng góp của ngành cơng nghiệp trong những năm 2005 - 2008 là do việc xây dựng và đưa vào vận hành tổ hợp Khí Điện Đạm Cà Mau. Kể từ khi tổ hợp này đi vào hoạt động ổn định từ năm 2008 đến nay thì tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng hầu như không tăng; năm 2013 tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng vẫn còn thấp hơn năm 2009.

- Kinh tế phát triển dựa quá nhiều vào đầu tư công

Kinh tế Cà Mau phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư của nhà nước. Nguồn thu ngân sách của Cà Mau phụ thuộc rất nhiều vào điều tiết từ ngân sách địa phương, do đó nguồn đầu tư này gần như phụ thuộc vào nguồn thu của ngân

sách trung ương. Có thể thấy rằng nguồn lực này ngày càng hạn chế khi kinh tế Việt Nam chưa tạo đà tăng trưởng nhanh như những năm đầu 2000 - 2007. Bên cạnh đó, nợ công gia tăng, áp lực chi thường xuyên lớn làm cho phần nguồn lực dành cho chi đầu tư phát triển ngày càng co lại. Do đó nếu tiếp tục mơ hình tăng trưởng cũ, nguồn lực đầu tư ngày càng hạn chế, điều này sẽ chắc chắn làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Về công tác chỉ đạo, quản lý

Việc chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp ở một số nơi chưa quyết liệt, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong triển khai các công việc liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản thiếu chặt chẽ; năng lực tổ chức thực hiện quản lý dự án của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Một số dự án do vướng giải phóng mặt bằng, nên chậm trễ, thời gian thực hiện kéo dài, trượt giá làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư.

- Về nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn ngân sách tỉnh Cà Mau cịn nhiều khó khăn, do vậy phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương và các dự án đầu tư lớn của Trung ương đầu tư trên địa bàn. Nhu cầu vốn đầu tư để cải thiện kết cấu hạ tầng ngày càng lớn, nhưng nguồn vốn có hạn dẫn đến việc bố trí vốn cho một số dự án phải căng kéo, tình trạng đầu tư dàn trải chưa được khắc phục có hiệu quả. Việc bố trí vốn thiếu tập trung là điểm yếu và lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, việc thất thốt, lãng phí cịn lớn. Cơ cấu vốn đầu tư cịn nhiều điểm chưa hợp lý như đầu tư cho nông nghiệp, nơng thơn vẫn cịn thấp so với nhu cầu.

- Về công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và thẩm định dự án

Tiến độ thực hiện các quy hoạch còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng, còn bị động, phải thường xuyên điều chỉnh. Chất lượng các đồ án quy hoạch chưa cao, chưa bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mơ.

Nhiều dự án, cơng trình phải điều chỉnh thiết kế và dự toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư và dự án... do một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm sâu sát đến công tác lập dự án; năng lực tư vấn cịn hạn chế, khơng tiên lượng được hết khối lượng công việc thực hiện thực tế.

- Về công tác đấu thầu và thực hiện dự án

Bên cạnh các nhà thầu có năng lực tốt, một số nhà thầu thi cơng cịn hạn chế về qui mô, năng lực, kinh nghiệm, quản lý… ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình trên địa bàn tỉnh.

- Về tổ chức quản lý thi cơng và giám sát cơng trình

Một số chủ thể tham gia vào q trình quản lý thi cơng và giám sát cơng trình vẫn cịn nhiều bất cập về trình độ và kinh nghiệm dẫn đến trình trạng nhiều cơng trình, dự án chưa bảo đảm về tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Về tạm ứng và thanh quyết toán vốn đầu tư

Cơng tác thanh quyết tốn vốn đầu tư vẫn chưa tuân thủ theo đúng thời gian quy định, cịn phổ biến tình trạng nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản.

2.2.2.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Cà Mau có điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn khơng thuận lợi trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các nguyên vật liệu phục vụ đầu tư khơng có tại chỗ dẫn đến chi phí đầu tư cao. Cà Mau là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn đầu tư khan hiếm, nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn và khá bức xúc trên nhiều lĩnh vực ở cả thành thị lẫn nơng thơn. Trong khi đó, đầu tư cơng một mặt phải đảm bảo tính hiệu quả, mặt khác phải đảm bảo tính cơng bằng, do đó dàn trải trong đầu tư là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, một số cơng trình, dự án đã xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí.

Việc sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chủ yếu là các nhóm nguyên nhân sau đây:

- Công tác quản lý đầu tư ở các ngành, các cấp còn nhiều yếu kém, bất cập biểu hiện rõ nét ở các góc độ như sau:

Một là, tinh thần trách nhiệm của một số ngành, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các quy định, các cơ chế chính sách đã được ban hành về cơng tác quản lý đầu tư, xây dựng chưa cao. Tình trạng bng lỏng trong quản lý, thiếu kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực đầu tư đã dẫn đến những sai sót trong quản lý kế hoạch đầu tư và quá trình xây dựng thể hiện ở tất cả các khâu, từ xác định chủ trương, xây dựng dự án, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán đến khâu triển khai thực hiện, giám sát thi công, theo dõi cấp phát thanh quyết toán…

Hai là, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý đầu tư và xây dựng cịn kém, thậm chí lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí cơng tác để trục lợi bất chính; sự thất thốt vốn đầu tư, gắn liền với tình trạng kém hiệu quả của đầu tư công hiện nay.

Ba là, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi, đã gây bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Cho đến nay, qua nhiều lần bổ sung, đã ban hành mới nhiều Nghị định, Chỉ thị theo hướng đổi mới, phân cấp mạnh hơn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng; nhưng nhìn chung chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Có thể thấy, điểm đáng nhấn mạnh nhất là tính khép kín từ khâu quy hoạch chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, ban hành các định mức trong đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu, thi công, tư vấn, giám sát thi công trong nội bộ một Bộ, ngành, gây nên hậu quả xấu trong đầu tư, dễ dẫn đến các vụ việc tiêu cực.

Bốn là, năng lực các tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật thấp; năng lực quản lý của các chủ đầu tư ban quản lý còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, tổ chức thẩm định mang tính hình thức hành chính, chất lượng cơng tác thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao, quyết định đầu tư khi chưa có đầy đủ căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư, vì vậy hiệu quả đầu tư chưa cao.

- Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển

Các quy hoạch thiếu gắn kết với nhau, dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh dự án nhiều lần, gây lãng phí vốn đầu tư. Trong khi đó, Nhà nước lại thiếu cơng cụ, chính sách hữu hiệu để quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch; tình trạng đầu tư tự phát, khơng theo quy hoạch cịn khá phổ biến, gây ra hậu quả tiêu cực về kinh tế và môi trường.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng chưa được triển khai đến nơi đến chốn trong tất cả các ngành và các cấp

Việc phân cấp về quản lý đầu tư và xây dựng được tiến hành rộng rãi, toàn diện và triệt để, nhưng lại thiếu các chế tài kiểm tra, giám sát. Công tác tư vấn, giám sát thi công nhiều dự án chất lượng thấp, không đúng chuyên môn. Giám sát chưa chặt chẽ, chưa trung thực, dễ dãi trong kiểm tra, nghiệm thu làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình. Quản lý cơng tác đấu thầu chưa tốt dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí, thất thốt vốn đầu tư.

- Đầu tư cơng hiện nay thiếu sự gắn kết với các mục tiêu kinh tế - xã hội không một khuôn khổ kinh tế vĩ mô

Việc phân bổ ngân sách vốn theo niên độ hàng năm chứ không theo kế hoạch đầu tư trung hạn (3 - 5 năm) theo các chương trình, dự án đầu tư nên nguồn lực công bị phân tán, sử dụng thiếu hiệu quả.

2.2.2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Cà Mau * Điểm mạnh * Điểm mạnh

- Vị trí địa lý của tỉnh Cà Mau rất quan trọng và có lợi thế lớn (thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, là điểm cuối của tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam thuộc Chương trình Hợp tác tiểu vùng sông MêKông – GMS (kết nối với Campuchia, Thái Lan); vùng biển của tỉnh tiếp giáp với các nước trong khu vực, nằm ở trung tâm vịng cung khu vực Đơng Nam Á, trên tuyến hành lang giao thơng đường biển quốc gia và quốc tế, có khả năng xây dựng cảng biển nước sâu trở thành cảng trung chuyển của khu vực.

- Cà Mau có tài ngun biển khá lớn, khơng chỉ là nguồn lợi thủy sản mà cịn có nguồn lợi về dầu, khí trong vùng biển Việt Nam và vùng chồng lấn với các nước láng giềng.

- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, là điều kiện thuận lợi để huy động đóng góp vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Có hệ thống diện tích rừng ngập lớn, là lợi thế để khai thác và thúc đẩy phát triển du lịch cũng như đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.

* Điểm yếu

- Mặc dù có vị trí địa lý quan trọng nhưng do khoảng cách địa lý xa các trung tâm kinh tế của cả nước nên tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư còn thấp (gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài).

- Địa chất cấu tạo chủ yếu do phù sa bồi đắp nên suất đầu tư rất cao so với các vùng, miền khác, vì vậy hệ thống kết cấu hạ tầng – xã hội vẫn còn yếu kém so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước.

- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào nhưng phần lớn là lao động chưa qua đào tạo và các lao động này thường sống phân tán không tập trung, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

* Thách thức

- Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tiến triển nhanh chóng sẽ tác động mạnh đến tính cạnh tranh của nền kinh tế của tỉnh trong điều kiện môi trường kinh doanh chưa được cải thiện.

- Tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang diễn ra với tần suất ngày càng nhiều, gây thiệt hại nhiều hơn. Những chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ là gánh nặng lớn đối với ngân sách địa phương và cuộc sống của người dân.

- Năng lực cạnh tranh các sản phẩm sản xuất của tỉnh cịn thấp, thiếu tính bền vững (phụ thuộc vào thời tiết, con giống), chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, mơ hình sản xuất quy mô lớn theo chuỗi giá trị chưa nhiều, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu, giá trị giá tăng trong mỗi sản phẩm còn thấp.

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng thu hẹp, trong khi đó thu hút nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng còn thấp.

* Cơ hội

- Kinh tế Việt Nam hiện nay đã cho thấy các dấu hiệu của sự phục hồi đà tăng trưởng cao, các chỉ số vĩ mô ngày càng ổn định, đánh giá rủi ro quốc gia ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt tốc độ cao nhưng ngày càng vững chắc và tăng dần qua từng năm, làn sóng đầu tư mới đang hình thành và tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung sẽ tạo thêm thế và lực cho Cà Mau phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

- Hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để tỉnh nắm bắt nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản trị, thu hút khách du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống của người dân.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn, xa các trung tâm kinh tế lớn; nguồn thu ngân sách địa phương thấp, chủ yếu ngân sách trung ương trợ cấp; kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ. Tuy nhiên, những năm gần đây, được sự hỗ trợ của trung ương và sự phấn đấu, nỗ lực của địa phương, đầu tư công trên địa bàn tăng cao và đạt được những kết quả nhất định.

Qua kết quả tổng hợp, phân tích, đánh giá của luận văn cho thấy: đầu tư cơng có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cà Mau; khả năng hấp thụ, chuyển hóa nguồn vốn đầu tư thành tài sản vốn có những điểm mạnh, điểm yếu đan xen lẫn nhau và gần tương đồng với tình hình chung của cả nước.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu, phân tích tác động của đầu tư cơng đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau là phù hợp với cơ sở lý thuyết đã trình bày. Trong điều kiện nguồn lực công ngày càng giảm và sự quan tâm của xã hội về hiệu quả đầu tư cơng, thì tỉnh Cà Mau cần chủ động thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công hơn nữa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH CÀ MAU

3.1. Định hướng về tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau đến năm 2020 3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh cà mau (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)