Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Nghiên cứu sinh giải thích, phỏng vấn bệnh nhân, người nhà, người hộ tống khai thác triệu chứng chủ quan theo mẫu bệnh án thống nhất.
+ Khai thác về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trú quán, các thủ tục hành chính.
+ Khai thác tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, nghiện thuốc lá, nghiện rượu và các bệnh nội khoa khác.
+ Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, vòng eo.
+ Khai thác bệnh sử: thời gian, hoàn cảnh khỏi phát bệnh. Các triệu chứng tiền triệu như đau đầu, nơn, chóng mặt, nói khó, yếu nửa người, méo miệng, rối loạn ý thức và rối loạn cơ vòng. Các biện pháp y tế, thuốc sơ cấp cứu điều trị ở tuyến trước (nếu có) và diễn biến của bệnh, vận chuyển... đến thời điểm thăm khám.
- Thăm khám lâm sàng: do các bác sỹ giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Đột Quỵ não - Bệnh viện TWQĐ 108 thực hiện.
+ Khám toàn thân và các chuyên khoa.
+ Khám thần kinh: đánh giá điểm Glasgow, mức độ liệt và thang điểm đột quỵ NIHSS.
- Chỉ định và thu thập các kết quả xét nghiệm
+ Xét nghiệm huyết học, sinh hóa: cơng thức máu, yếu tố đông máu, glucose, AST, ALT, GGT, ure, creatinin, cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL, LDL, acid uric, HbA1C, apolipoprotein A-I, apolipoprotein B.
+ Siêu âm Duplex động mạch cảnh ngoài sọ: đánh giá xơ vữa hẹp động mạch cảnh chung và động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ.
+ Tất cả bệnh nhân nhóm nghiên cứu đều được chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cắt lớp vi tính mạch não để xác định vị trí, số lượng, kích thước ổ nhồi máu cũng như mạch máu não bị hẹp, tắc.
Đối với các bệnh nhân không chụp được CTA (dị ứng thuốc…) hay CTA không phát hiện tổn thương hoặc kết quả không phù hợp với triệu chứng lâm sàng thì bệnh nhân sẽ được chụp MRA để xác định chính xác tổn thương.
+ 100% nhóm chứng được chụp MRI, MRA để loại trừ nhồi máu não.