Chương 4 BÀN LUẬN
4.1.3. Phân bố theo BMI
Khơng có sự khác biệt về BMI trung bình, cũng như tỷ lệ bệnh nhân gầy, bình thường, thừa cân, béo phì giữa 3 nhóm (nhóm chứng, nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn, nhồi máu não do tắc mạch nhỏ). Tỷ lệ bệnh nhân béo phì (BMI ≥ 30) ở nhóm nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn là 0,7% cịn ở nhóm nhồi máu não do tắc mạch nhỏ là 2%. Tỷ lệ bệnh nhân gầy theo thứ tự trên là 5,5% và 6,9%. BMI trung bình của 2 nhóm theo thứ tự trên là 22,63 2,70 và 22,80 2,96 (bảng 3.3).
Các số liệu về BMI trong nghiên cứu của chúng tơi có sự khác biệt so với một số tác giả khác. Theo tác giả Nguyễn Minh Hiện, Trần Thanh Tâm: 60,6% bệnh nhân có BMI từ < 18,5 - 22,9; 33,3% bệnh nhân có BMI từ 23 - 25 và 6,1% có BMI > 25 [77].
Năm 2018 tại Brazil, Suemoto và cs thực hiện đề tài “Các phép đo hình thái xơ vữa động mạch ngoài sọ và trong sọ: nghiên cứu khám nghiệm tử thi trong cộng đồng”. Trong đó, BMI của 661 bệnh nhân là 23,2 ± 4.4 [21].
BMI của các bệnh nhân trong nghiên cứu của Qian Y và cs năm 2013 là 24,4 3,1; tính riêng của nhóm ICAS là 24,5 3,1 so với nhóm khơng tắc
trong sọ là 24,5 3,2 với p = 0,76. Số bệnh nhân có BMI 25kg/cm2 của cả 2 nhóm có tỷ lệ là 41,2% và 39,6% [78].
Sự khác nhau giữa các kết quả nghiên cứu là do sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu, cỡ mẫu và cách thức phân loại.
4.1.4. Đặc điểm một số bệnh lý nền và chỉ số sinh hóa máu
Nhằm làm rõ sự tương đồng giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh đặc điểm một số bệnh lý nền và một số chỉ số sinh hóa máu, kết quả được trình bày ở bảng 3.4, trong đó: tỷ lệ bệnh nhân theo từng bệnh lý nền giữa 3 nhóm khác biệt khơng có YNTK (p > 0,05). Nhóm chứng có nồng độ glucose, triglycerid thấp hơn, nồng độ HDL cao hơn nhóm nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn và nhóm nhồi máu não do tắc mạch nhỏ có YNTK (p < 0,01).
Sự khác biệt về nồng độ glucose, triglycerid, HDL có thể lý giải là do hiện tượng tăng đường huyết phản ứng, shock, stress, bệnh lý đái tháo đường, chế độ ăn uống sinh hoạt…trên các bệnh nhân so với nhóm chứng. Kết quả của các nghiên cứu trong nước và ngồi nước cũng có sự khác biệt:
Năm 2019, Xu Zhao khi đánh giá nồng độ Apolipoprotein A1- UP trên bệnh nhân nhồi máu não cho thấy, so với nhóm chứng khơng có sự khác biệt
về tỷ lệ đái tháo đường, nồng độ triglycerid, nồng độ LDL, nồng độ cholesterol nhưng khác biệt về nồng độ HDL và tỷ lệ tăng huyết áp [11].
Theo Shilpasree AS và cs: nồng độ triglycerid huyết tương nhóm bệnh nhân nhồi máu não (220,0 ± 59,6 mg/dl) cao hơn nhóm chứng (127,7 ± 59,0 mg/dl) [6].
Trong nghiên cứu của Koren-Morag năm 2008: các bệnh nhân nhồi máu não có nồng độ HDL huyết tương thấp hơn; tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp cao hơn so với nhóm chứng. Nồng độ LDL, cholesterol, triglycerid huyết tương tương đương giữa hai nhóm [44]. Kết quả trong nghiên cứu của Tian, J. cũng tương tự như của tác giả Koren- Morag, tuy nhiên nồng độ triglycerid nhóm chứng thấp hơn, nồng độ HDL cao hơn (1,45 ± 1,05 và 1,31 ± 0,58 mmol/l) so với nhóm nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn (1,74 ± 0,96 mmol/l và 1,26 ± 0,36 mmol/l) với p < 0,01 [49].
Tác giả Kostapanos nghiên cứu trên 163 bệnh nhân nhồi máu não với 166 người nhóm chứng cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân tăng huyết áp, nồng độ choleterols, nồng độ LDL tương đương giữa 2 nhóm, nhưng nồng độ HDL, triglycerid có sự khác biệt với p < 0,01 [45].
Trong nghiên cứu của chúng tơi, giữa nhóm chứng và các nhóm bệnh nhân nhồi máu não tương đồng về tuổi, giới, BMI, tỷ lệ các bệnh lý nền và nồng độ một số chỉ số sinh hóa thường quy, đây chính là là cơ sở để thực hiện các mục tiêu chính trong nghiên cứu.
4.2. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh của bệnh nhân nhồimáu não do xơ vữa động mạch máu não do xơ vữa động mạch
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng