Hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH mebipha tại thị trường việt nam giai đoạn 2017 2022 (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝTHUYẾT

1.1. Tóm lược lýthuyết về chuỗi cung ứng vàchuỗi cung ứng đầu ra

1.1.5. Hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng luôn biến đổi và không ngừng điều chỉnh theo những thay đổi trong cung cầu sản phẩm. Nếu muốn chuỗi cung ứng đạt được hiệu quả như mong muốn thì doanh nghiệp phải theo dõi và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của mình. Chuỗi cung ứng được tạo ra nhằm mục tiêu nâng đỡ thị trường, do đó để nhận diện được hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng thì doanh nghiệp cần đánh giá được thị trường mình đang hoạt động. Mỗi loại thị trường đem lại các cơ hội riêng cho những chuỗi cung ứng hỗ trợ thị trường đó. Các cơng ty trong chuỗi cung ứng ở mỗi loại thị trường bắt buộc phải kết hợp các đặc điểm thị trường khác nhau. Trong việc đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng đầu ra nói riêng, người ta sử dụng bốn nhóm thước đo: dịch vụ khách hàng, hiệu quả hoạt động nội bộ, khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động cầu và phát triển sản phẩm

Dịch vụ khách hàng: đo lường những khả năng đáp ứng mong đợi từ khách

hàng của chuỗi cung ứng. Tùy thuộc vào đặc điểm của thị trường tương ứng, khách hàng sẽ có những mong đợi khác nhau về dịch vụ khách hàng. Hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng gồm có:

 Hệ thống đo lường cho trường hợp sản xuất theo lượng hàng tồn kho:

 Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng và tỷ lệ hoàn tất đơn hàng cho dòng sản phẩm.

 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn.

 Giá trị tổng các đơn hàng thực hiện sau và số lượng đơn hàng thực hiện sau

 Tần suất và thời gian hoàn thành các đơn hàng thực hiện sau

 Hệ thống đo lường phổ biến trong trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng:

 Thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng và tỉ lệ hoàn tất đúng hạn

 Tỷ lệ giao hàng đúng giờ

 Giá trị và số lượng của những đơn hàng bị trễ

 Tần suất và thời gian đơn hàng bị trễ

 Số lượng hàng bị trả lại để bảo hành và sửa chữa

Hiệu quả hoạt động nội bộ: liên quan đến khả năng của một công ty hay một

chuỗi cung ứng trong việc tạo ra một mức lợi nhuận thích hợp. Giống như dịch vụ khách hàng, mức lợi nhuận thích hợp trong từng loại hình thị trường cũng khác nhau tùy theo sự biến đổi của điều kiện thị trường. Hệ thống đo lường hiệu suất nội bộ phổ biến là:

 Giá trị hàng tồn kho: thước đo này phải được đo lường tại một thời điểm cụ thể cũng như tính trung bình cho cả giai đoạn. Tài sản cơ bản của chuỗi cung ứng là hàng tồn kho được duy trì trong suốt chu kỳ tham gia ln tìm cách để giảm thiểu lượng hàng tồn kho trong. Điều này đồng nghĩa với việc cố gắng cân đối lượng hàng tồn kho sẵn có (lượng cung) với lượng hàng bán được (lượng cầu) và khơng để xảy ra tình trạng ứ đọng hàng hóa trong kho. Chỉ có một thời điểm duy nhất mà công ty sẽ muốn để hàng lưu kho vượt mức bán ra chính là khi thị trường tăng trưởng, lúc này, giá trị hàng tồn sẽ gia tăng. Tuy nhiên, thị trường luôn biến đổi và theo quy luật thơng thường thì biện pháp tối ưu nhất là tránh tích trữ q nhiều hàng hóa trong kho.

 Vịng quay hàng tồn kho: được tính bằng cơng thức sau:

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán trung bình hàng năm/giá trị tồn kho trung bình hàng năm.

Thơng thường, tỉ lệ quay vịng tồn kho càng cao càng tốt mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị sẵn một số mặt hàng có vịng quay chậm hơn để đáp ứng dịch vụ khách hàng cũng như sự co giãn linh hoạt của lượng cầu.

 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu: được tính bằng cơng thức sau:

Thơng thường, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao thì càng tốt. Có những thời điểm mà cơng ty có thể cố ý giảm chỉ số này (bằng cách cắt giảm số đơn hàng) để tranh giành hoặc củng cố thị phần hoặc khi cần vốn cho các mục tiêu kinh doanh khác.

 Vòng quay tiền mặt: thời gian này có thể ước tính theo cơng thức sau: Vịng quay tiền mặt = số ngày tồn kho + thời gian khách hàng nợ khi mua hàng - thời gian thanh tốn trung bình của đơn hàng

Vịng quay này càng ngắn càng tốt. Một cơng ty thường có thể cải thiện tình trạng của khoản phải trả và khoản phải thu tốt hơn so với việc giảm lượng hàng tồn kho của mình.

Khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động cầu: đo lường khả năng ứng

phó với tình trạng bất ổn tùy theo các mức độ nhu cầu sản phẩm. Nó cho thấy khối lượng gia tăng trong lượng cầu mà công ty hoặc chuỗi cung ứng đáp ứng được. Nó cịn bao gồm khả năng ứng phó với những biến động cuả các dịng sản phẩm tiềm năng – tính năng này thường xuất hiện trong những thị trường tăng trưởng. Một số thang chuẩn được sử dụng trong hệ thống đo lường khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động cầu là:

 Thời gian của chu kỳ hoạt động: là khoảng thời gian cần để thực hiện một quy trình chuỗi cung ứng. Thước đo này có thể được sử dụng trong phạm vi một công ty riêng lẻ hay xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng.

 Khả năng gia tăng linh hoạt: đây là khả năng mà một cơng ty hay một chuỗi cung ứng có thể phản ứng nhanh chóng trước khối lượng lớn đơn hàng tăng lên của những sản phẩm mà mình cung cấp.

 Tính linh hoạt bên ngồi: đây là khả năng cung ứng nhanh chóng những sản phẩm bổ trợ nằm ngồi nhóm sản phẩm thường được cung cấp cho khách hàng. Khi thị trường bão hịa và cơng nghệ được kết hợp với nhau thì những sản phẩm từng bị đặt ra ngoài phạm vi chào hàng của cơng ty có thể được bổ sung vào nhóm sản phẩm mà công ty đang chào bán. Khi cố gắng cung cấp cho khách hàng một bộ sản phẩm mới, khơng liên quan, và gần như hồn tồn khác biệt với nhóm sản phẩm hiện

có thì rủi ro công ty phải gánh chịu là rất lớn. Tuy nhiên, một khi tính linh hoạt bên ngồi được khai thác một cách hiệu quả thì đây lại là cơ hội để thu hút thêm khách hàng mới song song với việc bán nhiều hàng hóa hơn cho khách hàng hiện tại.

Phát triển sản phẩm: đo lường khả năng phát triển và tạo ra những sản phẩm

mới theo kịp xu thế thị trường. Các công ty hoạt động trong những thị trường tiềm năng cần thiết phải có khả năng này. Hệ thống đo lường khả năng phát triển sản phẩm bao gồm:

 Phần trăm tổng sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trong năm vừa qua.  Phần trăm tổng doanh số sản phẩm đã được giới thiệu trong năm vừa qua.  Thời gian của chu kỳ phát triển và phân phối sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH mebipha tại thị trường việt nam giai đoạn 2017 2022 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)