Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty du lịch sài gòn TNHH MTV (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGUỒN NHÂN LỰC

1.3 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực

1.3.5 Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Đánh giá công việc giúp cải tiếp sự thực hiện công việc của người lao động và giúp cho người quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn như đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỉ luật… qua đó có thể đánh giá mức độ thành công của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực. Ngồi ra doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả đánh giá như một công cụ cung cấp phản hồi thông tin cho nhân viên biết được mức độ thực hiện công việc của họ và kích thích, động viên nhân viên có những ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy nỗ lực thực hiện nhiệm vụ.

Để đánh giá cơng việc một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải có nội dung và trình tự thực hiện đánh giá cụ thể:

- Xác định các tiêu chí cơ bản cần đánh giá: phải xác định kỹ năng, lĩnh vực, kết quả cần đánh giá và những yếu tố này có liên hệ như thế nào đến mục tiêu của doanh nghiệp. Các tiêu chí cần đánh giá cũng phải đáp ứng theo nguyên tắc SMART: (Specific) Cụ thể, (Measurable) Đo lường được, (Achievable) Đạt được, (Realistic) Thực tế và (Timebound) Đảm bảo thời gian.

- Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp: có rất nhiều phương pháp để đánh giá thực hiện cơng việc và khó có thể xác định phương pháp nào là tốt nhất, do đó tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp cần xác định phương pháp nào là tối ưu nhất cho từng bộ phận và phù hợp với đơn vị. - Xác định người đánh giá và huấn luyện kỹ năng về đánh giá công việc: để

việc đánh giá mang tính khách quan và có độ chính xác chấp nhận được, doanh nghiệp cần phải phối hợp nhiều bộ phận có cùng mối liên hệ. Để việc đánh giá mang lại hiệu quả cao, người đánh giá cần được huấn luyện về các kỹ năng, quan điểm, nhận thức nhằm tránh tình trạng đánh giá một cách phiến diện, khơng chính xác, khơng cân bằng gây ảnh hưởng xấu đến tâm lí và nhận thức của nhân viên.

- Nhân viên cần phải được biết về tiêu chuẩn, nội dung và phạm vi đánh giá, và hiểu biết được kết quả đánh giá thực hiện công việc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân nhân viên và cả doanh nghiệp.

- Trong quá trình đánh giá cần phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, tránh các quan điểm mang tính cảm tính. Người đánh giá so sánh kết quả đã thực hiện với các tiêu chí đánh giá được giao từ đó phân tích xác định kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty du lịch sài gòn TNHH MTV (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)