Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty du lịch sài gòn TNHH MTV (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGUỒN NHÂN LỰC

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Các yếu tố thuộc mơi trường bên trong và bên ngồi doanh nghiệp có tác động rất lớn đến cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các yếu tố này có thể tác động đến nhiều hướng khác nhau, ở mức độ khác nhau vào những thời điểm khơng giống nhau. Vì vậy, doanh nghiệp phải ln chủ động trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo để tác động kiệp thời, tạo điều kiện để công tác

Cơ cấu hệ thống trả lương Thù lao vật chất Thù lao phi vật chất Thưởng Phụ cấp Phúc lợi

Cơ hội thăng tiến

Điều kiện làm việc Công việc thú vị

đào tạo và phát triển được diễn ra thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.

1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Bao gồm mục tiêu, chính sách, chiến lược của doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài chính, nguồn nhân lực hiện tại và sự thực hiện các chức năng khác của quản trị nhân lực…

Mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp

Đây là vấn đề sống cịn của mỡi doanh nghiệp.Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tùy vào từng giai đoạn, doanh nghiệp muốn mở rộng mơ hình sản xuất hay thay đổi hình thức kinh doanh… thì người lao động phải cần được đào tạo để có thêm những kiến thức phù hợp với những thay đổi đó.

Ngồi ra, những chính sách, triết lý quản lý, quan niệm của người lãnh đạo về quản lý nhân sự trong tổ chức cũng ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có những chính sách tốt quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển thì ngày càng có nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhân tố lãnh đạo.

Đây là nhân tố quyết định đến các chính sách của doanh nghiệp nói chung và chính sách về quản trị nguồn nhân lực nói chung. Ban lãnh đạo sẽ là người đề ra các mục tiêu, chiến lược và các chính sách, định hướng phát triển cho toàn bộ doanh nghiệp. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực cũng giống như các hoạt động quản trị khác, đòi hỏi người lãnh đạo phải nhìn xa trơng rộng và am hiểu về kỹ năng chuyên mơn. Ngồi ra điểm đặc biệt của quản trị nguồn nhân lực là quản trị con người nên yêu cầu nhà quản trị phải hiểu được con người, tâm lí và khéo léo trong cách xử lí mọi việc.

Lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp chính là đối tượng của hoạt động đào tạo và phát triển, trong đó có cả người làm cơng tác đào tạo.Việc đánh giá đúng được năng lực hiện tại cũng như khả năng của nguồn nhân lực sẽ làm cho người lao động đáp ứng được yêu cầu của công việc của tổ chức và đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của bản thân. Vì thế, việc phân tích chất lượng lao động của nguồn nhân lực hiện tại sẽ cho thấy những ai cần được đào tạo. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra mục tiêu đào tạo một cách cụ thể, phù hợp với doanh nghiệp mình.

Xét về trình độ chun mơn, một doanh nghiệp mà có đội ngũ lao động ở trình độ chun mơn thấp thì nhu cầu đào tạo phát triển càng cao. Do tâm lý muốn nâng cao trình độ và thăng tiến hơn trong cơng việc. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động già thì nhu cầu phát triển đội ngũ kế thừa là cần thiết.

Nguồn lực tài chính.

Các hoạt động của quản trị nguồn nhân lực chỉ có thể phát huy hết tác dụng khi được đầu tư một cách đầy đủ, tài chính là một trong số đó. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực cũng cần phải được đầu tư về tài chính cụ thể là cung cấp chi phí cho cơng tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ để hoạt động hiệu quả. Chí phí hạn hẹp sẽ gây khó khăn về lương thưởng phúc lợi cho nhân viên, làm khó khăn cho đội ngũ quản lý trong việc lựa chọn đối tượng đào tạo, phương pháp đào tạo… Do vậy dự tính cho đào tạo và phát triển cũng là một khâu rất quan trọng trong quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1.4.2. Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp.

Chính sách pháp luật của nhà nước:

Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp qui của nhà nước vừa tạo cơ hội, vừa gây ra những áp lực cho doanh nghiệp trong việc đưa ra các chiến lược về nguồn nhân lực. Pháp luật của nhà nước bảo vệ người lao động bằng các quy định về mức

lương, thời gian làm việc và các chế độ an sinh xã hội bắt buộc… các doanh nghiệp phải tuân thủ và thực hiện đúng quy định. Đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cạnh tranh cơng bằng và ngày càng chuẩn hóa các hoạt động theo quy định trong nước và quốc tế để tiến hành hội nhập.

Các yếu tố về kinh tế

Mơi trường kinh tế có tác đơng rất lớn đến nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tốc độ phát triển, tình hình lạm phát… sẽ ảnh hưởng đến sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và cuộc sống của người lao động. Nhà quản trị về nguồn nhân lực phải đặc biệt chú ý những tác động tốt, xấu của các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đế doanh nghiệp trước khi ra quyết định chiến lược.

Mơi trường văn hóa xã hội

Mơi trường văn hóa trong và ngồi doanh nghiệp đều có tác động ít nhiều đến công tác đào tạo của doanh nghiệp nếu như tất cả mọi người trong doanh nghiệp hay xã hội đều coi trọng việc học, nâng cao trình độ hiểu biết thì số lượng lao động mong muốn được học tập sẽ nâng lên nhiều hơn. Họ nỗ lực hơn trong việc đào tạo để có những kiến thức trình độ ngang bằng những người xung quanh; vì thế đào tạo sẽ phát huy được tác dụng.

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ngày nay phát triển hiện đại, điều này đã kéo theo sự thay đổi hàng loạt các hoạt động của tổ chức như thay đổi về dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị; thay đổi cung cách quản lý, tác phong làm việc, cách suy nghĩ và nếp sống của mọi người, tính chất cơng việc.Như vậy có thể thấy khoa học kỹ thuật phát triển không chỉ là sự thay đổi thuần túy của máy móc mà cịn liên quan đến mọi người. Do vậy con người phải cần được đào tạo để ít nhất có thể vận hành được các thiết bị này, sau đó nâng cao kỹ năng quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ, tay nghề cũng như thay đổi thái độ và tác phong làm việc nhằm thích ứng với điều kiện

và cơ chế làm việc mới. Tác động thay đổi tích cực này góp phần kích thích mạnh mẽ người lao động học tập nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc tạo cơ hội cải thiện mức thu nhập của mình.

Các yếu tố văn hóa, xã hội

Công tác quản trị nguồn nhân lực phải ln phù hợp và gắn bó với các yếu tố văn hóa và xã hội của các địa phương, vùng miền, các phong tục tập quán bản địa để tạo môi trường làm việc tốt hơn và thu hút được nguồn nhân tài nhiều hơn.

Tóm lại, đối với mỡi doanh nghiệp thì việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp mình là vơ cùng cần thiết.Phân tích các nhân tố sẽ giúp tìm ra những thuận lợi và khó khăn, những nhân tố thúc đẩy và kềm hãm sự hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố tích cực phát triển và giảm bớt các yếu tố tiêu cực. Đối với hoạt động đào tạo và phát triển cũng vậy, những nhân tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình này. Vì vậy những người làm cơng tác đào tạo phải biết được xu hướng thay đổi của các nhân tố để cải tiến đổi mới các phương pháp cũng như quy trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình cũng như có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty du lịch sài gòn TNHH MTV (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)