Tổng quan về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với công ty cổ phần kids plaza chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Giới thiệu chung

2.1.1. Tổng quan về thị trường

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường FTA, thị trường sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam có doanh số 2,5 tỷ USD hằng năm và tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Đây là miếng bánh triệu đơ cịn mới và nỏng hổi của Việt Nam.

Theo thống kê của Cục dân số, năm 2015, Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 0-4 tuổi; và 4,3 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, chiếm phần đơng dân số cả nước. Nhìn từ khía cạnh kinh doanh, có thể nói Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho các dịch vụ kinh doanh các sản phẩm của bà mẹ và trẻ em.

Cũng theo Công ty Nghiên cứu thị trường FTA, thị trường sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam có doanh số 2,5 tỷ USD hằng năm và ngày càng có triển vọng lớn. Nếu tính chung các loại hàng hóa, dịch vụ giáo dục, y tế, giải trí... dành cho trẻ thì quy mơ thị trường này lên đến hơn 5 tỷ USD/năm. Nghiên cứu cách đây chưa lâu của FTA cho thấy, nhóm ra quyết định mua sản phẩm cho trẻ là những phụ nữ trung niên, độ tuổi từ 30 - 55. Đây là nhóm tuổi khá năng động với 40% đi làm và có cơng việc kinh doanh riêng. Các bà mẹ thường kết hợp mua sắm cho bản thân và gia đình khi đi mua sắm cho con cái nên chợ, siêu thị, cửa hàng thời trang chuyên bán cho bé, mẹ và bé là "điểm đến" của họ.

Đây cũng là xu thế chung của thế giới khi hãng phân tích P&S cũng chỉ ra, thị trường tã bỉm toàn cầu được dự báo đạt 52,7 tỷ USD trong năm 2015, 76,5 tỷ USD vào năm 2022 và đạt mức tăng trưởng CAGR ở mức 5,5% giai đoạn 2016-2022.

Một trong những lý do khiến thị trường dành cho trẻ có quy mơ lớn và tăng trưởng mạnh vì Việt Nam là quốc gia mà hộ gia đình có trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất

tại Đơng Nam Á, trong đó, có đến 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1 - 2 tuổi.

Ngồi ra, chính sự phát triển của tầng lớp trung lưu, đơ thị hóa và gia tăng số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động là yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm tiện lợi như sữa bột, thực phẩm chuẩn bị sẵn cho trẻ, tã....

Dựa vào dự báo toàn cầu cũng như tiềm năng của thị trường nội địa, khơng ít những tên tuổi ở VN đã lấn sân sang ngành hàng mẹ và bé, khiến thị trường tuy còn non trẻ cũng trở nên sôi động.

Trong khi các chuỗi bán lẻ F&B, đồ tiện dụng đang cạnh tranh khốc liệt và khơng ít những tên tuổi đã phải ra đi trong khi thị trường bão hịa thì một ngành hàng mới nổi là bán lẻ các sản phẩm phục vụ bà mẹ và trẻ em đang trở thành miếng bánh ngon cịn nóng hổi của thị trường.

Biểu hiện rõ nhất là gần đây, tốc độ và tần suất khai trương các cửa hàng gắn liền với tên tuổi mới như Con Cưng, BiBo Mart, Kids Plaza...ngày một lớn. Song song đó là hàng loạt những trang web, chủ shop offline và online như Beyeu.com và Foreva.vn (webtretho), Babyhop.. cũng đua nhau ra đời.

Trong đó, kênh phân phối sản phẩm mẹ và bé có thể nói đang có ưu thế thuộc về các chuỗi siêu thị với mặt hàng đa dạng và mức độ phủ kín thị trường thần tốc. Một điều phải thừa nhận rằng, ngành mẹ và bé rất tiềm năng tại thị trường VN. Đã bao giờ bạn đi mua đồ cho trẻ em lại mặc cả? Và tâm lý người tiêu dùng Việt, thường chỉ mặc cả đồ của mình nhưng ít khi mặc cả đồ của con. Bố mẹ Việt thường rất hào phóng, khơng tiếc tiền khi sắm đồ cho con. Trong khi đó, có thể so sánh khơng chỉ ngay tại đơn vị trên mà trên thị trường những shop nhỏ và trên những shop online thì đồ của trẻ em có giá rất đắt, thậm chí nhiều sản phẩm đắt hơn của người lớn.

Theo một chuyên gia trong ngành này, thị trường đồ mẹ và bé ở Việt Nam còn khá nhiều, tiềm năng là rất lớn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những tên tuổi mới xuất hiện khơng phải ít, họat động linh hoạt hơn qua hình thức bán hàng online, trao đổi, diễn đàn và tư vấn qua tổng đài…

Với ngành hàng đồ cho mẹ và bé có đặc thù khơng q bị coi trọng bởi giá cả, thay vào đó là chất lượng sản phẩm thì việc các đơn vị chưa tập trung vào sản xuất để giảm giá thành cũng là điều dễ hiểu. Thị trường còn mới và đầy tiềm năng nên đây sẽ là khoảng thời gian lợi thế cho những người đi đầu.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong lĩnh vực này. 2 năm trở lại đây, nhiều nhãn hàng nổi tiếng quốc tế đã thâm nhập thị trường Việt Nam để cùng nhau hưởng miếng bánh này. Đó là những thương hiệu như thực phẩm Morinaga, Meiji... trong đó nổi bật trên thị trường là siêu thị của Nhật mang tên Soc&Brothers khi đã mở tới siêu thị thứ 5 tập trung hầu hết tại các TTTM lớn ở Việt Nam.

2.1.2. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kids Plaza - Chi nhánh Thành phố Hồ

Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với công ty cổ phần kids plaza chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)