Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở TP HCM (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2.4.1 Lý thuyết thơng tin hữu ích

2.4.1.1 Nội dung lý thuyết

Trong nghiên cứu (Tollerson, 2012), lý thuyết thơng tin hữu ích ra đời với mục tiêu hữu ích về quyết định, cụ thể là định hướng vào việc sử dụng thông tin kế tốn hữu ích để phục vụ cho việc ra quyết định phù hợp. Lý thuyết này được xem là lý thuyết nền tảng để xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo lý thuyết thơng tin hữu ích, thơng tin tài chính được thiết lập dựa trên các giả thiết sau:

- Luôn tồn tại sự mất cân đối về mặt thông tin giữa người lập báo cáo tài chính và người sử dụng thơng tin.

- Nhu cầu của người sử dụng thông tin kế tốn là khơng xác định trước và cần được xác định thông qua các dẫn chứng thực tế.

- Việc đáp ứng thông tin của người sử dụng được thực hiện thơng qua những bên có lợi ích liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Tính hữu ích của thơng tin cần được đánh giá trong mối tương quan lợi ích chi phí khi thực hiện cơng việc kế tốn.

Thơng qua định hướng ra quyết định phù hợp, quan điểm về kế toán đã dịch chuyển từ các nguyên tắc kế tốn sang kết quả của q trình kế tốn mà ở đó thơng tin được cung cấp. Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nên những đối tượng bên ngồi ln có xu hướng dựa vào thơng tin kế tốn như là căn cứ quan trọng cho việc ra quyết định

kinh tế. Do đó, chất lượng thơng tin kế tốn được xây dựng dựa trên nền tảng hữu ích của thơng tin cho các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp trong việc ra quyết định.

2.4.1.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu

Luận văn xây dựng tiêu chuẩn chất lượng TTKT dựa trên sự kết hợp giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, các chuẩn mực này được xây dựng dựa trên nền tảng của lý thuyết thơng tin hữu ích với mục đích chính là cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng, sản phẩm thơng tin cuối cùng cần sử dụng là báo cáo tài chính.

Lý thuyết thơng tin hữu ích làm sáng tỏ mục đích của hoạt động kế toán, là kim chỉ nam cho việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn do hệ thống thơng tin kế tốn cung cấp, tạo ra môi trường lành mạnh về thơng tin kế tốn được đánh giá theo đúng giá trị vốn có của nó, đặc biệt là trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu như hiện nay.

Áp dụng lý thuyết thơng tin hữu ích có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi căn bản việc đánh giá chất lượng thông tin kế tốn của doanh nghiệp. Chất lượng thơng tin kế toán xuất phát từ nhu cầu của đối tượng sử dụng thơng tin, từ đó nhà quản lý cần xem xét, điều chỉnh cách thức sử dụng, vận hành hệ thống thơng tin kế tốn đạt hiệu quả để cung cấp thông tin thật sự hữu ích đối với người sử dụng.

2.4.2 Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh (TOE)

2.4.2.1 Nội dung lý thuyết

TOE là một trong những khung nghiên cứu phổ biến về hành vi chấp nhận công nghệ mới của doanh nghiệp được Tornatzky và Fleischer đưa ra vào năm 1990 (xem hình 2.1). Ý tưởng chung của mơ hình này là sự chấp nhận một công nghệ mới của doanh nghiệp chịu sự chi phối của ba nhóm yếu tố chính: thứ nhất là yếu tố công nghệ như sự có sẵn của cơng nghệ, đặc tính của cơng nghệ đó; thứ hai là yếu tố tổ chức như cấu trúc tổ chức, quy mô tổ chức, đặc điểm của tổ chức cũng như các q trình truyền thơng trong tổ chức đó và cuối

cùng là yếu tố môi trường như đặc tính của ngành, mức độ cạnh tranh trong ngành, sự hỗ trợ của chính phủ, các quy định của chính phủ (Baker, 2012) cụ thể như sau:

- Yếu tố công nghệ: cơng nghệ hiện có của một doanh nghiệp vô cùng

quan trọng trong quá trình ứng dụng bởi vì nó đặt ra giới hạn về phạm vi và tốc độ thay đổi cơng nghệ mà một doanh nghiệp có thể thực hiện. Những thay đổi trong tổ chức để tồn tại với điều kiện bên ngoài là sự thay đổi tạo ra sự gia tăng, tổng hợp hoặc gián đoạn. Sự cải tiến làm thay đổi về sự gia tăng giới thiệu các đặc điểm hoặc phiên bản mới của công nghệ hiện tại, thể hiện mức rủi ro và thay đổi tối thiểu của tổ chức khi áp dụng thay đổi. Sự đổi mới tạo ra thay đổi tổng hợp đại diện cho mức độ thay đổi vừa phải, nơi các ý tưởng hoặc công nghệ hiện tại được áp dụng theo cách mới. Những đổi mới tạo ra thay đổi gián đoạn được gọi là đổi mới cấp tiến, thể hiện sự thay đổi đáng kể từ cơng nghệ hoặc quy trình hiện tại, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra quyết định nhanh chóng để duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh. Do đó, tổ chức phải xem xét kỹ lưỡng loại hình thay đổi tổ chức sẽ được tạo ra khi áp dụng sự đổi mới công nghệ. Một số đổi mới sẽ có tác động đáng kể đến công ty trong khi một số đổi mới chỉ có tác động tương đối nhỏ.

- Yếu tố tổ chức: yếu tố tổ chức đề cập đến các đặc điểm và nguồn lực

của công ty, bao gồm việc kết nối cấu trúc giữa nhân viên, q trình truyền thơng, quy mô công ty và nguồn lực. Cụ thể, cơ cấu tổ chức được nghiên cứu để xác định mối quan hệ của nó với quá trình đổi mới.

- Yếu tố mơi trường: bao gồm cấu trúc của ngành, sự hiện diện cơ sở hạ

tầng công nghệ thông tin và môi trường pháp lý. Các doanh nghiệp đang phát triển nhanh thường có xu hướng đổi mới nhanh hơn. Ngược lại, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã đi vào ổn định

hoặc có hướng suy giảm thì các hoạt động đổi mới khơng rõ ràng nhằm giảm thiểu chi phí. Các cơng ty trả mức lương cao cho lao động lành nghề thường phải liên tục đổi mới thông qua các sáng kiến tiết kiệm lao động. Ngoài ra, quy định của chính phủ có thể mang lại lợi ích hoặc bất lợi cho sự đổi mới.

Hình 2.1: Lý thuyết Cơng nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh

Nguồn: Baker (2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở TP HCM (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)