Cam kết tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở TP HCM (Trang 76)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thiết kế nghiên cứu

3.3.6.3 Cam kết tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán

(Luthans, 2009) đã giải thích rằng có mối quan hệ tích cực giữa cam kết tổ chức và kết quả mong muốn như hiệu quả hoạt động, doanh số cao. (Koskosas et al., 2011) nhận thấy rằng cam kết tổ chức liên quan đến việc ban hành các hành vi

bảo mật thơng tin như các chính sách an ninh mới và các công nghệ mới ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của tổ chức. (Karanja, 2014) chứng minh được có mối quan hệ mạnh mẽ giữa cam kết tổ chức và hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp trong các bộ ngành của chính phủ Kenya. Bên cạnh đó, chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn chịu ảnh hưởng bởi cam kết về tổ chức và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là kết luận của (Syaifullah, 2014), (Indahwati and Afiah, 2014).

Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết H3: Cam kết tổ chức ảnh hưởng tích cực đến

chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn

3.3.6.4 Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn và chất lượng thơng tin kế tốn

Có khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chất lượng thơng tin kế tốn bị ảnh hưởng bởi chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Kết quả nghiên cứu của (Nicolaou, 2000) cho thấy hiệu quả của hệ thống thơng tin kế tốn được đo lường bằng sự hài lòng của người ra quyết định về chất lượng thơng tin kế tốn được tạo ra bởi chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Thêm vào đó, (Salehi et al., 2010) kết luận rằng mục đích của hệ thống thơng tin kế tốn là đưa ra các báo cáo tài chính phục vụ cho người sử dụng, hệ thống thơng tin kế tốn là tăng cường tính chính xác của báo cáo tài chính. (Wongsim and Gao, 2011) cho thấy yếu tố chất lượng thơng tin kế tốn có mối quan hệ tích cực với q trình xử lý hệ thống thơng tin kế tốn. (Onaolapo and Odetayo, 2012) giải thích rằng lợi ích lợi ích của hệ thống thơng tin kế tốn có thể được đánh giá thơng qua các tác động của nó đối với việc cải thiện q trình ra quyết định, chất lượng thơng tin kế tốn, đánh giá hiệu quả hoạt động, kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. (Wongsim and Gao, 2011) cho rằng để đảm bảo chất lượng thông tin khi ứng dụng hệ thống thơng tin kế tốn, điều quan trọng

phải hiểu rõ các thơng số chất lượng thơng tin thích hợp để áp dụng cho hệ thống thơng tin kế tốn.

Có thể nói hệ thống thơng tin kế tốn là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của tổ chức bằng cách tạo điều kiện hoạt động hàng ngày và cung cấp thơng tin hữu ích cho việc quản lý tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc khơng có chất lượng thơng tin kế tốn mà khơng có một hệ thống thơng tin kế tốn có chất lượng (Gelinas and Dull, 2005); (Susanto, 2015).

Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết H4: Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn

ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thơng tin kế tốn

3.4 Nghiên cứu định tính

3.4.1 Thảo luận nhóm

Tác giả tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia sau khi xây dựng được thang đo các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu nhằm điều chỉnh, bổ sung, phát hiện các yếu tố mới. Tác giả tiến hành thảo luận nhóm với chuyên gia là các kế toán trưởng, giám đốc tài chính ở các doanh nghiệp (xem phụ lục I). Tác giả thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn để tiến hành thảo luận, kết quả cuộc thảo luận là cơ sở để tác giả điều chỉnh lại thang đo (xem phụ lục II).

3.4.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm chun gia thì các thành viên đều đồng ý các nhân tố “Cơ cấu tổ chức”, “Văn hóa tổ chức”, “Cam kết tổ chức” ảnh hưởng đến “Chất lượng hệ thống thông tin kế tốn” và “Chất lượng thơng tin kế tốn” bị tác động bởi “Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn” (Phụ lục III). Đồng thời nhóm chuyên gia đề nghị thay đổi nội dung thang đo của “Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn” được thể hiện chi tiết trong bảng 3.6. Mơ hình nghiên cứu vẫn giữ nguyên ban đầu như hình 2.4.

Bảng 3.6: Điều chỉnh nội dung thang đo “Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn”

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Biến

hiệu Thang đo ban đầu Thang đo điều chỉnh

1. Linh hoạt

HE1

Hệ thống thơng tin kế tốn tại công ty anh/chị có khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động

Không thay đổi

HE2

Hệ thống thông tin kế tốn tại cơng ty anh/chị có khả năng đáp ứng với những thay đổi văn bản pháp lý như chuẩn mực, thông tư, luật…

Không thay đổi

2. Hiệu quả HE3

Hệ thống thông tin kế tốn tại cơng ty anh/chị có khả năng xử lý tốt trong thời gian cao điểm

Hệ thống máy tính mà anh/chị đang sử dụng hoạt động với tốc độ xử lý cao, thường xuyên được nâng cấp và bảo dưỡng

3. Chính xác HE4

Hệ thống thơng tin kế tốn tại công ty anh/chị có khả năng hỗ trợ phát hiện sai sót trong q trình nhập liệu

Khơng thay đổi

4. Dễ sử

dụng HE5

Hệ thống thơng tin kế tốn tại công ty anh/chị dễ sử dụng

Không thay đổi

5. An ninh HE6

Hệ thống thông tin kế tốn tại cơng ty anh/chị có những thiết bị dự phịng trong

Tại cơng ty anh/chị, việc sử dụng phần mềm kế toán được phân quyền phụ thuộc

trường hợp khẩn cấp hay gặp sự cố

vào mức độ cơng việc của từng nhân viên kế tốn

6. Truy cập

được HE7

Anh/chị dễ dàng truy cập thông tin cần thiết theo mức độ phân quyền từ hệ thống thơng tin hiện có

Khơng thay đổi

3.5 Nghiên cứu định lượng

3.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi được chia làm 2 phần (Phụ lục IV)

Phần I: Phần thông tin cá nhân bao gồm tên, địa chỉ, nghề nghiệp, loại hình đơn vị cơng tác, lĩnh vực hoạt động của đơn vị đang công tác. Phần này chủ yếu để phân loại và phân tích đối tượng trả lời khảo sát

Phần II: Phần nội dung chính, trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT như mơ hình. Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ như sau: (1) Hoàn tồn khơng đồng ý, (2) Khơng đồng ý, (3) Khơng ý kiến, (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Đối tượng khảo sát: nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp sử dụng hệ thống thơng tin kế tốn

Phạm vi khảo sát: các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Luận văn sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16 dùng để thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA; phần mềm AMOS 16 để phân tích nhân tố khẳng định CFA và mơ hình SEM.

3.5.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Mục đích: đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo; cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm.

Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2012) Cronbach 𝛼 quá lớn (> .95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau. Nếu Cronbach 𝛼 ≥ .60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy.

Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường, hệ số tương quan biến tổng được sử dụng. Trong SPSS sử dụng hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến cịn lại của thang đo (khơng tính biến đang xem xét). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ .30 thì biến đó đạt u cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2012).

3.5.2.2 Kiểm định giá trị thang đo bằng mơ hình EFA

Mục đích: đánh giá sơ bộ các thang đo lường. Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phân tích EFA dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Tiêu chí để đánh giá mối quan hệ giữa các biến là kiểm định Barlett và kiểm định KMO (Nguyễn Đình Thọ, 2012):

- Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I (identify matrix), là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng không và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1. Nếu kiểm định Bartlett có p < 5% thì từ chối giả thuyết ma trận tương quan là ma trận đơn vị, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau.

- Kiểm định KMO dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến với độ lớn của hệ số tương quan riêng phần của chúng. KMO càng lớn thì càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn, KMO ≥ .90: rất tốt; KMO ≥ .80: tốt; KMO ≥. 70: được; KMO ≥ .60: tạm được; KMO ≥ .50: xấu; KMO < .50: không thể chấp nhận được.

Factor Model ) gọi tắt là CFM và mơ hình thành phần chính PCA (Principal Components Analysis Model).

Khác nhau cơ bản giữa hai phương pháp này là Communality đưa vào trong phép trích. Trong PCA phần Communality đưa vào cho các biến đo lường bằng 1, nghĩa là đưa toàn bộ (100%) phương sai của biến đo lường Xi vào phân tích, với mục tiêu là làm sao trích được nhiều nhất phương sai các biến Xi. Trong CFM chỉ chọn phần Commuality để đưa vào và nó ln nhỏ hơn 1 và cô lập phần riêng và sai số, với mục tiêu là giải thích tốt nhất hiệp phương sai giữa các biến Xi.

PCA cùng với phép quay vng góc, thường là Varimax được sử dụng khi muốn trích được nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất để phục vụ cho mục tiêu dự báo tiếp theo. Trong phép quay vng góc, sau khi quay trục của các nhân tố vẫn ở vị trí vng góc với nhau. Phương pháp CFM, cụ thể là PAF với phép quay khơng vng góc, thường là Promax phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn. Trong phép quay khơng vng góc, sau khi quay trục của các nhân tố khơng cịn vng góc với nhau nữa mà chúng ở vị trí phù hợp nhất: trọng số nhân tố của các biến đo lường sẽ tối đa ở trục nhân tố chúng đo lường và tối thiểu ở các trục cịn lại (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Vì vậy, luận văn sử dụng phương pháp CFM để đánh giá thang đo lường.

Để đánh giá thang đo trong EFA cần xem xét trọng số nhân tố và tổng phương sai trích:

Một là, trọng số nhân tố của biến Xi trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó khơng đo lường phải thấp. Cụ thể trọng số nhân tố biến Xi (nhân tố A tác động vào Xi) phải cao ở mức độ mà phần chung phải lớn hơn hoặc bằng phần riêng và sai số. Trong thực tiễn nghiên cứu trọng số 𝜆𝑖 ≥ .50 là giá trị chấp nhận.

Hai là, chênh lệch trong số 𝜆𝑖𝐴− 𝜆𝑖𝐵 < .30 là giá trị thường được các nhà nghiên cứu chấp nhận.

Ba là, tổng phương sai trích TVE thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số.

3.5.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Mục đích: phân tích CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm xác định xem số lượng nhân tố và các biến đo lường trên các nhân tố đó có phù hợp với mơ hình lý thuyết đã được thiết lập trước đó hay khơng.

Phương pháp sử dụng trong phân tích nhân tố khẳng định CFA là Chi-Square (CMIN), Chi-Square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh (CFI_Comparative Fit Index), chỉ số Tucker & Lewis (TLI_Tucker & Lewis Index), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mơ hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-Square có P-value >0.05; các giá trị TLI, CFI ≥ 0.9; CMIN/df ≤ 2; RMSEA ≤ 0.08 (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

Các đánh giá trong CFA gồm:

(1) Đánh giá độ tin cậy của thang đo: độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số tin cậy tổng hợp, tổng phương sai trích được, hệ số Cronbach’s Alpha. Trong đó, chỉ tiêu hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích được từ 0.5 trở lên mới đạt yêu cầu, biến quan sát nào có hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn 0.3 là không phù hợp, sẽ bị loại và với những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên được lựa chọn.

(2) Tính đơn hướng/đơn nguyên: mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường là điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng, trừ trường hợp các sai số của các biến quan sát có tương đương với nhau (Steenkamp & Van Trijp, 1991)

(3) Giá trị hội tụ: (Anderson and Gerbing, 1988) đưa ra trọng số chuẩn hóa của thang đo lớn hơn 0.5 và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% thì các khái niệm đạt giá trị hội tụ.

(4) Giá trị phân biệt: có thể kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm trong mơ hình tới hạn (saturated model) – mơ hình mà các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau. Có thể thực hiện kiểm định hệ số tương quan xét trên phạm vi tổng thể giữa các khái niệm có thực sự khác biệt so với 1 hay khơng. Nếu nó thực sự khác biệt thì các thang đo đạt được giá trị phân biệt.

3.5.2.4 Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM

Mục đích: phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu đã đề xuất. Mơ hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (một khái niệm được đo lường dựa trên nhiều biến quan sát) với nhau.

3.6 Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu

3.6.1 Phương pháp chọn mẫu

Để xác định được quy mô mẫu đại diện cho tổng thể, có hai cách tiếp cận là (1) theo phương pháp thống kê mơ tả và (2) theo mơ hình định lượng lựa chọn của nghiên cứu (Đinh Phi Hổ, 2014)

(1) Phương pháp thống kê mô tả: cơ sở của việc chọn mẫu được xác định theo công thức 𝑛 = 𝑁 1 + 𝑁(𝑒)2 Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định N: tổng thể

e: mức độ chính xác mong muốn (mức sai sót 0,05 hay mức độ tin cậy 95%)

(2) Mơ hình định lượng: chủ yếu là mơ hình phân tích nhân tố khám phá và hồi quy

Mơ hình nhân tích khám phá: kích thước mẫu dược xác định dựa vào

𝑛 = ∑ 𝑘𝑃𝑗

𝑡

𝑗=1

Mức tối thiểu: 50

Pj: số biến quan sát của thang đo thứ j (j = 1 đến t)

k: tỷ lệ của số quan sát so với biến quan sát (5/1 hoặc 10/1) Nếu n < 50, chọn n = 50, nếu n >50, chọn quy mô mẫu là n.

Mơ hình hồi quy: tùy theo dạng dữ liệu sử dụng mà có cách xác định quy mơ mẫu khác nhau

- Nếu dữ liệu là dạng số liệu theo chuỗi thời gian, quy mô mẫu được xác định là: n – k >20; với k là số biến độc lập của mơ hình

- Nếu dữ liệu là dạng số liệu chéo, quy mô mẫu được xác định là: n ≥ 50 + 8k; với k là số biến độc lập của mơ hình

3.6.2 Thiết kế mẫu

Luận văn tiếp cận cách xác định quy mơ mẫu theo mơ hình phân tích nhân tố khám phá với tổng mẫu là 240, tỷ lệ k là 5/1; mơ hình có tất cả năm thang đo, trong đó

- Thang đo “cam kết tổ chức” có 6 biến quan sát - Thang đo “văn hóa tổ chức” có 8 biến quan sát - Thang đo “cơ cấu tổ chức” có 4 biến quan sát

- Thang đo “chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn” có 7 biến quan sát - Thang đo “chất lượng thơng tin kế tốn” có 5 biến quan sát

𝑛 = 5 × (6 + 8 + 4 + 7 + 5) = 150

Tổng bảng câu hỏi phát ra là 240, số bảng thu về là 227, trong đó số bảng câu hỏi trả lời hợp lệ là 200, tương ứng với tỷ lệ hồi đáp là 83,33%. Vậy với tổng biến quan sát là 30, luận văn thu thập dữ liệu trên quy mô mẫu là 200 mẫu và được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở TP HCM (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)