Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở TP HCM (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6 Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu

3.6.1 Phương pháp chọn mẫu

Để xác định được quy mơ mẫu đại diện cho tổng thể, có hai cách tiếp cận là (1) theo phương pháp thống kê mơ tả và (2) theo mơ hình định lượng lựa chọn của nghiên cứu (Đinh Phi Hổ, 2014)

(1) Phương pháp thống kê mô tả: cơ sở của việc chọn mẫu được xác định theo công thức 𝑛 = 𝑁 1 + 𝑁(𝑒)2 Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định N: tổng thể

e: mức độ chính xác mong muốn (mức sai sót 0,05 hay mức độ tin cậy 95%)

(2) Mơ hình định lượng: chủ yếu là mơ hình phân tích nhân tố khám phá và hồi quy

Mơ hình nhân tích khám phá: kích thước mẫu dược xác định dựa vào

𝑛 = ∑ 𝑘𝑃𝑗

𝑡

𝑗=1

Mức tối thiểu: 50

Pj: số biến quan sát của thang đo thứ j (j = 1 đến t)

k: tỷ lệ của số quan sát so với biến quan sát (5/1 hoặc 10/1) Nếu n < 50, chọn n = 50, nếu n >50, chọn quy mơ mẫu là n.

Mơ hình hồi quy: tùy theo dạng dữ liệu sử dụng mà có cách xác định quy mô mẫu khác nhau

- Nếu dữ liệu là dạng số liệu theo chuỗi thời gian, quy mô mẫu được xác định là: n – k >20; với k là số biến độc lập của mơ hình

- Nếu dữ liệu là dạng số liệu chéo, quy mô mẫu được xác định là: n ≥ 50 + 8k; với k là số biến độc lập của mơ hình

3.6.2 Thiết kế mẫu

Luận văn tiếp cận cách xác định quy mơ mẫu theo mơ hình phân tích nhân tố khám phá với tổng mẫu là 240, tỷ lệ k là 5/1; mơ hình có tất cả năm thang đo, trong đó

- Thang đo “cam kết tổ chức” có 6 biến quan sát - Thang đo “văn hóa tổ chức” có 8 biến quan sát - Thang đo “cơ cấu tổ chức” có 4 biến quan sát

- Thang đo “chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn” có 7 biến quan sát - Thang đo “chất lượng thơng tin kế tốn” có 5 biến quan sát

𝑛 = 5 × (6 + 8 + 4 + 7 + 5) = 150

Tổng bảng câu hỏi phát ra là 240, số bảng thu về là 227, trong đó số bảng câu hỏi trả lời hợp lệ là 200, tương ứng với tỷ lệ hồi đáp là 83,33%. Vậy với tổng biến quan sát là 30, luận văn thu thập dữ liệu trên quy mô mẫu là 200 mẫu và được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quá trình thực hiện gồm hai bước:

- Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính với kỹ thuật phỏng vấn nhóm chuyên gia nhằm bổ sung và hiệu chỉnh thang đo ban đầu cho các biến quan sát.

- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát với 200 bảng câu hỏi hợp lệ. Sau đó dữ liệu được xử lý và phân tích bằng Excel và phần mềm SPSS và Amos nhằm phân tích nhân tố, kiểm định thang đo và kiểm định sự phù hợp của mơ hình.

Từ hai bước nghiên cứu trên sẽ làm nền tảng để kiểm định các giả thuyết và trình bày kết quả phân tích dữ liệu trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở TP HCM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)