Lược khảo các mơ hình nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc đến kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử (Trang 29 - 34)

Kết quả cơng việc là một yếu tố rất có giá trị đối với một tổ chức, bởi nó đo lường được tính hiệu quả đối với việc vận hành của tổ chức. Điều này chỉ có thể đạt được nếu kết quả công việc phát triển dựa theo khuynh hướng một cách tích cực. Nếu nhân viên làm việc trong cơng ty khơng phát huy được những khả năng có thể có của bản thân và khơng được cung cấp một mơi trường làm việc tốt, có chất lượng thì sẽ làm ảnh hưởng khơng tốt đến kết quả công việc chung của tổ chức.

Hiện nay, những mơ hình nghiên cứu về kết quả cơng việc khơng phải là ít. Tất cả các nghiên cứu đều hướng đến mục tiêu nâng cao kết quả công việc của nhân viên, tuy nhiên đối với kết quả công việc bị tác động đồng thời bởi yếu tố năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn trong cơng việc thì chưa có nghiên cứu nào trong và ngoài nước đã và đang thực hiện. Lượt sơ các cơng trình nghiên cứu

2.5.1. Mơ hình nghiên cứu Fred Luthans & Bruce J. Avolio, 2007

Nghiên cứu “Đo lường năng lực tâm lý tích cực và mối quan hệ với kết quả và sự thỏa mãn” (Luthans &cộng sự, 2007). Nghiên cứu này tập trung điều tra những

dữ liệu liên quan đến các cấu trục cốt lõi của năng lực tâm lý, và mối quan hệ tác động của từng yếu tố cá nhân đó như là một yếu tố tích cực tác động đến kết quả công việc và sự thỏa mãn trong công việc. Nghiên cứu chia làm 2 phần, phần 1 nghiên cứu cung cấp tư liệu hỗ trợ cho bảng khảo sát đo lường thiết kế cho 4 yếu tố thành phần cũng như là nhân tố tổng hợp – năng lực tâm lý. Kết quả của phần 2 chỉ ra rằng, mối quan hệ tác động của nhân tố tổng hợp của 4 yếu tố thành phần tác động đến sự thỏa mãn trong công việc và kết quả công việc. Kết quả nghiên cứu của phần 2 còn chỉ ra rằng nhân tố tổng hợp sẽ có tác động tích cực mạnh hơn đối với sự thỏa mãn trong công việc và kết quả công việc hơn là những nhân tố thành phần.

Theo nghiên cứu của Luthans & Avolio, 2007 thì mục đích chính của bài nghiên cứu nằm ở phát triển tính kết quả cơng việc, nhân viên làm việc với những đặc điểm thuộc về năng lực tâm lý có thể hài lịng với cơng việc của họ và người quản lý, dẫn dắt họ. Một cách tổng quát hơn, thì người lao động – những người có sự tự ý thức về năng lực tâm lý có thể tìm thấy một cách biểu hiện khác của sự thỏa mãn bằng hình

thức khác liên quan đến sự hiệu quả trong cơng việc. Sự hiệu quả đó có khả năng bao gồm cả 2 thuộc tính là sự tạo động lực và kế hoạch để củng cố vị trí trong cơng việc. (có thể xem thêm nghiên cứu Youssef & Luthans, 2007)

Nguồn: Fred Luthans và cộng sự (2007)

Mơ hình của Luthans và cộng sự (2007) đã chỉ ra mối quan hệ sau khi đo lường khảo sát nghiên cứu đề xuất - đo lường mối quan hệ tác động của Năng lực tâm lý đối với kết quả công việc và sự thỏa mãn công việc. Nhân tố tổng hợp “Năng lực tâm lý” bao gồm 4 yếu tố thành phần (1) Sự hy vọng (2) Khả năng thích nghi (3) sự lạc quan và (4) sự hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dạng cấu trúc tâm lý tích cực khác có thể có và được ưa dùng, sử dụng trong tương lai. Việc xác định 4 yếu tố thường hay gặp nhất tại thời điểm nghiên cứu về mặt cấu trúc và thực nghiệm đã được chứng minh phù hợp để cấu tạo nên giá trị cốt lõi của năng lực tâm lý.

2.5.2. Mơ hình Tho D. Nguyen and Trang T. M. Nguyen, 2011

Nghiên cứu “Năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, chất lượng cuộc sống của nhân viên thị trường: nghiên cứu tại Việt Nam” (Tho D. Nguyen & cộng

sự, 2011). Nghiên cứu dựa trên mẫu khảo sát 364 nhân viên thị trường trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu tập trung nghiên cứu vào mối quan hệ của Năng lực tâm lý và kết quả công việc, năng lực tâm lý và chất lượng cuộc sống công việc; mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống và kết quả công việc, chất lượng cuộc sống

Năng lực tâm lý Kết quả công việc Thỏa mãn công việc Hy vọng Thích nghi Lạc quan Tự tin

cơng việc và chất lượng cuộc sống. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được các giả thuyết nghiên cứu là đúng.

Nguồn: Nguyen & Nguyen, 2011

Kết quả này được người nghiên cứu có một số kết luận liên quan đến nhiều sự tác động, thiên về lý thuyết và bổ trợ cho những giải pháp mang tính chất thực tiễn. Những khẳng định lợi ích của việc hội nhập giữa đời sống cơng việc và cuộc sống – là một trong những khai phá mang tính chất cốt lõi; vì sự tác động của năng lực tâm lý bây giờ được sử dụng để đánh giá đồng nhất chất lượng cuộc sống của người lao động nói chung bao gồm cả chất lượng cuộc sống trong công việc và chất lượng cuộc sống bên ngồi.

Kết quả cơng việc trong nghiên cứu này được rút ra từ sự tự đánh giá (self assessment); sự tự đánh giá này bị chỉ trích như kém chuẩn xác hơn với những biện pháp tiêu chuẩn đo lường được; nó vẫn có giá trị khi được đảm bảo hoặc mang tính chất cá biệt mà khơng cần phải nói lên những thuận lợi khi áp dụng phương pháp này; tùy vào mục đích và những nghiên cứu cho những thị trường riêng biệt cũng như đặc thù của nghiên cứu này. Chính vì thế, giả thiết nghiên cứu xác định chất lượng cuộc sống công việc bao gồm một tổ hợp những nhu cầu mà con người cần khi làm việc tại nơi làm việc; bao gồm 3 yếu tố thành phần. Biến độc lập – chất lượng cuộc sống công việc, theo Tho D. Nguyen & Trang T. M. Nguyen (2011) được đo lường bằng các biến quan sát cụ thể như hình 2.3

Năng lực tâm lý Kết quả công việc Chất lượng cuộc sống công việc Chất lượng cuộc sống

Nguồn: Tho D. Nguyen and Trang T. M. Nguyen (2011)

2.5.3. Mơ hình Hosmani, Shambhushankar, 2014

Nghiên cứu “Sự tác động của chất lượng cuộc sống công việc trên kết quả công

việc, nghiên cứu nhân viên bộ phận Secunderabad của đường sắt Trung Nam India”

(Hosmani & cộng sự, 2014). Nghiên cứu dựa trên thành quả của những nghiên cứu trước đây để đánh giá chất lượng cuộc sống trong cơng việc có tác động như thế nào đến kết quả công việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng cao về chất lượng cuộc sống cơng việc vì nó giúp tăng cường hiệu suất cơng việc của nhân viên và kết quả hoạt động của tổ chức.

Nguồn: Hosmani & Shambhushankar, 2014

Chất lượng cuộc sống công việc

(Quality life of work)

Nhu cầu tồn tại (Survival needs) Nhu cầu thuộc về (Belonging needs)

Nhu cầu hiểu biết (Knowledge needs)

Hình 2.3 Các yếu tố thành phần Chất lượng cuộc sống cơng việc

Hình 2.4 Mơ hình Hosmani, Shambhushankar, 2014

Chất lượng cuộc

sống công việc Kết quả công việc

Phúc lợi Đào tạo Cơ hội nghề nghiệp Điều kiện về an tồn

2.5.4. Mơ hình nghiên cứu Saeed Mortazavi và cộng sự, 2012

Nghiên cứu “Vai trò của năng lực tâm lý đối với chất lượng cuộc sống công việc

và kết quả công việc” (Saeed & cộng sự, 2012). Nghiên cứu đề cập đến giá trị cốt lõi

để nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc, kết quả trong công việc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chất lượng cuộc sống trong cơng việc. Trong đó, năng lực tâm lý là một trong những yếu tố cốt lõi để xây dựng nên chất lượng cuộc sống trong công việc. Nghiên cứu này đề cập đến mối quan hệ và sự tác động của năng lực tâm lý trên yếu tố chất lượng cuộc sống công việc dẫn đến kết quả công việc của nhân viên trong lĩnh vực sức khỏe.

Nghiên cứu kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước đây Luthans & cộng sự (2008), Koonmee & cộng sự (2010) để chứng minh mối quan hệ tuyến tình giữa các yếu tố thành phần. Mơ hình nghiên cứu cụ thể như sau:

Nguồn: Dr.Saeed Mortazavi và cộng sự, 2012

Nghiên cứu được thực hiện tại 4 bệnh viện lớn tại thành phố Mashha, dựa trên mẫu 207 nhân viên y tế, chia thành 2 lần khảo sát. Kết quả nghiên cứu càng khẳng định sự tương quan tuyến tính giữa các thành phần là có tồn tại. Từ nghiên cứu này, họ đã chi trả thêm khoản chi phí để kiểm tra những giả định đã chứng minh có thể giúp cho nhà quản lý có thể mở rộng tăng cường vốn năng lực tâm lý trong cấu trúc tổ chức của họ và cải thiện chất lượng cuộc sống công việc và sau cùng là đến kết quả công việc của từng cá nhân.

Năng lực tâm lý

 Tự tin

 Lạc quan

 Hi vọng

 Thích nghi

Chât lượng cuộc sống công việc

 Nhu cầu cơ bản

 Nhu cầu gắn kết

 Nhu cầu hiểu biết

Kết quả cơng việc

2.5.5. Mơ hình nghiên cứu Omar Durrah & cộng sự , 2016

Nghiên cứu “Vai trị của năng lực tâm lý tích cực đối với kết quả cơng việc: vai

trò trung gian là sự thỏa mãn công việc” (Omar Durrah & cộng sự, 2016). Nghiên

cứu làm rõ mối quan hệ giữa năng lực tâm lý và sự thỏa mãn trong công việc, kết quả công việc; nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học Philadelphia và Jordan. Hơn nữa, nghiên cứu xác định sự thỏa mãn trong công việc là một giá trị trung gian dựa trên mối quan hệ giữa Năng lực tâm lý và kết quả công việc. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được mức độ của năng lực tâm lý, sự thỏa mãn trong công việc và kết quả cơng việc có một mức độ cao hơn đối với những giảng viên đại học.

Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu khảo sát là 8 bộ phận thuộc trường đại học Philadelphia, trong đó có hơn 110 giảng viên làm việc tại đây tham gia khảo sát. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để chạy dữ liệu và kết quả khảo sát cho thấy tồn tại những mối quan hệ giả định đã được đưa ra.

Nguồn: Omar Durrah & cộng sự, 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc đến kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)