Kiểm định bằng mơ hình hóa cấu trúc tuyến tính SEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc đến kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử (Trang 67)

Những thang đo trong mơ hình lý thuyết của nghiên cứu này đã được đánh giá và cho kết quả bằng phương pháp kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). SEM cho phép các nhà nghiên cứu khám phá những sai số đo lường và hợp nhất những khái niệm trừu tượng và khó phân biệt. Nó khơng chỉ liên kết lý thuyết với dữ liệu, nó cịn đối chiếu lý thuyết với dữ liệu (Fornell, 1982, trích từ Nguyen, 2002).

4.7.1. Kiểm định mơ hình lý thuyết chính thức

Mơ hình lý thuyết chính thức sau khi điều chỉnh được trình bày trong hình 4.3 dưới đây. Có 4 khái niệm nghiên cứu trong mơ hình: Năng lực tâm lý (PC), Chất lượng cuộc sống công việc (QL), Sự thỏa mãn công việc (JS) và kết quả cơng việc (JP)

Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mơ hình này có giá trị thống kê Chi – bình phương là 728.396 với 243 bậc tự do, giá trị P = 0.000. Nếu điều chỉnh theo bậc tự do có CMIN/df = 2.998 < 3, đạt yêu cầu cho độ tương thích. Các chỉ tiêu khác như TLI = 0.907 > 0.9, CFI = 0.918 > 0.9, RMSEA = 0.07 < 0.08 đạt yêu cầu. Vì vậy có thể kết luận mơ hình phù hợp với dữ liệu thị trường. (Xem hình 4.3).

Hình 4.3 Kết quả SEM chuẩn hóa mơ hình lý thuyết (Nguồn: tác giả)

4.7.2. Kiểm định giả thuyết

Các giả thuyết đưa ra ở chương 2 sẽ được kiểm định bằng các xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên cứu. Kết quả thể hiện ở bảng sau (bảng 4.9)

Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy mối quan hệ đưa ra đều có ý nghĩa về mặt thống kê (Giá trị P<0.05). Đồng thời các mối quan hệ từ H1 đến H5 đều có quan hệ đồng biến (hệ số chuẩn hóa >0). Do đó các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra tại chương 2 đều được chấp nhận. (Phụ lục 8).

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mơ hình (chuẩn hóa)

Giả Thuyết

Mối quan hệ nghiên cứu

Ước

lượng S.E. C.R. p-value 1-r 1-r^2

H1 QL <--- PC 0.402 0.0368 16.2542 0.0000 0.598 0.402 H2 JS <--- PC 0.06 0.0142 66.1349 0.0000 0.94 0.06 H3 JP <--- PC 0.134 0.0212 40.7703 0.0000 0.866 0.134 H4 JP <--- JS 0.321 0.0329 20.6536 0.0000 0.679 0.321 H5 JP <--- QL 0.342 0.0339 19.3906 0.0000 0.658 0.342

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ tác giả

Như vậy, các chỉ tiêu về hệ số tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, giá trị liên hệ lý thuyết đều đạt, ngoại trừ tính đơn hướng (có sự tương quan giữa các hệ số đo lường). Tuy nhiên, rất hiếm các mơ hình đo lường nào đạt được tất cả các u cầu trên. Vì vây, mơ hình vẫn có thể sử dụng khi thang đo khơng đạt được tính đơn hướng, hay nói cách khác mơ hình đo lường của nghiên cứu này vẫn đạt yêu cầu.

Bảng 4.10 cho thấy hiệu quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tổng hợp của các biến trong mơ hình lên các biến phụ thuộc trong mơ hình lý thuyết.

Bảng 4.10 Hiệu quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu

Cách thức tác động Năng lực tâm lý Sự thỏa mãn công việc Chất lượng cuộc sống công việc Kết quả công việc Sự thỏa mãn công việc Trực tiếp .057 .000 .000 Gián tiếp .000 .000 .000 Tổng hợp .057 .000 .000 Chất lượng cuộc sống công việc Trực tiếp .569 .000 .000 Gián tiếp .000 .000 .000 Tổng hợp .569 .000 .000

Kết quả công việc Trực tiếp .207 .521 .373 Gián tiếp .242 .000 .000 Tổng hợp .449 .521 .373

Từ bảng 4.10 tác giả thống kê ở trên ta thấy có 3 yếu tố tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê lên Kết quả cơng việc thì Sự thỏa mãn cơng việc có tác động mạnh nhất (β = 0.521), kế đến là Năng lực tâm lý (β = 0.449), cuối cùng là Chất lượng cuộc sống công việc (β = 3.373). Điều này thể hiện được đối với Kết quả cơng việc thì Sự thỏa mãn cơng việc đặc biệt ảnh hưởng lớn và đóng vai trị quan trọng nhất.

Chất lượng cuộc sống bị tác động bởi yếu tố Năng lực tâm lý thế hiện qua hệ số β = 0.569

Sự thỏa mãn cơng việc thì bị tác động của yếu tố năng lực tâm lý (hệ số β = 0.057).

4.7.3. Kiểm định mơ hình lý thuyết bằng Bootstrap

Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trị là đám đơng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Kiểm định này giúp đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mơ hình đánh giá. Bằng cách kiểm định xem các hệ số hồi quy trong mơ hình SEM có được ước lượng tốt không. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N = 500. Kết quả ước lượng được tính trung bình kèm theo độ lệch (Bias) được trình bày trong bảng 4.11.

Bảng 4. 11 Kết quả ước lượng Bootstrap với N=500 Mối quan hệ Mối quan hệ

nghiên cứu SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR

QL <--- PC 0,039 0,001 0,566 -0,003 0,002 -1,50 JS <--- PC 0,054 0,002 0,057 0,000 0,003 0,00 JP <--- PC 0,050 0,002 0,205 -0,002 0,002 -1,00 JP <--- JS 0,037 0,001 0,518 -0,003 0,002 -1,50 JP <--- QL 0,046 0,002 0,376 0,002 0,002 1,00

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ tác giả

Các thang đo đều có CR ≤ 2, có nghĩa độ chệch là rất nhỏ, khơng có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Như vậy, ước lượng trong mơ hình có thể tin cậy được.

Tóm tắt Chương 4

Kết quả kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Kết quả cơng việc và mơ hình nghiên cứu đã được trình bày trong chương 4 với các nội dung: Mô tả mẫu khảo sát, đánh giá thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số EFA, kiểm định khẳng định CFA, kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng cấu trúc nghiên cứu tuyến tính SEM, kiểm định giả thuyết, kiểm định mối quan hệ, kiểm định bootstrap. Sau khi phân tích, các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy và có giá trị theo mơ hình lý thuyết đã đè xuất và phù hợp với dữ liệu thị trường.

Chương 5 sẽ thảo luận tiếp về kết quả nghiên cứu, kiến nghị và một số hàm ý áp dụng cho các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn Tp.HCM qua đó tăng cường kết quả cơng việc trong môi trường công việc hiện tại.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Giới thiệu

Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc đến kết quả công việc của các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn Tp.HCM. Chương 5 sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu và một số đề xuất dựa trên chính kết quả này, trình bày đóng góp của đề tài cũng như một số giới hạn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu này, tác giả được trang bị thêm nhiều kiến thức nền tảng về năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc và kết quả công việc. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tác giả được chi tiết hóa các phương pháp nghiên cứu khoa học thông qua 1 đề tài nghiên cứu và cập nhật những kiến thức nền tảng đã được trang bị ở trên phù hợp với xu thế hiện tại.

Đề tài nghiên cứu kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, kế thừa thang đo của những nghiên cứu đã được thừa nhận đồng thời phát triển và chỉnh sửa thang đo phù hợp với thực trạng hiện tại và phù hợp với mẫu khảo sát. Việc xác định mơ hình nghiên cứu dựa trên mơ hình nghiên cứu gốc đã phần nào khẳng định được những giả thuyết nghiên cứu trước vẫn phù hợp đối với bối cảnh kinh tế mở, công nghệ hiện đại và đối tượng khảo sát là nhân viên làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn Tp.HCM.

Thảo luận về kết quả nghiên cứu tập trung vào 3 vấn đề: sự thay đổi của thang đo trong đo trong quá trình khảo sát, kiểm định mơ hình lý thuyết, mức độ tác động khác nhau của các yếu tố thành phần khác nhau

a. Về thang đo

- Thang đo chất lượng cuộc sống cơng việc có sự thay đổi

 Nhóm chuyên gia điều chỉnh, bỏ bớt một biến quan sát Q6 (tôi được ghi nhận trong công việc) được điều chỉnh vào trong q trình thảo luận tay đơi do chuyên gia tham gia phỏng vấn là những người chuyên tương tác với nhu cầu

và những đòi hỏi cần thiết của người lao động; biến quan sát bị bỏ bớt vì trùng lắp ý với 1 biến quan sát của sự thỏa mãn cơng việc; ghi nhận góp ý của chuyên gia và đối chiếu với thang đo gốc trong mơ hình gốc, tác giả nhận thấy mơ hình gốc khơng khơng có yếu tố thành phần sự thỏa mãn cơng việc nên biến quan sát này vẫn có ý nghĩa trong thang đo gốc. Theo đó, tác giả thực hiện loại biến và đạt được hệ số tin cậy Cronback Alpha cao, đạt yêu cầu.

 Nhóm chuyên gia thêm vào một biến quan sát QL4 (Khu vực làm việc của tôi đảm bảo tất cả các điều kiện về an toàn thể chất), biến quan sát được đưa vào thang đo cho ra kết quả kiểm định độ tin cậy cao. Nhóm chuyên gia là những người có kinh nghiệm và có nhiệm vụ ghi nhận nhu cầu cần thiết của nhân viên; vì thế biến quan sát được đưa vào phù hợp cũng là điều dễ hiểu.

 Ngồi ra, trong khảo sát định tính cịn gộp biến quan sát Q7 (tôi cảm thấy rằng công việc hiện tại của tôi cho phép tôi nhận ra tồn bộ tiềm năng của mình) và biến quan sát Q8 (cơng việc của tơi giúp tôi phát triển sự sáng tạo của bản thân) vì người phỏng vấn cho rằng mơi trường thương mại điện tử có sự phát triển năng lực sáng tạo là điều phải có và nó thuộc về khả năng của cá nhân.

Sau khi thực hiện điều chỉnh và mang đi khảo sát thực tế, kết quả kiểm định thang đo sau khi được điều chỉnh cho thành phần chất lượng cuộc sống cho thấy có hệ số tin cậy cao, thang đo có sự phân biệt và phù hợp với mơ hình lý thuyết.

- Thang đo năng lực tâm lý có sự điều chỉnh so với thang đo gốc:

 Chuyên gia đề nghị gộp 3 biến quan sát P5 (trong những giai đoạn bất ổn, tôi thường mong đợi vào những điều tốt đẹp nhất), biến quan sát P6 (tôi luôn mong đợi tất cả mọi thứ đi theo cách của tôi) và biến quan sát P7 (nói chung, tơi hy vọng những điều tốt đẹp xảy ra với tôi hơn là những điều xấu) thành một biến quan sát PC5 (Nói chung, tơi hy vọng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra) vì nhóm chun gia được làm việc trong môi trường thực tiễn cho rằng môi trường thương mại điện tử yếu tố quan trọng nhất đo lường và quyết định sự

tăng trưởng và sức bật của doanh nghiệp là “số”, tất cả mọi thứ đều đo lường bằng “lượng” truy cập và tỷ lệ số thế nên những biến quan sát P5, P6, P7 có thể gộp lại thành một yếu tố đo lường mang tính tích cực về mong đợi theo khuynh hướng chung, những biến này đo lường riêng sẽ gây nhầm lẫn và rất khó hiểu với nhân viên trong lĩnh vực này.

 Chuyên gia đề nghị gộp biến quan sát P9 (có rất nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề mà tôi đang đối mặt hiện nay) và biến quan sát P10 (tơi có thể nghĩ ra nhiều cách để đạt được mục tiêu hiện tại của tơi) thành biến PC7 (tơi có thể giải quyết vấn đề theo cách này hoặc cách khác để đat mục tiêu của tơi), nhóm chun gia cho rằng biến quan sát P9 có hàm chứa ý trong biến quan sát P10 khi phân tích vào ý nghĩa của biến quan sát; đối với bảng khảo sát được đem đi khảo sát là đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử thì đáp viên sẽ hiểu hai biến quan sát này là một và sẽ làm kết quả khảo sát mất ý nghĩa. Ngồi ra, trong q trình phỏng vấn, chuyên gia có gợi ý nên lược bỏ bớt biến quan sát này vì mơi trường thương mại trực tuyến này vấn đề quan trọng nhất là nhóm, việc đáp viên có thể thích nghi và thực hiện cơng việc của mình hồn tồn phải có sự hỗ trợ nên loại hình tâm lý cá nhân này có vẻ khơng thực sự cần thiết tồn tại trong cá nhân làm việc trong tổ chức thuộc lĩnh vực này. Xét thấy ý nghĩa của biến quan sát vẫn cần kiểm chứng nên tác giả thực hiện gộp biến quan sát theo yêu cầu của nhóm chuyên gia.

 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo trong khảo sát định lượng yêu cầu loại thêm biến PC7 (tơi có thể giải quyết vấn đề theo cách này hoặc cách khác để đat mục tiêu của tôi) và biến PC9 (Tôi cởi mở với đồng nghiệp của tôi). Kết quả kiểm định chứng minh nhận định của chuyên gia về biến quan sát PC7 là phù hợp, thực nghiệm khảo sát chứng minh rằng loại bỏ biến là cần thiết. Sau khi có kết quả kiểm định loại bỏ biến PC9, tác giả tham vấn nhóm chuyên gia về biến quan sát này, nhóm chuyên gia cho rằng biến PC9 đo lường một loại năng lực mà trong thời đại hiện nay có thể là một hình thức

của kinh nghiệm và rèn luyện, khơng hẳn là một loại năng lực cá nhân. Sau khi loại biến PC7 và PC9, thang đo đạt độ tin cậy cao và đáp ứng được yêu cầu của đề tài.

- Thang đo sự thỏa mãn công việc và kết quả công việc đạt được độ tin cậy cao và chứng minh được, trong thời điểm hiện tại, các thước đo về sự hài lịng trong cơng việc và kết quả cơng việc khơng có q nhiều sự thay đổi.

Như vậy, mơ hình có tổng cộng 4 thang đo: Năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc, kết quả công việc với 29 biến quan sát.

b. Về giả thuyết nghiên cứu

Kết quả đưa ra từ việc kiểm định mơ hình lý thuyết cho thấy các khái niệm đều đạt giá trị phân biệt, ć sự phù hợp giữa mơ hình nghiên cứu với dữ liệu thị trường cũng như ước lượng trong mơ hình ć thể tin cậy được. Các giả thuyết (H1: Năng lực tâm lý có tác động cùng chiều đến Chất lượng cuộc sống công việc; H2: Năng lực tâm lý có tác động cùng chiều đến Sự thỏa mãn cơng việc; H3: Năng lực tâm lý có tác động cùng chiều đến Kết quả cơng việc; H4: Sự thỏa mãn cơng việc có tác động cùng chiều đến Kết quả công việc; H5: Chất lượng cuộc sống cơng việc có tác động cùng chiều đến Kết quả công việc) đều được chấp nhận mang lại ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Tp.HCM

c. Mức độ tác động

Kết quả của việc kiểm định mơ hình lý thuyết cũng cho ra kết quả về các tác động trực tiếp và gián tiếp đối với thang đo kết quả công việc: sự thỏa mãn cơng việc có tác động mạnh nhất, kế đến là năng lực tâm lý, cuối cùng là chất lượng cuộc sống công việc. Điều này thể hiện, đối với Kết quả cơng việc thì Sự thỏa mãn cơng việc đặc biệt ảnh hưởng lớn và đóng vai trị quan trọng nhất và tác động vơ cùng mạnh.

5.3. Ý nghĩa và hàm ý của đề tài

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu và kết quả phân tích của đề tài phần nào cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử có cái nhìn rõ nét hơn về các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến kết quả cơng việc; từ đó có những giải pháp phù hợp để nâng cao kết quả công việc tổ chức, đảm bảo sự tổn tại của doanh nghiệp, đẩy mạnh sự cạnh tranh trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc đến kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)