Đánh giá giá trị thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc đến kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử (Trang 58 - 61)

Các biến đã đạt yêu cầu sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố. Phương pháp rút trích được lựa chọn là principal component. Trong đề tài này, tác giả tiến hành phân tích EFA cho các biến độc được phân tích cùng một lúc. Riêng biến phụ thuộc (kết quả cơng việc) được phân tích riêng.

4.3.1. Phân tích EFA các biến độc lập

Tác giả tiến hành đưa các biến quan sát của các thang đo thành phần giá trị thương hiệu vào phân tích nhân tố EFA ta được kết quả sau:

- Hệ số KMO đạt 0.895.

- Kiểm định Bartlett: Đạt yêu cầu (Sig=0.000< 0.05).

- Tại giá trị Eigenvalues = 1.769 với phương pháp rút trích principal component và phép xoay có 3 nhân tố được trích với phương sai trích được là 53.918 % (>50%), đạt yêu cầu. Điều này thể hiện rằng 3 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được hơn 53% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả đạt yêu cầu (phụ lục 7). Tuy nhiên, 10 thang đo được gom thành 1 nhân tố 1 có biến quan sát PC5, PC7, PC9 lần lượt có hệ số tải nhân tố < 0.3, tức là 3 thang đo này khơng giải thích cho thành phần trong mơ hình. Tác giả tiến hành loại biến quan sát PC5, PC7, PC9 và đánh giá lại độ tin cậy Cronbach Alpha sau khi loại biến quan sát.

Sau khi loại thang đo khơng có ý nghĩa giải thích trong mơ hình, tác giả tiến hành xử lý dữ liệu cho ra kết quả phân tích nhân tố khám phá với cụm biến độc lập được kết quả mới như sau:

- Hệ số KMO đạt 0.895.

- Kiểm định Bartlett: Đạt yêu cầu (Sig=0.000< 0.05).

- Tại giá trị Eigenvalues = 2.105 với phương pháp rút trích principal component và phép xoay có 3 nhân tố được trích với phương sai trích được là 63.388 % (> 50%), đạt yêu cầu. Điều này thể hiện rằng 3 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được hơn 63% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả đạt yêu cầu.

Bảng 4.3 Tóm tắt phân tích EFA biến độc lập STT Biến Nhân tố STT Biến Nhân tố 1 2 3 1 PC1 0.720 0.273 -0.037 2 PC2 0.760 0.244 -0.009 3 PC3 0.766 0.263 -0.092 4 PC4 0.846 0.232 -0.018 5 PC6 0.848 0.216 -0.008 6 PC8 0.643 0.267 0.257 7 PC10 0.663 -0.060 0.306 8 QL1 0.190 0.851 0.016 9 QL2 0.322 0.707 -0.066 10 QL3 0.263 0.717 -0.076 11 QL4 0.306 0.813 -0.051 12 QL5 0.103 0.687 -0.013 13 QL6 0.094 0.643 00.106 14 QL7 0.130 0.786 0.004 15 JS1 0.032 0.004 0.820 16 JS2 -0.001 -0.023 0.787 17 JS3 0.047 0.077 0.761 18 JS4 -0.006 -0.007 0.827 19 JS5 0.061 0.014 0.775 20 JS6 0.067 -0.108 0.839 Eigen value 6.479 4.094 2,105 Tổng phương sai trích (%) 21.616% 43.114% 63.388 % Nguồn: tác giả

Đối với nhóm nhân tố 1 ta có thể quan sát thấy có 7 thang đo gộp lại thành 1 nhân tố, trong đó, hệ số tải nhân tố của các thang đo đều > 0.5; đạt yêu cầu. Hệ số chênh lệch tải trọng tại nhân tố DI2 cao λiA – λiB đều > 0.3. Chênh lệch trọng tải nhân tố này lớn vì thế thang đo này phù hợp và tiếp tục sử dụng cho các thành phần nghiên cứu tiếp theo. Trong nhóm thứ nhất, các nhân tố đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt; các biến quan sát đều nằm trong thành phần ban đầu là “Năng lực tâm tý”, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tho D. Nguyen and Trang T. M. Nguyen (2011)

Đối với nhóm nhân tố 2 ta có thể quan sát thấy có 7 thang đo gộp lại thành 1 nhân tố, trong đó, hệ số tải nhân tố của các thang đo đều > 0.5; đạt yêu cầu. Hệ số

chênh lệch tải trọng tại nhân tố DI2 cao λiA – λiB đều > 0.3. Chênh lệch trọng tải nhân tố này lớn vì thế thang đo này phù hợp và tiếp tục sử dụng cho các thành phần nghiên cứu tiếp theo. Trong nhóm thứ hai, các nhân tố đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt; các biến quan sát đều nằm trong thành phần ban đầu là “Chất lượng cuộc sống cơng việc”.

Đối với nhóm nhân tố 3 ta có thể quan sát thấy có 6 thang đo gộp lại thành 1 nhân tố, trong đó, hệ số tải nhân tố của các thang đo đều > 0.5; đạt yêu cầu. Hệ số chênh lệch tải trọng tại nhân tố DI2 cao λiA – λiB đều > 0.3. Chênh lệch trọng tải nhân tố này lớn vì thế thang đo này phù hợp và tiếp tục sử dụng cho các thành phần nghiên cứu tiếp theo. Trong nhóm thứ ba, các nhân tố đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt; các biến quan sát đều nằm trong thành phần ban đầu là “Sự thỏa mãn trong công việc”.

Vậy các biến quan sát được loại bỏ là các biến PC5, PC7, PC9 khơng có ý nghĩa giải thích trong mơ hình. Sau khi loại bỏ, các biến quan sát khác được giữ nguyên và sử dụng cho những phân tích tiếp theo.

4.3.2. Phân tích EFA nhóm biến phụ thuộc

Tác giả tiến hành đưa các biến quan sát của biến độc lập “Kết quả cơng việc” để phân tích nhân tố EFA được kết quả như sau:

- Hệ số KMO đạt 0.731.

- Kiểm định Bartlett: Đạt yêu cầu (Sig=0.000< 0.05).

- Tại giá trị Eigenvalues = 3.363 với phương pháp rút trích principal component và phép xoay varimax chỉ có một nhân tố được trích với phương sai trích là 56.052 % (> 50%), đạt yêu cầu. Điều này thể hiện rằng nhân tố được trích ra này có thể giải thích được hơn 56% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả đạt yêu cầu.

- Sáu thang đo trong nhân tố này đều có hệ số tải nhân tố > 0.5, đạt yêu cầu; tức là thang đo cho nhân tố tổng quan kết quả công việc đã đạt được giá trị hội tụ, giá trị phân biệt.

Bảng 4.4 Tóm tắt phân tích EFA biến phụ thuộc STT Biến Nhân tố STT Biến Nhân tố 1 JP1 0.720 2 JP2 0.760 3 JP3 0.766 4 JP4 0.846 5 JP5 0.848 6 JP6 0.643 KMO 0.731 Bartlett (Sig.) 0.000 Eigen value 3.343 Tổng phương sai trích (%) 56.052% Nguồn: tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý, chất lượng cuộc sống công việc, sự thỏa mãn công việc đến kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)