Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 44 - 46)

6. Bố cục luận văn

2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Bắc Tân Uyên được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014, theo Nghị quyết 136/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Sau khi chia tách huyện Bắc Tân Uyên có dân số là 11.519 hộ, với 57.498 nhân khẩu, diện tích tự nhiên 40.087,67 ha; với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.

Huyện Bắc Tân Un nằm ở phía đơng bắc tỉnh Bình Dương. phía bắc giáp huyện Phú Giáo; phía đơng giáp tỉnh Đồng Nai; phía nam giáp Thị xã Tân Uyên; phía Tây giáp Thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam (KTTĐPN) với lợi thế lớn nhất là nằm ngay trong thị trường lớn và năng động nhất cả nước (kể cả về quy mô thị trường và mức độ tiêu dùng so với thu nhập); đây là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp Bắc Tân Uyên tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; đặc biệt là những nơng sản tươi sống, an tồn và chất lượng cao.

2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên

Huyện Bắc Tân Un có địa hình khá bằng phẳng, ngoại trừ một số đồi độc lập. Về độ dốc, có thể chia thành 4 cấp độ như sau: độ dốc cấp I (0 - 30) chiếm 60,48% diện tích tự nhiên (DTTN); Độ dốc cấp II (3 - 80) chiếm 10,19% DTTN; Độ dốc cấp III (8 - 150) chiếm 12,5% DTTN và Độ dốc cấp IV (15 - 200) chiếm 4,96% DTTN.

Về nhóm đất có 4 nhóm đất chính: Nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ và nhóm đất phù sa. Trong đó, nhóm Đất đỏ vàng thích hợp với khá nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cao su, và cây ăn quả. Nhóm đất đỏ vàng phân bố trên địa bàn các xã: Tân Định (1.966,25 ha), Bình Mỹ (880,27 ha), Tân Bình (403,37 ha), Hiếu Liêm (2.190,95 ha), Lạc An (1.951,68 ha), Tân Mỹ (2.609,66 ha), Thường Tân (413,14 ha) (Xem phụ lục 1).

Khí hậu của Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5 và kết thúc cuối tháng 10 và mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nền nhiệt cao đều quanh năm (nhiệt độ trung bình 26 – 27oC, cao nhất là 29,6oC - tháng 5, thấp nhất là 24,9oC vào tháng giêng); Nắng nhiều (số giờ nắng trung bình 2.400 – 2.800 giờ/năm, bình quân 6,0 – 7,0 giờ nắng/ngày); tổng tích ơn lớn (9.4680C - 9.6840C); lượng mưa khá (1.800 – 2.000mm/năm).

“Về nguồn nước, Bắc Tân Uyên, đặc biệt là các xã Hiếu Liêm, Tân Định, Lạc

An, Thường Tân, Tân Mỹ có hai con sơng lớn chảy qua, đó là Sơng Bé và Sơng Đồng Nai. Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nơng nghiệp và sinh hoạt cho tồn huyện.... Nhìn chung, nguồn nước mặt ở Bắc Tân Uyên khá dồi dào, cả về số lượng và chất lượng đủ cung ứng cho hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là phát triển vùng cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao.“

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 44 - 46)