Quy mô đàn gia súc gia cầm huyệnBắc Tân Uyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 62 - 67)

TT Loại con Đơn vịtính Năm 2016 Năm2017

So sánh năm 2017 với năm 2016 (%) I Tổng đàn gia súc, gia cầm 1 Đàn trâu Con 1.042 1.011 97,02 2 Đàn bò Con 1.381 1.152 83,42 3 Đàn heo Con 55.298 56.298 101,81 4 Đàn gia cầm Con 1.605.222 1.719.494 107,12 II Sản phẩm ngành chăn nuôi 1 Thịt trâu hơi tấn 138 139,5 101,09 2 Thịt bò hơi tấn 434,6 330 75,93 3 Thịt heo hơi tấn 3.980 4.535 113,94

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Tân Uyên

- Chăn nuôi gia súc:

Gia súc chính của ngành chăn ni huyện Bắc Tân Un gồm trâu, bị và lợn. Trong chăn ni gia súc, xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tốc độ tăng trưởng đàn lợn, giảm mạnh đàn bò và đàn trâu (Xem phụ lục 14).

Chăn nuôi lợn: Lợn được nuôi rộng rãi trong huyện, nhìn chung ni lợn phát

triển vững chắc hơn so với các ngành chăn nuôi khác. Số lượng đàn lợn tăng liên tục qua các năm, từ 16,225 nghìn con (năm 2 0 1 2 ) lên 5 1 , 5 6 3 nghìn con (năm 2017). Sản lượng thịt heo cũng tăng cao trong giai đoạn 2012 – 2017, bình quân 21,82%/năm. Năm 2016 đạt sản lượng cao nhất: 2.472,21 tấn.

Chăn ni bị: Cũng có xu thế giảm mạnh, nhất là trong thời gian từ năm

2012 đến năm 2017 (giảm đến 2.154 con, bình quân giảm 15,91%/năm). Năm 2017 tồn bộ đàn bị của huyện Bắc Tân Uyên là bò lai ebu (chiếm 100% tổng đàn); chủ yếu là lai Sind, Sahiwal và Brahman. Sản lượng thịt bị cũng giảm mạnh, bình qn giai đoạn 2012 – 2017 là 15,82%/năm. Năm 2017 sản lượng thịt bò còn 153,72 tấn, giảm so với năm 2012 là 210 tấn.

Chăn ni trâu: đàn trâu có xu hướng giảm liên tục, năm 2012 có 2.054 con

đến năm 2017 chỉ cịn 1.138 con, giảm đến 916 con (bình qn giảm 11,14%/năm). Sản lượng thịt trâu đến năm 2017 cịn 86,48 tấn/năm, giảm bình quân 2,76%/năm giai đoạn 2012 – 2017.

- Chăn nuôi gia cầm: Tốc độ tăng đàn gia cầm giai đoạn 2012 – 2017 bình

qn đến 27,08%/năm. Đàn gà ln chiếm tỷ trọng cao (từ 96 – 98%), là vật ni chủ lực của huyện Bắc Tân Un. Đàn gà có sự tăng trưởng cao, tốc độ tăng đàn giai đoạn 2012 – 2017 bình quân 27,77%/năm (mỗi năm tăng bình quân 120.000 con). Đặc biệt, đàn gà công nghiệp chiếm tỷ trọng cao, năm 2012 là: 74% tổng đàn, năm 2015: 93% tổng đàn và đến năm 2017: 87% tổng đàn.

Sản lượng thịt gà tăng rất cao trong giai đoạn 2012 – 2017, bình quân tăng 16,41%/năm, sản lượng trứng gà tăng bình quân 11,72%/năm. Đặc biệt, sản lượng thịt gà và trứng gà của đàn gà công nghiệp chiếm tỷ lệ cao (thịt gà công nghiệp chiếm từ 90 – 95% sản lượng thịt gà và trứng gà công nghiệp chiếm 94 – 99% sản lượng trứng).

“Nhìn chung, ngành chăn ni ở Bắc Tân Un có tốc độ tăng trưởng khá,

người chăn nuôi hiện nay cũng đang phát triển theo quy mô trang trại, thay đổi giống có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên tốc độ phát triển chăn nuôi của huyện chậm, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp.“

-“Ngành thủy sản: Nuôi trồng thủy sản ở huyện Bắc Tân Un chủ yếu là tận

dụng mặt nước cơng trình thủy lợi và các ao, hồ nhỏ, theo thống kê diện tích ni trồng thủy sản của huyện năm 2017 là khoảng 63,5 ha. Phần lớn các hộ nuôi là để tự cung cấp thực phẩm là chính. Giá trị sản xuất ngành thủy sản cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản, năm 2017, đạt 38,4 tỷ đồng, chiếm 1,94% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản của huyện.“

“Như vậy, trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp của huyện thời gian

qua, lĩnh vực trồng trọt vẫn là bộ phận chủ yếu với cây trồng chính là cao su, tiếp đến là cây ăn trái; trong lĩnh vực chăn nuôi, số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm

tăng đều qua các năm.“

“Mặc dù quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã đạt

được những thành quả nhất định, song nhìn chung, ngành nơng nghiệp của huyện vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng hiện có. Sản xuất dựa trên hộ gia đình riêng lẻ, khơng có sự liên kết giữa những người sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, khơng có sự liên kết giữa sản xuất và chế biến, phân phối nên người sản xuất nhỏ luôn chịu rủi ro và thiệt thòi.“

* Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi:

“Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là ngành quan

trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự ổn định đời sống của nhân dân và là lợi thế phát triển của huyện Bắc Tân Uyên, trong đó, lĩnh vực trồng trọt là lĩnh vực có thế mạnh vượt trội. Do vậy, huyện đã chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác các lợi thế cũng như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, cụ thể như sau:“

- Đối với lĩnh vực trồng trọt: + Đối với cây hàng năm

- Tính đến 31/12/2014, tổng diện tích đất cây hàng năm là 1.337,0 ha, (giảm - 796,4 ha so với năm 2012; chiếm 3,95% diện tích đất SXNN), diện tích đất cây hàng năm giảm do chu chuyển nội bộ trong đất SXNN (chuyển sang đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp,…) và một phần được chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất cơ sở sản xuất kinh doanh…).

Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 3.866,3 ha; trong đó, lúa vẫn chiếm tỷ trọng cao (51,29%). So sánh diện tích cây hàng năm từ năm 2012 đến 2017 cho thấy diện tích gieo trồng của các cây (lúa, bắp, khoai mỳ, khoai lang, mía, đậu phộng,…) đều giảm diện tích (lúa giảm 1.135,0 ha, đậu phộng giảm 547,0 ha, khoai mỳ giảm 47,6 ha,…) chỉ có hoa cây cảnh tăng 2,0 ha.

+ Đối với cây lâu năm:

su (21.751,0 ha), cây ăn quả (1.843,0 ha) và điều (701,0 ha).

+ Cao su: là cây trồng chính và là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực; diện tích và sản lượng cao su liên tục tăng. Năm 2017 diện tích trồng cao su: 21.751 ha. So với năm 2012 tăng 2.756 ha, năng suất tăng từ 1,5 tấn/ha (2012) lên 1,7 tấn/ha (2017), tăng: 0,2 tấn/ha. Sản lượng mủ cao su năm 2017 đạt 30.554 tấn (xếp thứ 3 so với các huyện trong tỉnh và chiếm 16,23% tổng sản lượng cao su tỉnh Bình Dương).

+ Cây điều: giảm rất mạnh về diện tích; đến năm 2017 cịn 701,0 ha. Năng

suất: 0,49 tấn/ha, chỉ bằng 80,0% năng suất điều bình quân của tỉnh, sản lượng đạt 340,45 tấn/ha. Nguyên nhân diện cây điều có biểu hiện già cỗi, năng suất ln ở mức thấp, giá điều không cao; do vậy, cây điều tiếp tục giảm bởi không cạnh tranh được với các cây trồng khác nhất là cao su, cây ăn quả đặc sản, …

-Cây ăn quả:

Có 9 loại cây cây ăn quả chính gồm: xồi, chuối, sầu riêng, cam quýt, chanh, bưởi, nhãn, chôm chơm. Trong đó, có 3 loại cây ăn quả có xu hướng tăng diện tích kể từ năm 2012 đến 2017 là: cam quýt tăng từ 211,8 ha lên 1.025,0 ha, bưởi tăng từ 97,2 ha lên 271,0 ha; các cây khác đều giảm, trong đó giảm mạnh nhất là nhãn giảm từ 293,0 ha còn 13,0 ha, xồi giảm từ 172,0 ha cịn 54,0 ha, chơm chơm giảm từ 44,2 ha cịn 10,0 ha…

Tóm lại, 5 năm (2012 - 2017) ngành trồng trọt huyện Bắc Tân Un ln có biến động về diện tích và sản lượng cây trồng, năng suất bình quân chỉ ở mức trung bình (ngoại trừ cam quýt, bưởi..). Nguyên nhân của các hạn chế ngành trồng trọt được xác định như sau:

+ Nông hộ sản xuất tự phát còn khá phổ biến trong ngành trồng trọt.

+ Trồng trọt chịu tác động tiêu cực của q trình đơ thị hóa và xây dựng các khu - cụm cơng nghiệp tập trung, trong đó có việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nơng nghiệp sang phi nông nghiệp.

+ Phương thức canh tác trồng trọt truyền thống, nhất là dựa vào khai thác tài nguyên có giới hạn là: đất, nước, nhân lực tỏ ra khơng cịn phù hợp với thực tế phát triển của huyện. Trong các mơ hình nơng nghiệp sinh thái đơ thị, nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển cây trồng chủ lực chưa được coi trọng đúng mức, đồng thời cũng thiếu các ý tưởng và nguồn lực để đổi mới ngành trồng trọt.

+ Nhìn chung, các cây lâu năm (cả diện tích, năng suất và sản lượng) thường biến động theo giá cả thị trường nhưng chậm pha hơn khoảng ½ chu kỳ; điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và thu nhập của nông dân.

-“Đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm:“

“Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt,

ngành chăn ni giá súc, gia cầm cũng có sự phát triển khá cả về giá trị sản xuất, số lượng và sản lượng thịt. Quy mô tổ chức sản xuất, phương thức chăn nuôi truyền thống đã dần được thay thế bằng chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Một số giống mới được chú trọng như gà tam hồng, lợn siêu nạc, bị lai ebu, Sind, Sahiwal và Braman“...

2.2.2 Về cơ cấu kinh tế theo thành phần và chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo thành phần trong nông nghiệp tế theo thành phần trong nông nghiệp

Trong những năm qua, thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nơng nghiệp trên địa bàn huyện đều có bước phát triển. Kinh tế tập thể đang có bước phát triển, hoạt động mang lại hiệu quả cao.

- “Kinh tế tập thể: Tồn Huyện có 13 hợp tác xã (trong đó: 06 HTX NN,

05 HTX TM-DV và 02 HTX Tiểu thủ công nghiệp), với 111 thành viên và 189 lao động thường xuyên. Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã chủ yếu là sản xuất chế biến mủ cao su thiên nhiên, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu mua nông sản,…Các hợp tác xã hoạt động dần dần đi vào ổn định và làm ăn có lãi,

từng bước thực hiện cơng tác tương trợ cộng đồng và góp phần xóa đói giảm nghèo“.

“Kinh tế hợp tác xã phát triển khá, khai thác được tiềm năng về vốn, lao

động… góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế ở địa phương. Với hình thức tổ chức kiểu mới, khơng tập thể hóa tư liệu sản xuất mà góp vốn cổ phần cùng nhau hoạt động dịch vụ, hợp tác xã đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển sản xuất. Chính quyền địa phương và các ban, ngành, đồn thể huyện tích cực hỗ trợ kinh tế hợp tác thơng qua các chương trình đào tạo cán bộ quản lí chương trình khuyến cơng, khuyến nơng, khuyến ngư…đã tạo điều kiện đưa khoa học và cơng nghệ tiên tiến vào quản lí và sản xuất, từ đó 13 hợp tác xã của huyện hoạt động ngày càng hiệu quả.“

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 62 - 67)