Sự ảnh hưởng của tự nhiên, kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đến chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 50 - 53)

6. Bố cục luận văn

2.1.4 Sự ảnh hưởng của tự nhiên, kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đến chuyển

chuyển dịch CCKT trên địa bàn Bắc Tân Uyên

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của huyện Bắc Tân Un có thể rút ra một số nhận xét như sau:

2.1.4.1 Những thuận lợi

- “Nằm phía đơng bắc tỉnh Bình Dương, là địa phương có tiềm năng, lợi

thế về các điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất và phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong và ngồi tỉnh.“

- “Có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như đất đai, khí hậu thuận lợi cho

phát triển trồng trọt và chăn nuôi; nguồn nước mặt ở Bắc Tân Uyên khá dồi dào, cả về số lượng và chất lượng đủ cung ứng cho hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là phát triển vùng cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao.“

- “Cơ sở vật chất - kỹ thuật, hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện

trong nông nghiệp từng bước phát triển, tạo điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố, theo hướng CNH- HĐH.“

- “Lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí khá, người dân có tính cần

cù, có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn ni, có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học, công nghệ và khả năng sáng tạo; đội ngũ thợ thủ cơng lành nghề, có kỹ năng trong sản xuất các sản phẩm tiểu thủ cơng nghiệp mà thị trường có nhu cầu; một bộ phận dân cư và đội ngũ cán bộ quản lý đã bước đầu tiếp cận và quen với nền sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng tốt thì nguồn nhân lực của huyện sẽ trở thành một trong những nội lực quan trọng góp phần đẩy mạnh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững.“

- Huyện Bắc Tân Uyên đã và đang trở thành vùng sản xuất, phát triển cây ăn quả trọng điểm số một của tỉnh Bình Dương, sự quan tâm đầu tư nhiều hơn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển vùng chuyên canh cây ăn

trái có giá trị kinh tế cao là một lợi thế và cơ hội cho Huyện đẩy mạnh quá trình này.

2.1.4.2 Những khó khăn

“Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế của huyện cũng còn

nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của huyện vẫn còn cao; hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực nông nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhìn chung cịn yếu kém, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và thu hút đầu tư, tạo ra những khó khăn nhất định đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn.“

-“Thu nhập bình qn đầu người thấp, tình trạng thiếu vốn vẫn tiếp tục là

thách thức lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tái đầu tư các lĩnh vực về kết cấu hạ tầng.“

- “Ngành công nghiệp quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, dựa trên

lao động giản đơn và quy mơ hộ gia đình là chủ yếu; ngành thương mại - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô các đơn vị trong ngành cịn nhỏ lẻ, phân tán; trình độ, năng lực cạnh tranh thấp, nguồn vốn hiện có chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh, khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoàiyếu.“

-“Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất - kinh

doanh và đời sống xã hội còn thấp, hoạt động thủ cơng là chủ yếu. Mặt bằng dân trí tuy có nâng lên nhưng vẫn cịn ở mức thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chun mơn cịn ít nhưng lại chưa được sử dụng tốt và có hiệu quả. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, thiếu chủ động. Đây là những trở ngại lớn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp huyện Bắc Tân Un.“

“Như vậy, có thể thấy những tiềm năng và thuận lợi của huyện hiện vẫn

đang chưa được khai thác tốt, trong khi đó những khó khăn, hạn chế đã và tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội, tới quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn. Do đó, việc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn địi hỏi phải vừa giải quyết các vấn đề về đầu tư phát triển, vừa khắc phục những hạn chế, khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.“

2.2 Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tếnơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Bắc Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 50 - 53)