Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 75 - 78)

6. Bố cục luận văn

2.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

2.3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Những mặt hạn chế:

”“Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp ở huyện Bắc Tân Uyên cũng tồn tại những hạn chế chủ yếu sau:”

”Một là, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, tốc độ đa

dạng hóa sản phẩm trong nội bộ ngành diễn ra không cao. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tỷ trọng ngành chăn nuôi thấp, chiếm 20 – 21%. Với cơ cấu sản xuất như vậy nên tỷ suất hàng hóa của ngành nơng nghiệp Bắc Tân Un cịn thấp.”

”Hai là, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chủ yếu diễn ra trong khu

vực nông nghiệp, đặc biệt là năng suất lao động tăng chậm hơn so với tăng trưởng giá trị sản xuất. Điều này chứng tỏ cơ cấu kinh tế nơng nghiệp huyện

cịn đang trong giai đoạn chuyển dịch theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tiềm năng đất đai và lao động, hiệu quả và tác động của khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa cao.”

”Ba là, chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ

lớn. Chăn ni cịn ở quy mơ nhỏ, chủ yếu ở hộ gia đình, và vẫn cịn theo tập qn ni tận dụng phụ phẩm, chưa coi chăn ni là ngành sản xuất chính. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm chưa cao, nhất là chưa đạt tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu nên giá trị kinh tế thấp.”

”Bốn là, mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng các thành phần

kinh tế trong nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Các hợp tác xã nhìn

chung cịn yếu kém, chưa làm tốt cơng tác dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình mặc dù được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, song quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp kém… nên khó cạnh tranh trong cơ chế thị trường.”

Nguyên nhân của những hạn chế

huyện Bắc Tân Uyên do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- ”Các cấp, các ngành trong huyện còn tư duy của kinh tế nhỏ lẻ, chưa

thật sự sâu sát với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của địa phương: Các cấp, các ngành trong huyện còn ỷ lại vào sự ưu tiên, hỗ trợ của

tỉnh, chưa chủ động để tìm hướng đi mới. Cán bộ các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng ở cấp huyện, cấp xã, một phần do năng lực còn yếu, một phần do tinh thần trách nhiệm với công việc được giao chưa cao, nên công tác kiểm tra, đơn đốc đối với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế. Một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm tới sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.”

- ”Cơng tác quy hoạch và chính sách phát triển nơng nghiệp bộc lộ

những bất cập: Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp dựa trên mục tiêu chiến

lược chung chưa thật cụ thể, còn thụ động trước kế hoạch do cấp trên đặt ra. Việc bố trí cơ cấu mùa vụ để tránh thiên tai, chuyển sang các vụ khác có năng suất cao hoặc sang cây khác có hiệu quả cao hơn, việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chưa được làm triệt để. Những quy định hiện hành về mức hạn điền gây trở ngại cho q trình tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hố quy mơ lớn.”

- ”Trình độ dân trí, trình độ canh tác của nơng dân nhìn chung cịn thấp:

Trình độ văn hố của người nơng dân cịn thấp. Tư duy bảo thủ, lạc hậu, tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm vẫn cịn ở nhiều hộ gia đình nơng dân. Nhận thức của nơng dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn hạnchế.”

- ”Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, công

tác hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bộc lộ nhiều hạn chế: Các tiến bộ khoa

học, kỹ thuật, công nghệ chậm được đưa vào sản xuất, mới nặng về thí điểm và xây dựng mơ hình ứng dụng ở diện hẹp, việc nhân rộng mơ hình chưa được coi trọng nên chưa tạo được sự tăng nhanh, mạnh về năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng. Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan

tâm đúng mức nên tỷ lệ thất thốt về số lượng và chất lượng nơng sản sau thu hoạch lớn, khả năng mở rộng thị trường, khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hố bị hạn chế”.

- ”Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nơng thơn cịn nhiều yếu kém:

Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện… trên địa bàn huyện cịn yếu kém. Do vậy, người nơng dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.”

- ”Những tác động bất lợi từ thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm

hàng hoá trên địa bàn, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản và hàng tiêu dùng, chưa phát triển và không ổn định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện. Thị trường tại chỗ kém phát triển đã hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh với nhau và với các địa phương khác ngồi tỉnh. Từ đó, thu nhập của dân cư nơng thơn thấp, sức mua hạn chế, sự cạnh tranh trong sản xuất, tiêu dùng chưa cao nên động lực kích thích sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa mạnh.”

- ”Tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất nơng nghiệp: Nguồn vốn

đầu tư cho sản xuất nông nghiệp vừa thiếu vừa dàn trải, vốn tích luỹ trong nơng dân hạn chế. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chưa được huy động tối đa do phương thức huy động chưa phù hợp và thiếu linh hoạt. Người nông dân, đặc biệt là nơng dân nghèo, khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do thủ tục phức tạp, thiếu tài sản thế chấp, hơn nữa thời gian và lượng vốn được vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.”

- ”Những bất cập của lực lượng lao động liên quan đến lĩnh vực nông

nghiệp: Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tuy đơng nhưng

vẫn thiếu những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, thiếu các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia có tri thức và kinh nghiệm quản lí kinh doanh trong lĩnh vực nơng nghiệp. Đây là những bất lợi đặc biệt lớn đối với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 75 - 78)