Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 46 - 48)

6. Bố cục luận văn

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế

Xuất phát điểm nền kinh tế của Huyện rất thấp; cơ cấu kinh tế của Huyện là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, với tỷ lệ tương ứng là: 48,88% - 28,94% và

22,18%. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2017 đạt 40,7 triệu đồng/người/năm tăng 4,5 triệu đồng so với năm 2016 (36,2 triệu đồng). Thu nhập tăng làm cho đời sống của người dân được cải thiện và mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp tăng lên. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện được 1.898 tỷ đồng, tăng 4,13% so 2015. Giá trị sản xuất công nghiệp: 2.130 tỷ đồng, tăng 12,2% so năm 2015.

Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với chủ trương phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng năng suất lao động qua đó tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Đến cuối năm 2017, trên địa bàn Huyện có 109 trang trại, có 19 Tổ hợp tác và Hợp tác xã hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực nông nghiệp.

2.1.2.2 Đặc điểm xã hội

Về dân số, lao động:

- Dân số trung bình huyện Bắc Tân Un đang có xu thế tăng với tốc độ bình quân 2,2%/năm; mật độ dân số trung bình năm 2017 là 158 người/km2. Trong đó, các xã có mật độ cao như: Thường Tân (277 người/km2), Tân Bình (248 người/km2), Lạc An (234 người/km2), Tân Thành (220 người/km2). (Xem phụ lục 3).

- Lao động: theo thống kê, năm 2017 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế toàn huyện là 39.262 người (chiếm 62,05% dân số), tốc độ tăng nguồn lao động bình quân giai đoạn 2015 – 2017 là 2,63%/năm; trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp là 25.795 người (chiếm 65,7% lao động đang làm việc). Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch nhẹ theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, nhưng lao động nông nghiệp vẫn chiếm đa số. Năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp chiếm 32,96% đến năm 2017 là 34,30% tổng số lao động trong các ngành. Lao động từ nơi khác đến chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của huyện, đặc biệt là đối với các khu công nghiệp. Theo số liệu của Ban Quản lý các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Dương, đối với khu công nghiệp Đất Cuốc, lao động từ nơi khác đến chiếm đến 73,4% tổng số lao động trong khu công nghiệp .

Bảng 2.1: Diễn biến số lượng dân số và lao động

ST

T HẠNG MỤC Đơn vịtính Năm2015 Năm2016 Năm2017

1 Tổng số hộ Hộ 14.506 14.776 15.157

2 Dân số trung bình Người 60.557 61.687 63.276

3 Lao động đang làm việc trong cácngành KT Người 37.276 38.430 39.262

- Tỷ lệ so với tổng dân số % 61,56 62,30 62,05

- Trong đó: Người

+ Nông nghiệp Người 24.991 25.556 25.797

Tỷ lệ so với tổng lao động đang làm

việc % 67,04 65,50 65,70

+ Phi nông nghiệp Người 12.285 12.874 13.465

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Tân Uyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 46 - 48)