Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2017 Tốc độ tăng bình quângiai đoạn 2012-2017 (%/năm) Tổng cộng 1.537 1.917,4 4,52 1. Ngành trồng trọt 1.330 1.521,4 2,73 2. Ngành chăn nuôi 194 378,2 14,28 3. Ngành dịch vụ nông nghiệp 13 17,8 6,49
Nguồn: Tác giả tính tốn số liệu của Chi cục Thống kê huyện Bắc Tân Uyên
Trong thời gian qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện cho thấy, trong lĩnh vực trồng trọt bên cạnh việc phát triển cây cao su là chủ yếu (chiếm 80% diện tích đất nơng nghiệp), trong 5 năm trở lại đây, đối với 5 xã ven sông Đồng Nai và Sông Bé các hộ nông dân đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
từ cao su và các loại cây ăn quả khác sang trồng cây ăn quả có múi, chủ yếu là Bưởi, Cam và Quýt. Vì đây là những loại cây rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở những địa phương này, và có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây cao su và các loại cây trồng khác. Thời gian qua diện tích trồng các loại cây này tăng lên rất nhanh, từ vài chục ha đến nay đã đạt trên 1000ha. Hiệu quả kinh tế và xã hội từ việc đầu tư các cây trồng này đạt được rất cao. Cụ thể là một số hộ dân trồng cây ăn quả có múi đã thốt nghèo và vươn lên làm giàu; thúc đẩy q trình xây dựng nơng thơn mới ở những địa phương này được nhanh hơn.
Tuy nhiên, do q trình phát triển cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao là do nông dân tự phát; sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; khả năng đầu tư thâm canh thấp; kinh nghiệm sản xuất cịn ít, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật còn hạn chế; đặc biệt là chưa có quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; năng suất, sản lượng đạt được chưa tương xứng với tiềm năng… Sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường do khả năng tiếp cận khoa học cơng nghệ phục vụ sản xuất và vai trị trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, thiếu khoa học, gây ảnh hưởng khơng tốt đến vệ sinh an tồn thực phẩm, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên chủ yếu là ngành trồng trọt và chăn ni, trong đó trồng trọt chiếm 83,14% giá trị sản xuất. Trong thời gian qua đã diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chính ngành trồng trọt của huyện Bắc Tân Uyên là cao su, giá mủ cao su giảm mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Ngoài ra, hoạt động chăn ni theo mơ hình trang trại cơng nghệ cao phát triển mạnh trong thời gian qua đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn ni, trên cơ sở đó nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Cụ thể, tỷ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần, từ 83,38% năm 2016 xuống còn 81,93% năm 2017. Ngược lại, tỷ trọng của ngành chăn ni có xu hướng
tăng dần với các tỷ lệ tương ứng là 15,42% năm 2016 và 16,86% năm 2017. Riêng tỷ trọng của ngành dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 1,2% năm 2016 và 1,21% năm 2017 (Xem biểu đồ 2.3).
Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên
Năm 2017, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên chiếm 12,9% so với tổng giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp tỉnh Bình Dương. Điều này cho thấy ngành nơng nghiệp của huyện Bắc Tân Un đã có sự đóng góp đáng kể trong sự phát triển ngành nơng nghiệp chung của tồn tỉnh Bình Dương.