Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 81 - 85)

6. Bố cục luận văn

3.1 Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng

3.1.1 Quan điểm chuyển dịch CCKTNN theo hướng CNH, HĐH

Quan điểm, đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn cả nước được Đảng ta xác định:

“Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chi rõ: "Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả. bền vững. Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khá năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mơ hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Tiếp tục đổi mới, xây dựng mơ hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt nâng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Hổ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh.“

“Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng ta đã chỉ ra phương hướng,

nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nơng nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.“

““Đồng thời đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông

nghiệp sinh thái phát triển tồn diện cả về nơng, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nơng nghiệp và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nơng nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nơng nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao.““

“Trong Chiến lược phát triển nơng nghiệp, nơng thơn thời kì 2011 – 2020

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ rõ:

- Cơ cấu SXNN phải chuyển đổi theo nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế của từng vùng sinh thái; gắn với CNH, HĐH đất nước; ứng dụng nhanh thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh; đảm bảo môi trường SXNN và nông thôn trong sạch; tài nguyên sinh học đa dạng, giảm thiểu rủi ro do bệnh dịch, thiên tai và quá trình BĐKH gây ra; gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn; phát triển nguồn nhân lực, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

- Một số mục tiêu cụ thể về phát triển nông nghiệp cả nước trong thời kì 2011 - 2020 như sau:

“Giai đoạn 2011 - 2015: tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3 -

3,8%/năm, tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng sản xuất bình qn của hộ và ứng dụng khoa học cơng nghệ, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực, hình thành kết cấu hạ tầng cơ bản phục vụ hiệu quả SXNN.“

mức bình quân 3,5 - 4%/năm, hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế; chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nơng nghiệp, lao động nơng nghiệp cịn khoảng 30% lao động xã hội, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay; phát triển lâm nghiệp tăng độ che phủ rừng lên 43 – 45% bảo vệ đa dạng sinh học; đảm bảo đánh bắt thủy sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát triển; khắc phục tình trạng ơ nhiễm trong SXNN, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu của biến đổi khí hậu.“

3.2.1 Mục tiêu CDCCKTNN theo hướng CNH, HĐH

Mục tiêu chung: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Tân Uyên đến 2025 nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của huyện vào phát triển kinh tế của huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững; cơ cấu chuyển dịch phù hợp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Huyện.

““Cơ cấu kinh tế huyện Bắc Tân Uyên tiếp tục thực hiện theo hướng công

nghiệp - nơng nghiệp - dịch vụ, trong đó chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống cho người dân. Thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, đảm bảo tốc tang trưởng kinh tế theo hướng bền vững, phát triền kinh tế di đôi với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn, nhằm góp phần vào sựphát triển chung của Tỉnh.““

““Phát triển nông nghiệp Huyện theo hướng CNH, HĐH, nhằm nâng cao năng

suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định và bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng, chống thiên tai, dịch bệnh.““

““Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni theo qui hoạch, hình thành và phát

triển những vùng sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất nơng sản hàng hịa tập trung và chuyên canh. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để lai tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh của nông sản.““

Về kinh tế

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt bình qn 7%/năm - 7,5%/năm; trong đó, ngành chăn ni tăng 12%/năm.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản ước đạt khoảng trên 3.500 tỷ đồng - 4.500 tỷ đồng.

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt 60%, chăn nuôi 35%, dịch vụ nông nghiệp 5%.

- Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất nơng nghiệp đạt bình qn từ 90 -95 triệu đồng/năm.

Về xã hội

- Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 2,6%/năm giai đoạn 2016-2020 và 3%/năm giai đoạn 2021-2025.

- Tỷ lệ lao động so với tổng dân số chiếm 70% năm 2020 và 75% năm 2025. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 58% năm 2020 và 65% năm 2025.

Về môi trường

- 100% các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường.

- 100% các khu dân cư mới xây dựng hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải tập trung theo đúng quyết định phê duyệt.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải y tế được thu gom và xử lý phấn đấu đạt 100%.

- 100% các cơ sở mới sản xuất - kinh doanh có phương án xử lý ơ nhiễm mơi trường.

- 100% nhà máy công nghiệp trong khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có phương án xử lý nước thải cục bộ đúng quy định.

- Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch và tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,9%.

- Tỷ lệ chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải đạt 90%.

3.2 Phương hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trênđịa bàn huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)