Hoạch định chính sách và kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu Quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 71)

2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

1.2 .Huy động vốn của ngânhàng thương mại

2.1. Khái quát về Agribank thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Hoạch định chính sách và kế hoạch huy động vốn

2.2.1.1. Hoạch định chính sách về hoạt động huy động vốn

Hoạch định chính sách huy động vốn của Agribank thị xã Quảng Yên thường dựa và các văn bẳn sau:

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12Số: 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017.

- Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 và Quyết định số 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn.

- Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn.

- Văn bản hợp nhất số: 14/VBHN-NHNN quy định việc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi để huy động vốn trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Thông tư số: 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì.

-Thơng tư 33/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

34/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Chính sách huy động vốn của ngân hàng là những công cụ, cách thức, phương pháp và chương trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng còn phải phụ thuộc vào “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội… Nhận thức được vấn đề này,

trong những năm qua ban lãnh đạo Agribank Quảng Yên đã thường xuyên nghiên cứu và tiến hành đề xuất điều chỉnh chính sách huy động vốn cho phù hợp với từng giai đoạn.

Bảng 2.3. Các yếu tố cấu thành chính sách huy động vốn tại Agribank Quảng Yên

STT Yếu tố cấu thành Chi tiết 1 Tình hình thực tế của kinh tế xã hội địa phương

Xác định đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơng tác huy động vốn của ngân hàng vì tình hình kinh tế xã hội có ổn định, sự phát triển có bền vững thì các thành phần kinh tế mới thực sự yên tâm khi đầu tư hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy hàng năm khi xây dựng chính sách, kế hoạch huy động vốn, ban lãnh đạo Agribank Quảng Yên luôn quan tâm nghiên cứu, đánh giá cụ thể tình hình kinh tế xã hội địa phương để có cơ sở đề xuất phương hướng, mục tiêu huy động vốn hợp lý, khả thi, hiệu quả.

2

Chính sách và quy định

của NHNN

Hệ thống NHTM chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp từ NHNN. Trên cơ sở thực tế của tình hình kinh tế xã hội, các chính sách vĩ mơ của Chính phủ mà NHNN sẽ có những điều tiết hoạt động buộc các NHTM phải tuân thủ. Trong các chính sách điều tiết đó thì việc huy động vốn ln được quan tâm và có sự giám sát chặt chẽ từ NHNN và Chính phủ. Trên cơ sở những chính sách và quy định của NHNN về lĩnh vực huy động vốn, Agribank tiến hành xây dựng chính sách, kế hoạch huy động vốn cho năm tài chính tiếp theo và phân bổ chỉ tiêu huy động cho các sở giao dịch, chi nhánh cấp 1,2. Theo đó, Agribank Quảng Yên tiến hành đánh giá thực trạng tình hình kinh tế xã hội địa phương, nghiên cứu đề xuất các chính sách huy động vốn cụ thể, đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn được phân bổ cho phù hợp.

3 Chính sách huy động

vốn mà

Đây được coi là nhân tố quan trọng quyết định tới lượng vốn mà các chi nhánh huy động được. Căn cứ vào nhu cầu cụ thể của Agribank và các chính sách quy định của NHNN, Chính

Agribank áp dụng

phủ mà hội sở chính sẽ đưa ra các phương thức huy động vốn, chính sách sản phẩm, lãi suất, marketing…và tổ chức triển khai về các sở giao dịch, chi nhánh. Sau khi nhận được các văn bản hướng dẫn triển khai, Agribank Quảng Yên tiến hành nghiên cứu, đề xuất thay đổi chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ pháp luật nhằm tối đa hóa hiệu quả cơng tác huy động vốn.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Chính sách huy động vốn phải đạt được mục tiêu:  Mục tiêu chung

Với mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống Agribank cố gắng phát huy và giữ vững vai trò của chi nhánh cạnh tranh thành công tại địa bàn Quảng Yên; phục vụ tất cả các phân đoạn khách hàng với một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh, hiện đại, hướng tới mục tiêu bền vững về lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng; hoạt động trên nền tảng bền vững về tài chính;hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại; nâng cao đời sống cán bộ nhân viên.

 Mục tiêu tăng trưởng huy động vốn

Bình quân hàng năm, tổng nguồn vốn huy động tăng từ 15-20%.

Trong đó:

- Tiền gửi dân cư tỷ chiếm tỷ trọng bình quân tối thiểu 60% trên tổng nguồn vốn. - Tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng bình qn hàng năm từ 25 – 30%.

 Chính sách hành động chiến lược huy động vốn.

Nhằm đạt các mục tiêu huy động vốn, Agribank Quảng Yên thực hiện các chính sách hành động sau:

+ Đa dạng hố các hình thức, sản phẩm huy động để khách hàng lựa chọn: Để thu hút khách hàng và tạo ưu thế trong cạnh tranh, vận dụng vào những hình thức, sản phẩm huy động vốn truyền thống (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu...) và tạo ra các sản phẩm khác biệt có tính chiến lược như: Tiết kiệm học đường, tiết kiệm an sinh xã hội…là những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

+ Thực hiện marketing chăm sóc khách hàng theo nhóm khách hàng mục tiêu: Để thực hiện marketing, chi nhánh thực hiện phân nhóm khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu để có chính sách khách hàng phù hợp. Các nhóm khách hàng chính gồm: khách hàng dân cư, tổ chức kinh tế xã hội, và tổ chức tài chính.

+ Kế hoạch hành động chiến lược huy động vốn và sự phối hợp giữa các bộ

phận: Ban giám đốc thường xuyên chỉ đạo, đơn đốc, kiểm tra các phịng nghiệpvụ

liên quan tổ chức thực hiện tốt các chương trình hành động chiến lược, các mục tiêu đề ra trong chiến lược. Căn cứ vào mục tiêu tổng thể và điều kiện môi trường kinh doanh, Giám đốc ngân hàng phân cơng nhiệm vụ cho phịng kế hoạch kinh doanh xây dựng kế hoạch, thông báo và giao chỉ tiêu kế hoạch huy động hàng năm. Hàng tháng, q có đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra giải pháp kinh doanh cho quí sau.

Bộ phận kiểm sốt thuộc phịng tổng hợp, định kỳ hàng năm và đột xuất sẽ có chương trình kiểm tra nghiệp vụ huy động vốn như: thực hiện lãi suất, quy trình nghiệp vụ, chính sách chăm sóc khách hàng, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, các điều kiện đảm bảo cho khách hàng giao dịch, văn minh giao tiếp, đối chiếu trực tiếp khách hàng tiền gửi… nhằm đảm bảo an tồn tài sản, nâng cao uy tín xây dựng thương hiệu và hướng tới việc phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác, chống phiền hà.

2.2.1.4. Kế hoạch huy động vốn hàng năm

Là một chi nhánh của Agribank, Agribank Quảng Yên phải tuân thủ theo quy định về kế hoạch huy động vốn của hội sở chính.

Kế hoạch huy động vốn hàng năm phải phù hợp với: Chiến lược kinh doanh của Agribank trong từng giai đoạn; Khả năng tăng trưởng nguồn vốn huy động; Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng và khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng; Đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu cầu thanh tốn, an tồn hoạt động kinh doanh.

Căn cứ vào chiến lược huy động vốn của Agribank, chỉ tiêu vốn huy động hàng năm của chi nhánh được xây dựng trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn,

1 SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH CẤP I, II HỘI SỞ CHÍNH AGRIBANK 2 3

theo tỷ lệ được tăng dư nợ trên nguồn vốn tăng thêm và tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, dân cư trên từng địa bàn.

Căn cứ vào trình độ, năng lực kinh doanh, chi nhánh xây dựng kế hoạch huy động vốn của chi nhánh trình gửi hội sở chính.

Sơđồ 2.2: Quy trình lập kế hoạch trong hệ thống Agribank

Nguồn: ban Kế hoạch – Nguồn vốn Agribank

(1) Căn cứ dự kiến mục tiêu kinh doanh năm kế hoạch được Hội đồng thành viên phê duyệt, hội sở chính thơng báo kế hoạch năm cho Sở giao dịch, chi nhánh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn năm chuẩn bị việc báo cáo kế hoạch đối với hội sở chính.

(2) Chi nhánh căn cứ vào chiến lược kinh doanh của Agribank; định hướng kinh doanh hàng năm, xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi hội sở chính, kèm theo các bản thuyết minh giải trình rõ tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch.

(3) Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh thực hiện báo cáo kế hoạch huy động vốn, sau đó được tổng hợp cân đối chung tồn quốc làm căn cứ để trình Hộiđồng thành viên phê duyệt. Các chỉ tiêu được phê duyệt là căn cứ để điều hành kế hoạch tại chi nhánh.

2.2.1.5. Đánh giá công tác hoạch định chính sách, kế hoạch huy động vốn

Việc đánh giá kết quả hoạch định chính sách, kế hoạch huy động vốn của chi nhánh được tác giả luận văn tiến hành khảo sát 33 cán bộ nhân viên toàn chi nhánh và thu được kết quả cụ thể.

Qua bảng kết quả nghiên cứu ở phụ lục 2, ta có thể thấy chất lượng các khâu lập kế hoạch huy động vốn được nhân viên đánh giá chủ yếu ở mức tương đối đồng ý. Các mục tiêu huy động vốn hàng năm phù hợp được đánh giá 3.8, chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt, có tính cạnh tranh đạt 3.2, chính sách đa dạng hóa sản

phẩm dịch vụ huy động vốn là hợp lý đạt 3.97 và chính sách mạng lưới huy động vốn phù hợp 3.3. Ngồi ra chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả đạt 3.15, khách hàng huy động vốn hàng năm phù hợp nhu cầu sử dụng vốn đạt 3.19. Qua đó cho thấy việc lập kế hoạch tương đối hiệu quả và thiết thực. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh Quảng Yên cần phát huy lợi thế này để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của những năm kế tiếp.

Một phần của tài liệu Quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w