Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

1.3.1 Các yếu tố khách quan

1.3.1.1 Các yếu tố thuộc mơi trường quốc gia

Thứ nhất là tình hình trật tự xã hội và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:

Tình hình chính trị và trật tự an tồn xã hội của một quốc gia có quan hệ mật thiết tới hoạt động ngân hàng. Đối với một quốc gia được đánh giá có nên chính trị ổn định sẽ tạo mơi trường đầu tư an tồn, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước và thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngồi, từ đó kéo theo nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng tăng theo. Ngược lại, khi nền chính trị bất ổn sẽ tác động xấu tới tâm lý khách hàng do vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng giảm đi.

Bên cạnh đó tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng càng nhiều và đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, ngoài các KHDN cịn có các KHCN.

Thứ hai là cơ chế chính sách và sự quản lý của chính phủ:

Tại mỗi quốc gia, chính phủ đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết và quản lý kinh tế nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính ngân hàng nói riêng. Chính vì thế các điều kiện pháp lý và sự hỗ trợ từ chính phủ là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động của ngân hàng.

Mặt khác thơng qua cơng cụ quản lý của chính phủ là luật pháp thì hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng mới có thể được thực hiện một cách an tồn và bền vững. Hoạt động ngân hàng phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Đi đôi với sự phát triển đó là những hành vi gian lận, phạm pháp ngày càng tinh vi. Vì thế để tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng mà vẫn đảm bảo được tính an tồn cho cả ngân hàng và khách hàng thì chính phủ ban hành và qui định các điều luật cần phải bám sát với thực tiễn.

Thứ ba là dân số và sự gia tăng về dân số, cơ cấu và thu nhập dân cư.

Trong hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân hàng bán lẻ thì khách hàng là nhân tố chủ chốt, đóng vai trị quyết định trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Do vậy để đưa ra các quyết định đúng đắn trong phát triển dịch vụ ngân hàng thì đều phải dựa trên nhu cầu của khách hàng, mật độ dân số địa bàn nơi ngân hàng hoạt động. Bên cạnh đó nhu cầu của khách hàng cũng phụ thuộc rất lớn vào thu nhập, lối sống, trình độ dân trí, phong tục tập qn. Vì vậy để đưa ra các sản phẩm phù hợp với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng thì bên cạnh việc nhận biết nhu cầu khách hàng, ngân hàng cần thu thập thêm các thơng tin về thu nhập bình qn và cơ cấu dân cư trên địa bàn.

Thứ tư là trình độ khoa học công nghệ:

Trong thời đại ngày nay, hoạt động ngân hàng phát triển dựa trên trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt là hoạt động ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng địi hỏi ngày càng cao. Do vậy buộc các ngân hàng phải ứng dụng các công nghệ hiện đại để cung cấp được những sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

1.3.1.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành

Thứ nhất, chính sách và văn bản quản lý ngành ngân hàng: đây là một trong

những yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ. Sự thiếu ổn định trong chính sách quản lý ngành ngân hàng của NHNN cũng tác động rất lớn

đến sự phát triển của NHBL.Bằng việc sử dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ, các quy định khác liên quan đến ngành ngân hàng như điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tỷ giá, lãi suất...sẽ gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng, đặc biệt là hoạt động ngân hàng bán lẻ. Ví dụ việc thay đổi lãi suất sẽ tác động tới nhu cầu gửi tiền hoặc vay tiền của khách hàng...

Thứ hai,sự cạnh tranh của các NHTM, TCTD

Thị trường ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đang có 49 ngân hàng trong đó 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 31 ngân hàng TMCP, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và 2 ngân hàng liên doanh. Đây là con số không nhỏ so với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, điều này đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng hết sức khốc liệt, ngoài việc duy trì các khách hàng truyền thống thì phát triển thêm khách hàng mới và chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ luôn là ưu tiên hàng đầu đối với các ngân hàng.

Các ngân hàng trong nước sẽ khơng chỉ cạnh tranh với nhau mà cịn phải cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngồi có tiềm lực tài chính lớn và bề dày kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ NHBL. Thị trường bán lẻ sẽ khơng cịn là sân chơi độc quyền của các ngân hàng. Các tổ chức phi tài chính cũng đang hành động một cách ráo riết để chiếm lĩnh thị phần. Áp lực cạnh tranh này sẽ tạo ra sức ép không nhỏ đối với các ngân hàng, nhưng sức ép này là cần thiết và cũng là độc lực buộc các ngân hàng phải tự vươn lên nếu không muốn là người thua cuộc. Điều này sẽ làm thay đổi đáng kể nhận thức của các ngân hàng trong việc đề ra mục tiêu hoạt động và phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Cạnh tranh về dịch vụ tài chính sẽ đem lại lợi ích cho khách hàng thơng qua việc tự do hơn khi lựa chọn các loại dịch vụ, lựa chọn được nhà cung cấp tốt hơn với giá cả cạnh tranh...Như vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa và đa năng hóa..

Thứ nhất, chính sách phát triển dịch vụ NHBL của NHTM: Bất kỳ lĩnh vực

nào việc kinh doanh chỉ có thể thành cơng nếu có định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, vạch ra những bước đi cần thiết trong từng giai đoạn cũng như đề ra mục tiêu cần đạt được đối với mỗi loại hình dịch vụ. Mỗi ngân hàng đều có chiến lược, chính sách phát triển dịch vụ NHBL của riêng mình. Đối với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ càng phải có định hướng rõ ràng vì đây là một lĩnh vực khá mới, nó địi hỏi sự đáp ứng nhu cầu của đa số khách hàng. Vì vậy, ngân hàng phải xây dựng một chiến lược phát triển dịch vụ trên cơ sở việc xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống tài chính của mình để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đảm bảo rằng việc phát triển dịch vụ ngân hàng cũng phải có kế hoạch cụ thể, liên tục trong dài hạn.

Thứ hai, trình độ ứng dụng khoa học – công nghệ của ngân hàng

Công nghệ và các ứng dụng công nghệ hiện đại ngày này càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, và có thể nói nó đã trở thành yếu tố quyết định trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng. Nhờ ứng dụng cơng nghệ hiện đại mà đã có nhiều sản phẩm bán lẻ mới, tiện ích hơn được cung cấp cho khách hàng như dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền điện tử...Để bắt kịp với xu hướng của nền kinh tế thế giới, thốt khỏi sự lạc hậu, yếu kém thì cơng nghệ là yếu tố cần thiết trước tiên. Công nghệ được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý giao dịch với độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ cơng, vì vậy cải thiện được chất lượng dịch vụ.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực

Cùng với cơ sở hạ tầng và công nghệ, nhân lực là một yếu tố quyết định trong sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Con người – nhân tố quan trọng nhất cho quá trình cải cách và phát triển. Nhân lực tốt không những làm chủ mạng lưới, cơng nghệ và cịn là nhân tố quyết định việc cải tiến mạng lưới, cơng nghệ, quy

trình... và điều quan trọng hơn là tạo ra và duy trì các mối quan hệ vững với khách hàng.

Thứ tư, hoạt động Marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thơng qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Làm thế nào để thực hiện thành công marketing ngân hàng luôn là vấn đề đặt ra đối với từng ngân hàng.

Khi mà số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng trên thị trường là tương đương và có sự chênh lệch không đáng kể thì marketing dù khơng phải là một hoạt động quá mới mẻ nhưng hồn tồn có thể trở thành một vũ khí chiến lược giúp các ngân hàng có thế vượt qua các đối thủ để giành lấy ưu thế trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w