Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

1.3 Những nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường ngoại hối của một quốc

1.3.2 Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế

Xu hướng phát triển kinh tế của các quốc gia hiện nay là hướng tới hội nhập kinh tế, là mở cửa nền kinh tế và tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà có mức độ mở cửa khác nhau. Điều này nói lên rằng các quốc gia không thể tự thỏa mãn nhu cầu của chính mình, mà phải tiến hành chun mơn hóa sản xuất xuất khẩu những hàng hóa và dịch vụ có lợi thế so sánh và nhập khẩu những hàng hóa và dịch vụ khơng có lợi thế so

sánh. Như vậy, khi q trình tồn cầu hố càng phát triển, mức độ mở cửa của các nền kinh tế càng lớn thì chu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia sẽ càng tăng, hoạt động thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Và một khi còn tồn tại các đồng tiền khác nhau giữa các quốc gia, giữa các khu vực thì dẫn đến nhu cầu trao đổi tiền tệ càng nhiều để đáp ứng với đà phát triển của thương mại và dịch vụ quốc tế từ đó tác động đến hoạt động của TTNH.

Bên cạnh chu chuyển hàng hóa và dịch vụ phát triển, tồn cầu hóa cịn đưa đến việc mở cửa trong lĩnh vực chu chuyển vốn quốc tế. Một quốc gia mở cửa TTTC sẽ mang lại những lợi ích nhất định, tăng nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Những nhà đầu tư, những người đi vay sẽ có cơ hội tiếp cận với các dịng vốn có chi phí và lãi suất cạnh tranh thơng qua TTTC, bên cạnh đó trên TTTC quốc tế cịn cho phép những nhà đầu tư tài chính tìm kiếm khả năng sinh lời cao và giảm được rủi ro thơng qua đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế. Như vậy, khi mở cửa TTTC sẽ tạo điều kiện để quá trình luân chuyển vốn giữa các quốc gia phát triển nhu cầu chuyển đổi tiền tệ sẽ càng tăng giúp cho hoạt động trên TTNH phát triển.

Đây là một tác động vừa mang yếu tố khách quan vừa có yếu tố chủ quan: khách quan là bởi vì nền kinh tế thế giới hiện nay đứng trước nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu càng gia tăng mà nguồn tài nguyên càng cạn kiệt thì sự liên kết hợp tác để tận dụng những thế mạnh của những quốc gia, khu vực khác là sự vận động theo quy luật phát triển tự nhiên của nền kinh tế thị trường, cịn chủ quan là tùy thuộc vào chính sách mức độ hội nhập cuả từng quốc gia. Khi một nền kinh tế mở cửa với thế giới, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng trưởng mạnh cùng với luồng vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong trường hợp Việt Nam khi khoảng 90% tổng giá trị nhập khẩu là hàng tư liệu sản xuất và xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới.

Những biến động của giá nguyên vật liệu cũng như cầu giảm sút do khủng hoảng kinh tế là những nhân tố ảnh hưởng đến nhập siêu của Việt Nam và ảnh hưởng đến nguồn cung cầu ngoại tệ.

Q trình tự do hóa kiểm sốt ngoại hối vừa thúc đẩy sự phát triển của TTLNH vừa tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ phái sinh hoạt động bởi vì trong thế giới mà chính sách tỷ giá thả nổi được tồn cầu hóa, thì rủi ro tỷ giá sẽ gia tăng một cách mạnh mẽ và những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cũng như các ngân hàng sẽ gia tăng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động thuận lợi tạo cơ hội cho TTNH phát triển thì quá trình mở cửa sẽ làm cho nền kinh tế của một quốc gia đối mặt với những biến động từ bên ngoài. Trong một thế giới mà ở đó các thị trường liên kết với nhau sẽ làm cho mức tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá và tỷ lệ lạm phát … của các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lẫn nhau và nếu đó là những sự kiện như khủng hoảng kinh tế, tài chính của khu vực sẽ làm suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh của các quốc gia, giảm kim ngạch xuất nhập khẩu, tác động đến doanh số giao dịch trên TTNH sẽ sụt giảm.

Bên cạnh đó, cịn có tác động của các yếu tố: sự phát triển công nghệ thông tin, qui mơ ngày càng lớn của các giao dịch tài chính và những rào cản về tài chính thương mại bị bãi bỏ theo yêu cầu của hội nhập, đã dẫn đến sự tăng tốc độ chu chuyển các luồng vốn và trao đổi thương mại, hình thành nên một mạng lưới tài chính tồn cầu với sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các trung tâm tài chính. Những tin tức thị trường mau chóng lan truyền giữa các châu lục và tạo ra phản ứng dây chuyền trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư, đầu cơ trên toàn cầu cũng như dễ dàng gây ra hiệu ứng “domino” trên toàn cầu khi một thị trường tài chính của khu vực nào bị khủng hoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)