Dự trữ ngoại hối thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

2.3 Đánh giá quá trình phát triển TTNH của Việt Nam trong thời gian qua và

2.3.3.4 Dự trữ ngoại hối thấp

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 - 2012

Đơn vị tính : tỷ USD

Năm Chỉ tiêu

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Dự trữ ngoại hối 8.60 11.50 21.00 23.00 14.10 12.40 9.00 23.00

Nguồn : Ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB)

Theo IMF, một quốc gia có dự trữ ngoại hối từ 12 -14 tuần nhập khẩu thì được coi là đủ. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào 2 năm 2007, 2008 đạt mức 15 tuần nhập khẩu, vượt mức an tồn của IMF, đó là do trong 2 năm này kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, kiều hối chuyển về nước tăng và cán cân vốn cũng tăng mạnh.Tuy nhiên, so sánh với luồng vốn ngắn hạn chảy mạnh vào trong 2 năm này, thì dự trữ ngoại hối như vậy là còn thấp.

Năm 2009 mức dự trữ ngoại hối càng giảm mạnh chỉ còn tương đương 10 tuần nhập khẩu, đó là do những nguyên nhân khách quan của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới đã làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta giảm mạnh, chuyển tiền kiều hối giảm và nhất là nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam FDI giảm mạnh vốn thực hiện dự báo giảm 16,5%, FII chuyển ra ròng khoảng 560 triệu USD. Năm 2010, dự trữ ngoại hối sụt giảm chỉ còn hơn 7 tuần nhập khẩu, giảm 12% so với năm 2009, một trong những yếu tố chính làm sụt giảm dự trữ ngoại hối là do thâm hụt cán cân thanh toán, nhập khẩu tăng cao, như vậy cần phải dự trữ 20 tỷ USD mới đảm bảo nhập khẩu. Mức dự trữ như hiện nay là quá thấp so với các nước trong khu vực như Philippine 62.4 tỷ USD, Malaysia 106.5 tỷ USD năm 2010 (theo báo cáo của ADB). Năm 2011, dự trữ ngoại hối tiếp tục xuống thấp ở mức 9 tỷ USD, đến năm 2012 dự trữ ngoại hối tăng mạnh trở lại, đảm bảo an tồn cho số tuần nhập khẩu và qua đó cho thấy tín hiệu khả quan của nền kinh tế.

Như vậy, tình hình dự trữ ngoại tệ của Việt Nam thấp chủ yếu là do: (1) Cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt, thặng dư của cán cân vốn lại giảm dần từ năm 2008 đến nay đến nay, (2) Lượng ngoại tệ vào có tăng nhưng khơng được tập trung vào hệ thống ngân hàng và nguồn thu ngoại tệ còn nằm tản mạn trong dân cư, trong các công ty. (3) Việc phối hợp chưa được chặc chẽ giữa Bộ Tài chính và NHNN về quản lý nguồn thu ngoại tệ do xuất khẩu dầu thô làm hạn chế khai thác hiệu quả nguồn thu ngoại tệ còn khan hiếm của đất nước.(4) Định hướng chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối chủ yếu mới chỉ đặt ra mặt cơ cấu đảm bảo an tồn tài sản, hình thức đầu tư cịn đơn giản chủ yếu dưới hình thức tiền gửi tại các ngân hàng, các cơng cụ tài chính như trái phiếu chính phủ, chưa áp dụng các hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao như đầu tư vào cổ phiếu hay uỷ thác đầu tư vào các quỹ.

2.3.3.5 Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Pháp lệnh ngoại hối và Nghị định 160 đã được ban hành để quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối theo khuôn khổ pháp luật, nhưng Thông tư hướng dẫn thực hiện chế tài xử phạt do vi phạm pháp lệnh ngoại hối trong việc sử dụng ngoại tệ thanh toán, yết giá hàng hóa trong nước gây trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát và xử phạt khơng đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp và giảm hiệu quả của pháp lệnh và nghị định.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày sơ lược quá trình hình thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam, đồng thời phân tích thực trạng của TTNH Việt Nam. Nêu lên những hạn chế của TTNH đó là: Thứ nhất, hoạt động của TTNTLNH chiếm tỷ lệ quá thấp so với tổng doanh số giao dịch ngoại tệ trên thị trường, thứ hai là vai trò của NHNN chưa phát huy hiệu quả đối với sự phát triển TTNH trong giai đoạn hội nhập,

thứ ba là sự tồn tại và hoạt động mạnh mẽ của thị trường ngoại tệ khơng chính thức, thứ tư là thị trường ngoại tệ phái sinh còn sơ khai chưa được phát triển.

Trên cơ sở đó Luận văn đã tóm tắt những mặt đạt được và những hạn trong quá trình phát triển TTNH của Việt Nam thời gian qua, đồng thời đưa ra nguyên nhân mà

chủ yếu những thiếu sót trong q trình điều hành chính sách tỷ giá và thực thi những biện pháp quản lý ngoại hối là những nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển của TTNH nói riêng và nền kinh tế nói chung để làm cơ sở cho những giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam đến năm 2020

Định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 24/5/2006 với nội dung cụ thể như sau:

Tăng cường khả năng và mức độ bao quát của NHNN trong việc quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối trong nước và quốc tế, đồng thời có biện pháp hữu hiệu hạn chế, kiểm soát hiện tượng đào thoát vốn đầu tư ra nước ngồi. Thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lơ trình mở cửa thị trường tài chính. Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, theo hướng trước mắt bảo đảm đồng tiền Việt Nam được tự do chuyển đổi trên các giao dịch vãng lai và từng bước được chuyển đổi trên các giao dịch vốn. Thu hẹp phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đơ la hóa. Nâng cao trách nhiệm và khả năng của các NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ đi đôi với việc nới lỏng hạn chế và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thi trường ngoại hối.

Tăng nhanh dự trữ ngoại hối nhà nước. Thực hiện các biện pháp quản lý tập trung, thống nhất dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN. Tập trung các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Thực hiện chính sách ngoại hối mở để khuyến khích xuất khẩu và thu hút nguồn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trường và theo hướng gắn với một rổ các dồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam. Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đoái. Giảm mạnh và tiến tới

ngoại hối và các thị trường tiền tệ phái sinh theo các thông lệ quốc tế. NHNN chỉ can thiệp thị trường và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nước chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu CSTT và bình ổn thị trường tiền tệ. Nâng cao năng lực quản lý và can thiệp thị trường ngoại tệ của NHNN thông qua các nghiệp vụ thị trường. Hồn thiện khn khổ pháp lý về ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ngoại hối phát triển, các TCTD mở rộng hoạt động ngoại hối và các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách thuận lợi các nguồn ngoại hối. Thu hẹp đáng kể hoạt động ngoại hối khơng chính thức.

3.2 Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 3.2.1 Hoàn chỉnh khung pháp lý 3.2.1 Hoàn chỉnh khung pháp lý

Để phát triển TTNH an tồn và có hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, cần có cơ chế giám sát hoạt động thị trường, đồng thời với quan điểm nhà nước không trực tiếp can thiệp vào thị trường nhưng phải giám sát chặc chẽ thị trường tài chính nói chung và TTNH nói riêng thơng qua khn khổ luật pháp. Vì thế vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay NHNN phải hoàn thiện và bổ sung các quy định về luật pháp, tạo môi trường pháp lý đồng bộ thơng thống về hoạt động tài chính tiền tệ cho hoạt động của thị trường tài chính.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối muốn phát triển được cần phải có khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng; vừa tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia dễ dàng hiểu rõ và thực thi theo đúng pháp luật, vừa tạo điều kiện cho NHNN có thể kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà kinh doanh vừa bảo đảm hệ thống tài chính được an tồn. Các biện pháp phải thực hiện là:

(1) Tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh khung pháp lý, cơ chế, chính sách tiền tệ và các văn bản pháp quy liên quan theo hướng phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong mở cửa lĩnh vực tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các cam kết trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và WTO. Hoàn thiện khung pháp lý về ngoại hối nhằm thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển, các TCTD

mở rộng hoạt động ngoại hối và các lực lượng thị trường được tiếp cận một cách tuận lợi các nguồn ngoại hối.

(2) Cần mau chóng ban hành các thơng tư, quyết định hướng dẫn cụ thể và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của các văn bản pháp lý.

(3) Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là những nghiệp vụ mang tính kỹ thuật cao và phức tạp cả trong thực hiện và kiểm sốt vì thế các văn bản cần phải đầy đủ cả những chế tài nghiêm minh về dân sự và hình sự để phòng ngừa và xử lý những hành vi phá hoại gây rối loạn thị trường, hay vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng kinh doanh ngoại hối.

3.2.2 Về điều hành tỷ giá

Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, dù chưa hoàn toàn tự do hóa tài khoản vốn nhưng dưới yêu cầu của những cam kết khi gia nhập WTO luồng vốn sẽ di chuyển dễ dàng hơn đã đặt ra thách thức mới đối với việc kiểm sốt luồng vốn, điều hành chính sách tiền tệ và cơ chế tỷ giá mà những nhà nghiên cứu gọi là "bộ ba bất khả thi": (i) tỉ giá hối đoái cố định; (ii) tự do hóa tài khoản vốn và (iii) sự độc lập của chính sách tiền tệ. Các nhà làm chính sách hiểu rằng chỉ có thể đạt được 2 trong 3 mục tiêu trên cùng một lúc, vì nếu tự do hóa luồng vốn mà thực thi chính sách tỷ giá cố định cần phải mua ngoại tệ vào đưa nội tệ ra làm tăng lượng cung tiền ảnh hưởng đến việc thực hiên mục tiêu của chính sách tiền tệ, vì thế nếu muốn tự do hóa dịng vốn và ổn định tiền tệ thì phải thả nổi tỷ giá. Tương tự để có thể vừa thực hiện chính sách tỷ giá cố định vừa đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ thì cần phải kiểm sốt dịng vốn khơng thể tự do hóa.

Điều này đã được chứng minh trong giai đoạn năm 2007-2009, khi lượng ngoại tệ chảy vào gia tăng mạnh mẽ, NHNN đã phải mua USD để ổn định tỷ giá và khơng thực hiện trung hịa kịp thời cùng với giá nguyên liệu thế giới gia tăng đã làm tăng mức lạm phát, ngay cả khi trung hịa kịp thời thì lãi suất vẫn bị tác động ảnh hưởng mục tiêu của chính sách tiền tệ. Như vậy, việc hội nhập kinh tế đã đặt ra cho NHNN những thách thức về điều hành chính sách vĩ mơ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng.

Để thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt cần phải xác định:

Thứ nhất, nên xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh động vừa hoạt động

trong điều kiện bình thường vừa sử dụng khi có các cú sốc từ bên ngồi hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Vì vậy, chính sách tỷ giá nên được xây dựng theo hướng thiên về thả nổi nhằm phản ánh đúng những biến động của thị trường nhưng NHNN sẽ có những hành động can thiệp kịp thời đúng thời điểm thông qua việc mua vào và bán ra ngoại tệ khi tỷ giá biến động quá mức, kết hợp với việc kiểm soát luồng vốn. Tuy nhiên, để tỷ giá của TTLNH là tỷ giá phù hợp với giá trị thực của VND thì hoạt động trên TTLNH phải hiệu quả sự tham gia đặt lệnh mua bán của các chủ thể trên thị trường phải sôi nổi doanh số chiếm tỷ trọng lớn và vai trò tham gia của NHNN chỉ là thành viên của thị trường và đóng vai trị can thiệp.

Như vậy, tỷ giá hàng ngày được cơng bố phải theo tín hiệu thị trường, trong một ngày tỷ giá cũng có thể tăng và giảm chứ khơng chỉ có một tỷ giá cố định trong suốt ngày và thậm chí là suốt tuần như trước hay cố định một thời gian lâu rồi sau đó lại tăng mạnh như cách điều hành tỷ giá từ trước nay, mà nên thay đổi có tăng có giảm hàng ngày vì:

(1) Chính sự tăng giảm đó mới tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh ngoại hối phát triển, vì nếu giá cả của thị trường (tỷ giá) cứ cố định thì sẽ khơng có rủi ro tỷ giá và khơng cần thực hiện bảo hiểm rủi ro, như vậy sẽ khơng có các chủ thể muốn bảo hiểm rủi ro hạn chế lượng thành viên tham gia thị trường.

(2) Việc điều hành tỷ giá tạo ra tâm lý kỳ vọng sự tăng giá USD như bao lâu nay cũng không phù hợp với xu thế vận động của thị trường mà nên linh hoạt hơn phù hợp với diễn biến của cung cầu tiền tệ trên thị trường.

Để có thể xác định tỷ giá phù hợp với cơ chế thị trường vấn đề cần phải đặt ra là NHNN phải có đội ngũ chuyên viên giỏi, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối phải được giao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm và về tỷ giá đã tính tốn, nhằm thực hiện được mục tiêu chính sách tỷ giá đưa ra.

Cơ chế tỷ giá linh hoạt phù hợp với sự biến động cung cầu trên thị trường sẽ giúp cho TTNH hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, xóa bỏ cơ chế neo tỷ giá vào USD mà nên xác định tỷ giá trên cơ sở neo tỷ giá vào một rổ tiền với cơ cấu các tiền tệ theo tỷ trọng thương mại của những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam. Tỷ giá VND được phản ánh chính xác hơn

và ít bị phụ thuộc riêng vào sự mạnh yếu của USD, tình trạng Đơ la hóa thị trường cũng sẽ giảm. Tỷ giá đó phải được tính tốn để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng nội tệ .

Một cơ chế quản lý phù hợp phải đi kèm với việc xây dựng một hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, thường xuyên giám sát các hoạt động trên TTNH để kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ… và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ để kịp thời ứng phó.

NHNN cần xây dựng qui chế thông tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra vào trong nước, từ đó dự báo quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý TTNH hiệu quả hơn.

TTTT và TTNH có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, lãi suất với bản chất là giá cả trên TTTT và tỷ giá với bản chất là giá cả trên TTNH cũng có tác động lẫn nhau. Đối với những quốc gia duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi và lãi suất thả nổi, thì khi chênh lệch lãi suất của một cặp đồng tiền khơng tương thích với sự biến động của tỷ giá thì theo qui luật ngang giá lãi suất với tác động của các lực lượng thị trường thông qua những hoạt động kinh doanh chênh lệch giá sẽ đưa tỷ giá đến vị trí cân bằng mới.

Ở Việt Nam, với chính sách lãi suất chưa thả nổi hoàn toàn và tỷ giá theo cơ chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)