Chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch trên tài khoản vãng la

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

1.3 Những nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường ngoại hối của một quốc

1.3.3.2 Chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch trên tài khoản vãng la

vãng lai

Theo Nghị định 160/2006 giao dịch vãng lai là những giao dịch của người cư trú và không cư trú khơng vì mục đích chuyển vốn, như vậy, những giao dịch đó bao gồm các khoản thanh tốn và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp gián tiếp, các khoản tiền lãi và trả lãi nước ngoài, các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng. Quản lý ngoại hối đối với giao dịch trên tài khoản vãng lai gồm những nội dung cụ thể sau:

Theo dõi nguồn thu xuất khẩu

Mỗi quốc gia với trình độ phát triển kinh tế nhất định và với lợi ích của nước đó sẽ có những chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai khác nhau, qua đó sẽ có quy định về việc kiểm tra quản lý các nguồn thu xuất khẩu, khi lượng ngoại tệ trong nước q ít thì các nước thường có chính sách tập trung ngoại tệ vào một đầu mối do nhà nước quản lý để tăng mức dự trữ ngoại hối cho quốc gia và cân đối cung cầu ngoại tệ của đất nước, như có quốc gia thực hiện chính sách buộc phải bán lại tất cả những khoản ngoại tệ từ thu xuất khẩu cho ngân hàng hay thực hiện chính sách kết hối có tỷ lệ qui định. Những quy định về kiểm soát ngoại hối như vậy

sẽ gây bất lợi cho việc phát triển TTNH mà những nước trong khu vực Đông Nam Á đã từng thực hiện trước đây.

Giám sát việc thanh toán nhập khẩu

Là những biện pháp nhằm quản lý cầu ngoại tệ, để đảm bảo khả năng thanh tốn tiền hàng nhập khẩu, thường có những biện pháp như hạn chế nhập khẩu những hàng hóa xa xỉ, ưu tiên cho hàng hóa là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, áp dụng những qui định về các chứng từ bắt buộc phải xuất trình khi thanh tốn và qui trách nhiệm kiểm tra chứng từ, xuất trình chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, hợp lệ của khoản tiền thanh toán, nhằm quản lý chặc chẽ việc sử dụng ngoại tệ và đáp ứng những yêu cầu của các qui định trong công ước chống rửa tiền mà hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có tham gia.

Chính sách kiều hối

Kiều hối là ngoại tệ do người không cư trú chuyển về cho người cư trú trong nước. Đây là nguồn cung ứng ngoại tệ cho quốc gia mà khơng có những rủi ro hay phải trả lãi như những nguồn vốn vay của nước ngồi. Vì thế các quốc gia thường tạo mọi điều kiện dễ dàng cho hoạt động kiều hối, từ việc sử dụng mức phí hấp dẫn đến rút ngắn thời gian nhận tiền, cho phép nhận ngoại tệ mặt hay mở tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ vv…Tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ có những biện pháp để quản lý nguồn ngoại tệ này, nhằm hạn chế tình trạng đola hóa và nâng cao hiệu quả nguồn ngoại tệ này.

Chính sách mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngồi

Ban hành những quy định về việc được mua, chuyển ngoại tệ, hay những quy định cụ thể về số lượng ngoại tệ mặt được phép mang theo khi xuất ngoại hay khi nhập cảnh. Trong nước có hạn chế hay thả nổi việc thanh tốn, cất giữ, định giá bằng ngoại tệ của người cư trú.

Mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài

Ngoại tệ của người cư trú nằm trong tài khoản ở nước ngồi có thể được xem là khoản đầu tư ra nước ngồi, vì thế đối tượng này cũng phải được quản lý bằng những

qui định về việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngồi, về mục đích và cách sử dụng tài khoản của người cư trú là cá nhân hay các tổ chức.

Tóm lại, quản lý ngoại hối trên tài khoản vãng lai có thể được áp dụng theo những

chính sách thắt chặt hay tự do.

Áp dụng những chính sách quản lý ngoại hối thắt chặt như nhà nước độc quyền trong hoạt động ngoại thương, hoạt động thanh toán quốc tế chỉ do nhà nước thực hiện, tất cả những giao dịch chuyển ngoại tệ vào phải bán lại cho nhà nước, nếu muốn chuyển tiền ra phải được sự cho phép của nhà nước mà đại diện là NHNN. Hay nới lỏng hơn là những chính sách mà nhà nước không độc quyền về hoạt động ngoại thương nhưng giám sát chặt chẽ nguồn ngoại tệ thu được buộc phải bán cho nhà nước, hay nhà nhập khẩu chỉ được mua ngoại tệ thông qua ngân hàng theo tỷ giá của nhà nước ấn định trong từng thời kỳ, mà tỷ giá này thường theo ý muốn chủ quan của nhà nước chứ không phải do cung cầu trên thị trường xác định.

Ngược lại, chính sách quản lý ngoại hối tự do đối với những giao dịch trên tài khoản vãng lai, là nhà nước chỉ giám sát để đảm bảo những hoạt động thanh toán hay những giao dịch liên quan đến ngoại tệ có hợp pháp hay không, không cần phải xin giấy phép cho những khoản chuyển tiền một chiều ra nước ngoài, hay được ngân hàng cung ứng ngoại tệ theo nhu cầu hợp pháp, hợp lý theo tỷ giá thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)