Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trên TTNH Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

2.2 Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam

2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trên TTNH Việt

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối các ngân hàng vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ, có nghĩa là ngân hàng có thể tham gia kinh doanh trên TTNH với đầy đủ mục đích hay đầy đủ chức năng của các thành viên tham gia. Nhưng kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng Việt Nam hiện nay đa số chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ cho khách hàng nghĩa là chỉ có chức năng là nhà tạo giá thứ cấp, nhà chấp nhận giá, chứ ít có ngân hàng tham gia thực sự trên TTNH với vai trị nhà tạo gíá sơ cấp.

Các NHTM lớn ở Việt Nam có hoạt động kinh doanh ngoại hối đã phát triển nghiệp vụ này qua các năm, xem đây là lĩnh vực mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi vì, thơng qua các giao dịch ngoại hối với khách hàng, ngân hàng đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các nhà xuất nhập khẩu góp phần phát triển giao dịch thanh tóan và tài trợ ngoại thương.

Điểm qua về tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của một số NHTM lớn điển hình có thể thấy rõ điều này.

Bảng 2.1: Tỷ lệ Lợi nhuận họat động kinh doanh ngoại hối so với tổng lợi nhuận trước thuế

Đơn vị tính:% Năm Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VCB 11,11 31,61 18,35 10,28 12,45 11,49 ACB 7,29 26,51 14,88 6,16 7,36 8,75 Sacombank 6,37 45,95 14,44 -7,00 -8,5 -6,5 Eximbank 22,14 65,42 8,83 0,66 2,85 7,48 BIDV 6,89 33,64 5,79 3,2 6,42 9,76

Qua số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối đã mang đến cho các ngân hàng một khoản lợi nhuận không nhỏ như Eximbank có lợi nhuận từ họat động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ lệ đến 65,42% năm 2008 so với tổng lợi nhuận trước thuế, hay Sacombank có tỷ lệ gần 50% năm 2008 so với lợi nhuận trước thuế. Tại những ngân hàng này cho ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối không phải là một mảng kinh doanh hổ trợ cho các hoạt động khác mà cịn đóng vai trị quan trọng trong nguồn thu lợi nhuận của ngân hàng.

Tuy nhiên qua những số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trong 2 năm 2009, 2010 đã sụt giảm nhiều, do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 và biến động của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới. Điều này cho chúng ta thấy rõ sự tác động mạnh mẽ những yếu tố ngoại sinh đến hoạt động kinh doanh ngoại hối nhất là trong một nền kinh tế mở, đồng thời sự biến động của thị trường tiền tệ, tài chính sẽ tác động đến TTNH.

Để phát triển hoạt động kinh doanh các ngân hàng như ACB, Sacombank,VCB, Eximbank, Việt Á Bank đã đầu tư hệ thống Reuters 3000 và cập nhật hệ thống thanh toán Corebanking với phiên bản T24, là phiên bản mới nhất hiện nay. Những ngân hàng lớn đều quan tâm đến tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại hối và tìm kiếm các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về hoạt động này, nhằm mục đích thành lập đội ngũ nhân viên kinh doanh ngoại hối chun nghiệp có trình độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)