Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

1.3 Những nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường ngoại hối của một quốc

1.3.3.1 Chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá là những chủ trương biện pháp của chính phủ thơng qua cơ chế điều hành nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

Trong một nền kinh tế mở, động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đối bên trong và cân đối bên ngoài. Tuy nhiên những mục tiêu này có quan hệ mật thiết với nhau, những thay đổi cân đối bên trong sẽ tác động đến những thay đổi bên ngoài và ngược lại. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay những yếu tố của cân đối bên trong còn chứa đựng những yếu tố bên ngoài và ngược lại.

Tỷ giá là một biến số kinh tế quan trọng, tác động đến nền kinh tế với mức ảnh hưởng khác nhau ở các mặt hoạt động khác nhau, với TTNH chính sách tỷ giá sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp như sau:

(1) Một tỷ giá hối đoái phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ có tác động khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu và phát triển sản xuất, lưu thơng hàng hoá gia tăng lượng ngoại tệ trên TTNH.

(2) Tỷ giá được xác định đúng là giá cả của thị trường sẽ tạo cơ sở cho các giao dịch trên TTNH phát triển.

(3) Một chế độ tỷ giá phù hợp sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín đồng bản tệ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế thu hút luồng vốn đầu tư chảy vào gia tăng lượng ngoại tệ tạo cơ hội cho dịng chảy ngoại tệ được thơng suốt.

Lựa chọn một chính sách tỷ giá hợp lý phải tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, thể chế chính trị, phương hướng phát triển kinh tế và nhất là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ.

Xuất phát từ mục tiêu đặt ra và những tác động của chính sách, chính sách tỷ giá gồm 2 nội dung chính như sau:(i) Xác định một chế độ tỷ giá phù hợp (ii) Xác định hệ thống các công cụ tác động đến tỷ giá.

Chế độ tỷ giá (exchange rate regime) hay còn gọi là cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) phản ảnh cách thức xác định tỷ giá mà chính phủ lựa chọn và cách thức can thiệp vào tỷ giá của NHTW, vì thế chế độ tỷ giá được phân chia thành các chế độ tỷ giá đặc trưng là:

Chế độ tỷ giá cố định: là chế độ theo đó NHTW cơng bố và cam kết để duy trì tỷ

giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Vai trò của NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định và chỉ biến động trong một biên độ hẹp.

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do

theo qui luật cung cầu trên TTNH mà khơng có bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW.Vai trò của NHTW chỉ tham gia trên TTNH với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ khơng nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá hay để cố định lên tỷ giá. Trên thực tế tuy tuyên bố áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi nhưng chính phủ khơng hồn tồn thờ ơ trước sự biến động thất thường của tỷ giá, nên cũng có can thiệp để giảm sự biến động của tỷ giá, tuy nhiên can thiệp của chính phủ là tùy ý không đặt ra bất cứ mục tiêu bắt buộc nào phải đạt được.

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: là chế độ tỷ giá, theo đó NHTW tiến hành can

thiệp tích cực trên TTNH nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định. NHTW khơng cam kết duy trì một mức tỷ giá cố định nào, nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá chỉ biến động trong một giới hạn. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là sự kết hợp giữa chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá hối đối cố định.

Trong thực tế hầu như ít có một quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc thả nổi thuần t mà thay vào đó là một chính sách tỷ giá kết hợp giữa thả nổi và cố định với những đặc trưng đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia.

Chế độ tỷ giá là cơng cụ của chính sách kinh tế cuả chính phủ vì vậy chế độ tỷ giá phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chính phủ, mỗi quốc gia sẽ có nguyên tắc xác định tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá khác nhau và chính từ đó hình thành các chính sách tỷ giá khác nhau. Nội dung chính của chính sách tỷ giá chính là chế độ tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ xác định chiến lược phát triển kinh tế, dự trữ ngoại hối, đặc thù về hoàn cảnh lịch sử của mỗi quốc gia mà có sự lựa chọn những chính sách tỷ giá khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)