Tăng cường kiểm soát, hạn chế và tiến tới loại bỏ dần hoạt động của thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 98)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

3.2 Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

3.2.5 Tăng cường kiểm soát, hạn chế và tiến tới loại bỏ dần hoạt động của thị trường

trường ngoại tệ khơng chính thức

Việc tồn tại thị trường ngoại tệ khơng chính thức đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kiểm soát và quản lý ngoại hối của NHNN. Một lượng lớn cung cầu ngoại tệ nằm ngồi khả năng kiểm sốt của Chính phủ làm cho việc xác định giá trị bản tệ và hoạch

định chính sách tiền tệ quốc gia gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong tình hình tài chính bất ổn và bị tác động bởi biến động của thị trường tài chính tồn cầu.

Ở Việt Nam, những yếu tố để thị trường ngoại tệ khơng chính thức tồn tại và phát triển xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam, nội dung chi tiết đã được liệt kê trong chương 2. Vấn đề hiện nay, để thu hẹp và tiến tới xóa bỏ hồn tồn thị trường bày cần phải áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn đồng thời phải kết hợp với các cơ quan chức năng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thứ nhất, cần triệt để nghiêm cấm việc mua bán ngoại tệ ngoài các TCTD được

phép. Để tăng cường hiệu lực của pháp lệnh ngoại hối cần phảỉ có những chế tài về mặt kinh tế như xử phạt, tịch thu ngoại tệ, để có tác dụng răn đe gây ảnh hưởng mạnh đến ý định thực hiện việc mua bán ngoại tệ ngoài thị trường. NHNN phối hợp với các cơ quan chức năng cơng an, quản lý thị trường mới có kết quả tốt, đồng thời nên có những biện pháp hổ trợ như tuyên truyền, thông tin về pháp lệnh ngoại hối trên các phương tiện truyền thông báo, đài, để người dân có thể biết và thực hiện tốt, đây là một khâu quan trọng đối với thực trạng của nước ta, vì trãi qua một thời gian khá lâu mặc dù pháp lệnh đã ra đời từ năm 2006 nhưng rất ít người dân nắm được vì thế họ vơ tình phạm luật, cũng như chưa thấy ai bị phạt, bị tịch thu ngoại tệ, nên họ không sợ. Bên cạnh đó, cịn do sự tiện lợi do mua bán ngoại tệ trên thị trường khơng chính thức khi nào cần ngoại tệ có thể đến tiệm vàng để mua dễ dàng và nhanh chóng trong khi đó nếu đến NHTM sẽ phải xuất trình đầy đủ các loại chứng từ, mà nhiều khi không được đáp ứng nhu cầu. Để cạnh tranh với thị trường ngoại tệ khơng chính thức NHNN nên cho phép các NHTM thực hiện mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận như đã triển khai thí điểm tại Eximbank.

Thứ hai, các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ phải đáp ứng đủ nguồn ngoại

tệ cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu chính đáng, hợp lệ và hợp pháp. Mặc dù kinh doanh là việc của mỗi ngân hàng nhưng NHNN có thể có những biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM thông qua việc kiểm tra đột xuất, khi khách hàng cần ngoại tệ nhưng do tình trạng khan hiếm ngoại tệ, các ngân hàng găm

giữ và khơng chịu bán, NHNN có thể xử phạt bằng những biện pháp kinh tế như khi ngân hàng cần mua ngoại tệ trên TTNTLNH, NHNN sẽ khơng ưu tiên bán cho những ngân hàng đó.

Bên cạnh đó, các NHTM cũng nên hợp tác với NHNN trong việc tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho cá nhân cần mua ngoại tệ và tư vấn cho người dân có thể thay thế sử dụng ngoại tệ mặt bằng các phương tiện thanh tốn khác vừa an tồn vừa hiện đại. Ngoài ra, các NHTM có thể bán ngoại tệ theo đúng loại ngoại tệ của nước mà cá nhân đến nhằm giảm căng thẳng cầu USD, cũng như các NHTM có kinh doanh ngoại tệ cũng phải mua cả những loại ngoại tệ khác USD.

Để giảm bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, các NHTM nên có những chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế khi có thu ngoại tệ nếu bán cho ngân hàng sẽ được ưu tiên bán lại ngoại tệ khi doanh nghiệp cần, hay có thể thỏa thuận mua ngoại tệ theo tỷ giá có kỳ hạn. Về phía NHNN nên kết hợp chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá một cách hợp lý để khuyến khích nhà đầu tư bán ngoại tệ chuyển sang VND nhằm tăng cường nguồn cung ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ cuả thị trường.

Thứ ba, rà soát và rút giấy phép các đại lý thu đổi ngoại tệ vi phạm pháp lệnh

ngoại hối, đồng thời củng cố và phát triển hoạt động thu đổi ngoại tệ do ngân hàng thực hiện, vì hiện nay số lượng các phòng giao dịch của các ngân hàng đã gia tăng đáng kể và có thể thực hiện thu đổi ngoại tệ mà không cần phải ký hợp đồng với các đại lý. NHNN nên hổ trợ các ngân hàng mở phòng giao dịch thu đổi ngoại tệ tại các cửa khẩu vùng biên để thay thế các hoạt động buôn tiền của tư nhân vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của cá nhân vừa thu mua lượng ngoại tệ mặt trong dân cư. Thơng qua đó, NHNN sẽ quản lý được hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thu hẹp dần hoạt động của thị trường ngoại tệ khơng chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)