Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 100 - 106)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

3.2 Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

3.2.7 Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong hoạt động

động kinh doanh ngoại hối

Trước tiên là tăng năng lực tài chính, các ngân hàng thương mại của Việt Nam

cần tập trung nâng cao năng lực về vốn, để có thể phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, vốn lớn là điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động này và tiềm lực vốn càng lớn khả năng cạnh tranh sẽ cao hơn.

Kế tiếp là nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ chuyên viên, vì kinh doanh ngoại hối với đầy đủ hoạt động của nó là một lĩnh vực đòi hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và bộ máy tổ chức phải khoa học. Cho nên những ngân hàng muốn

phát triển nghiệp vụ này cần phải: Tuyển chọn những chun viên có trình độ cao có hiểu biết tốt về các loại sản phẩm phái sinh, có kinh nghiệm trên thị trường kinh doanh tiền tệ quốc tế để lãnh đạo phòng ban này, làm đầu tàu hướng dẫn và huấn luyện các nhân viên giao dịch, thường xuyên mở lớp tập huấn đào tạo để cập nhật những kiến thức mới cũng như học hỏi rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ.

Tổ chức hoạt động của phịng kinh doanh theo mơ hình chun mơn hóa cao có đủ ba phịng ban chức năng với đội ngũ chuyên nghiệp:

Đối với phòng kinh doanh giao dịch trực tiếp với khách hàng phải là những giao dịch viên (Dealer) có sự nhạy bén trong kinh doanh có năng lực phân tích, tổng hợp các yếu tố tác động đến tỷ giá để yết tỷ giá phù hợp, đồng thời phải xác định chiến lược kinh doanh để thiết lập trạng thái ngoại tệ vừa phù hợp với thị trường để đảm bảo nâng cao lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cao.

Đối với phòng hỗ trợ (back office) cần có những nhân viên có tính chu đáo cẩn thận hạn chế sai sót về mặt nghiệp vụ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh .

Đối với phòng kiểm sốt (Mid office): phải độc lập với 2 phịng trên và có trách nhiệm theo dõi giám sát những giao dịch do các giao dịch viên ký kết, để đảm bảo các giao dịch viên này tuân thủ những qui định kinh doanh ngoại hối về hạn mức trạng thái ngoại tệ, về tỷ giá giao dịch, nhằm phát hiện sớm những giao dịch có dấu hiệu vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh. Bởi vì, như chúng ta đã biết các giao dịch ngoại hối phái sinh như giao dịch quyền chọn hay tương lai có tính địn bẩy tài chính rất cao, vì thế có thể có những giao dịch viên liều lĩnh chạy theo lợi nhuận cao mà rủi ro lớn, đặt ngân hàng vào nguy cơ phá sản.

Hiện đại hóa hệ thống máy tính nối mạng, quản lý bằng hệ thống cơ sở dữ liệu, trang bị các phần mềm tính phí quyền chọn và hệ thống EBS để có thể tham chiếu giá cả và lượng giao dịch trên thị trường thế giới. Electronic Brokerage System (EBS) là hệ thống môi giới cho các nhà kinh doanh, làm nghiệp vụ môi giới dựa trên cơ sở kỹ thuật và dịch vụ thanh toán. EBS là thành viên của thị trường chứng khốn Bắc Mỹ thơng qua EBS, các nhà kinh doanh ngoại hối có thể thấy được các luồng tiền di

chuyển trên thị trường thế giới; các ngân hàng có thể thấy được các lệnh trên thị trường mua và thị trường bán đang ở mức nào.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, song song với

những biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng cần phải quan tâm đến việc quản trị rủi ro do hoạt động kinh doanh này mang đến.

Để hạn chế rủi ro và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần chú ý đến các biện pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng hạn mức trạng thái ngoại tệ một cách linh hoạt và hợp lý. Hạn

mức (hay giới hạn trạng thái ngoại hối mở)là một công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hạn mức này ngân hàng nên phân định và giới hạn mức thua lỗ tối đa cho mỗi giao dịch ngoại hối tùy thuộc vào năng lực kinh doanh, kinh nghiệm, trình độ của mỗi giao dịch viên. Đồng thời phải ban hành các chế tài đối với những hành vi vi phạm, giao quyền đầy đủ và tự chủ cho bộ phận giám sát, để chủ động xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nhằm tăng tính kỷ luật trong kinh doanh và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Thứ hai, quan tâm đến hoạt động phân tích và dự báo, trong giai đoạn hội nhập

kinh tế ngày càng sâu và rộng của thế giới ngày nay, sự tăng giảm giá của bất cứ loại ngoại tệ mạnh nào, sự thay đổi chính sách kinh tế của những nước có quan hệ thương mại với nước ta, giá cả của những sản phẩm thiết yếu như xăng, dầu, vàng đều ngay lập tức ảnh hưởng đến tỷ giá, ảnh hưởng đến lãi lỗ trên trạng thái ngoại hối của ngân hàng đó.

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối cơng tác phân tích và dự báo đóng vai trị hết sức quan trọng, độ chính xác của hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng lập chiến lược kinh doanh xác định hạn mức trạng thái, mức biến động tỷ giá đối với ngoại tệ, để yết giá phù hợp nhằm thực hiện được chiến lược đã đề ra, cũng như định giá và phí của các giao dịch một cách hợp lý vừa mang tính cạnh tranh cao vừa phòng ngừa rủi ro.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 Luận văn trình bày cơ sở để phát triển TTNH Việt Nam là dựa trên những thành quả đạt được trong quản lý, trong điều hành nền kinh tế vượt qua được những cú sốc khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua, sự phát triển hệ thống ngân hàng, đồng thời căn cứ vào mức độ mở cửa nền kinh tế để đưa ra định hướng phát triển TTNH cho phù hợp chủ trương chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.

Xác định (1) Phát triển TTNH là bước đi tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình hội nhập nền kinh tế, phải xác định đây là mục tiêu để hoàn thiện thị trường tài chính tiến tới đón nhận những thời cơ cũng như những thách thức do quá trình mở cửa mang đến. Bước chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu thì càng tận dụng được cơ hội cũng như hóa giải được những rủi ro bất trắc do qua trình mở cửa mang đến vì thế (2) định hướng xây dựng TTNH phải đảm bảo an tòan nhưng cần phải chú ý đến yếu tố hội nhập vì có liên thơng với TTNH thế giới thì TTNH Việt Nam mới phát triển.

Trên cơ sở định hướng đó, Luận văn đã đưa ra các biện pháp nhằm phát triển TTNH Việt Nam trong tiến trình hội nhập với những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường TTNTLNH, hạn chế và thu hẹp thị trường ngoại tệ khơng chính thức, hạn chế tình trạng đơla hóa, nâng cao tính chuyển đổi của VND, hoàn thiện thị trường tài chính để tạo điều kiện tương tác với TTNH cùng phát triển, hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối và công tác giám sát quản lý TTNH hoạt động nhằm đạt được mục đích đảm bảo an tồn hệ thống tài chính.

KẾT LUẬN

Đề tài “ Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam ” có mục đích nhằm tìm hiểu rõ hơn về quá trình phát triển và thực trạng thị trường ngoại hối, quản lý ngoại hối tại Việt Nam hiện nay cũng như tác động của quá trình hội nhập đến thị trường ngoại hối . Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngoại hối và hoạt động của thị trường ngoại hối của các nước khác trên thế giới, từ đó đề xuất ra các giải pháp thích hợp đối với thị trường ngoại hối Việt Nam.

Qua đề tài, có thể thấy chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở nước ta trong thời gian qua đã có nhiều đổi thay rõ rệt, đã đem lại nhiều kết quả khả quan và đóng góp một phần không nhỏ vào việc ổn định và phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn nhiều hạn chế của các chính sách điều hành và quản lý thị trường ngoại hối.

Với những phân tích dựa trên thực tế thực trạng của thị trường ngoại hối ở Việt Nam, đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Nêu được thực trạng của thị trường ngoại hối tại Việt Nam hiện nay

- Thấy được những mặt tích cực & mặt tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế mang lại.

- Làm rõ những mặt tích cực và mặt hạn chế của những chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá.

- Đề xuất những giải pháp thiết thực cho chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Qua đề tài, tác giả đã nêu lên những ý kiến của mình đóng góp cho việc ngày càng hồn thiện những chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ngày nay. Tất cả nhằm một mục đích góp phần xây dựng thị trường ngoại hối Việt Nam ngày càng phát triển và đóng góp nhiều hơn vào việc ổn định và phát triển kinh tế của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Dương Tấn Diệp (2001), Giáo trình "Kinh tế vĩ mơ", NXB Thống kê 2. Dương Hữu Hạnh (2009), Tiền tệ và tài chính quốc tế, NXB Thống kê 3. Đặng Hào Quang (2006), Kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê

4. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình "Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối",

NXB Thống kê

5. Lê Văn Tư & Phạm Văn Năng (2003), Thị trường tài chính, NXB Thống kê 6. Nguyễn Minh Kiều (2008), Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối,

NXB Thống kê

7. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ phái sinh, NXB Thống kê

8. Nguyễn Văn Tiến (2001), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở,

NXB Thống kê

9. Nguyễn văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

10. Nguyễn Minh Trí (2009), Nhập mơn tài chính ngân hàng : Tiền tệ, hệ thống tài

chính & nền kinh tế , Trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh

11. Thái Bá Cẩn & Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB NXB Thống kê

Tiếng Anh

13. International Financial Statistics, Year Book 2002 and October 2003. IMF

Các website 14. http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1998373 15. http://vneconomy.vn/p0c6/tai-chinh.htm 16. http://www.oanda.com/convert/fxhistory 17. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 18. http://www.adb.org/data/statistics 19. http://www.imf.org/external/index.htm 20. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)