Thực trạng yết giá kinh doanh và mua bán ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 67)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

2.2 Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam

2.2.2.4 Thực trạng yết giá kinh doanh và mua bán ngoại tệ

Theo kỹ thuật kinh doanh ngoại hối, để có thể đảm bảo trạng thái ngoại hối theo qui định các NHTM sẽ sử dụng các kỹ thuật yết giá để thực hiện trạng thái ngoại tệ mục tiêu mình mong muốn. Nếu muốn mua nhiều hơn bán, các ngân hàng sẽ yết tỷ giá mua vào cao hơn giá trên thị trường và khi muốn bán nhiều hơn mua các NHTM sẽ yết giá bán thấp hơn giá trên thị trường, và nguyên tắc kinh doanh là yết tỷ giá mua nhỏ hơn tỷ giá bán để có lời, thơng qua tỷ giá được yết có thể xác định được chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.

Tuy nhiên, trên TTNH Việt Nam bảng yết giá của các NHTM khơng hồn tồn có ý nghĩa như vậy, thậm chí có những lúc các NHTM yết tỷ giá mua bằng tỷ giá bán (VND/USD) và tùy từng thời điểm điều này có mục đích khác nhau:

Khi tỷ giá mua bằng tỷ giá bán và bằng tỷ giá sàn: S

b = S

a = TGLNH - % (biên độ qui định) là NHTM chỉ muốn bán chứ không muốn

mua và ngược lại.

Ngoại tệ

Tỷ giá ngày 13-02-2008 của VCB HCM TGLNH: 16.079 VND/USD. Biên độ: +/-0,75%

Giá mua

Giá bán

Tiền mặt Chuyển khoản

Khi tỷ giá bán bằng tỷ giá mua bằng tỷ giá trần: S

b = S

a = TGLNH + % (biên độ qui định) là các NHTM chỉ muốn mua

chứ khơng muốn bán và tình trạng này phổ biến hơn

Ngoại tệ

Tỷ giá ngày 07-09-2004 của VCB HCM TGLNH: 15.715VND/USD. Biên độ: +/-0,25%

Giá mua

Giá bán

Tiền mặt Chuyển khoản

USD 15.747 15.754 15.754

Trường hợp yết giá mua = giá bán và bằng giá trần là phổ biến trong thời gian qua của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên vào năm 2008, tình hình lại diễn biến theo một chiều hướng khác: giá mua = giá bán = giá sàn đây là trường hợp hiếm có chỉ xảy ra vào giai đoạn đầu của năm 2008 vì đó cũng là giai đoạn nguồn cung USD tăng vọt do lượng tiền kiều hối về nhiều và thị trường chứng khoán của Việt Nam thu hút mạnh luồng vốn gián tiếp.

Hiện tượng yết giá như trên là do bị khống chế bởi qui định tỷ giá VND/USD phải được mua bán theo qui định của NHNN căn cứ vào TGLNH và biên độ qui định, TGLNH thường có khoảng cách xa so với tỷ giá thị trường nên cho dù sử dụng hết biên độ vẫn không tương ứng với giá thị trường.

Tuy nhiên, tỷ giá thì yết như vậy nhưng trong thực tế các NHTM Việt Nam hầu như không thực hiện mua bán theo tỷ giá niêm yết mà có nhiều biện pháp để lách qui định trần tỷ giá.

2.2.3 Thị trường ngoại tệ khơng chính thức

Thị trường ngoại tệ khơng chính thức ở Việt Nam hoạt động là do có nhiều nguồn cung cấp ngoại tệ như:

Nguồn kiều hối: Đây là luồng ngoại tệ chảy vào trong nước ngày càng tăng và

chiếm doanh số khá lớn trong cán cân vãng lai, theo thống kê hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam sống ở 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó gần 400.000 người có trình độ đại học trở lên. Ngồi ra, cịn khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng nguồn kiều hối vẫn chủ yếu từ Mỹ, Canada và một số thị trường có số lượng lao động xuất khẩu nhiều như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia...Với số lượng người Việt sinh sống và lao động ở nước ngoài nhiều như vậy cộng thêm truyền thống gia đình giúp đỡ thân nhân của người Việt đã tạo nên một nguồn cung ngoại tệ đáng kể hàng năm.

Kể từ năm 2000 thực hiện Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg và Thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 đã xoá bỏ việc người nhận kiều hối đóng thuế thu nhập khơng thường xuyên giúp cho lượng kiều hối gia tăng mạnh mẽ.

Bảng 2.9 : Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ năm 1997-2012

Đơn vị: Tỷ USD

Năm Số lượng Năm Số lượng

1997 0,40 2005 3,80 1998 0,95 2006 5,20 1999 1,20 2007 6,30 2000 1,76 2008 7,20 2001 1,82 2009 6,80 2002 2,20 2010 8,54 2003 2,60 2011 9,00 2004 3,20 2012 10,00

Biểu đồ 2.1 : Lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1997 – 2012

Đơn vị : tỷ USD

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo của NHNN

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy lượng kiều hối tăng qua các năm. Năm 1997, kiều hối còn ở mức khiêm tốn chỉ có 400 triệu USD thì đến năm 2004 đã tăng gấp 8 lần đạt 3,2 tỷ USD và năm 2008 đạt mức tăng kỷ lục 7,2 tỉ USD. Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, kiều hối giảm cịn 6,3 tỉ USD. Năm 2010 đạt hơn 8,5 tỷ USD tương đương 8% GDP tăng 25,6% so với năm 2009 và vượt mục tiêu dự kiến ban đầu là quanh mức 6 tỷ USD. Đến năm 2012, ngoại hối đạt cột mốc 10 tỷ USD, một con số ấn tượng, góp phần rất quan trọng vào nguồn cung ngoại tệ của đất nước và là một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ mua lại khoảng 10% lượng ngoại tệ này.

Tuy chưa thể thống kê chính xác lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường này nhưng có thể thấy rằng đó là số lượng khá lớn vì nếu chỉ xét trên lượng kiều hối gửi về và số lượng ngoại tệ mà các ngân hàng mua được có sự chênh lệch đáng kể, điều này xảy ra vì đa số những người nhận tiền kiều hối đều rút ngoại tệ và bán ra trên TTKCT vì tỷ giá cao hơn tỷ giá chính thức trong ngân hàng.

Nguồn cung từ các cơng ty tư nhân có thu nhập ngoại tệ: khi các cơng ty này được

thanh toán bằng ngoại tệ họ bỏ vào tài khoản tiền gửi cá nhân và theo qui định họ có thể rút ngoại tệ mặt trên tài khoản ngoại tệ cá nhân và khi tỷ giá chính thức thấp hơn tỷ giá trên TTKCT, họ bán ra ngoài để kiếm lời. Đặc biệt, trong những trường hợp thị trường khan hiếm ngoại tệ, các công ty nhập khẩu cần mua ngoại tệ để thanh tốn nhưng ngân hàng khơng có ngoại tệ để bán, có ngân hàng biết được doanh nghiệp có ngoại tệ đã sẳn sàng làm trung gian cho những tổ chức kinh tế có ngoại tệ để bán cho công ty nhập khẩu Như vậy lượng ngoại tệ này cũng có thể được xem như là nguồn cung trên TTKCT.

Nguồn cung ngoại tệ từ những người có thu nhập bằng ngoại tệ, những người kinh

doanh có thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ hay Việt kiều về thăm nhà và một số những người nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch hay học tập, làm ăn, kinh doanh cũng mang ngoại tệ về họ khơng bán cho ngân hàng theo tỷ giá chính thức mà bán bên ngoài ngân hàng với tỷ giá chênh lệch cao hơn tỷ giá chính thức. Nguồn cung này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh số trên TTKCT.

2.2.4 Vai trò của NHNN đối với TTNH Việt Nam trong giai đoạn vừa qua 2.2.4.1 Thực hiện vai trị can thiệp TTNH và điều hành chính sách tỷ giá 2.2.4.1 Thực hiện vai trò can thiệp TTNH và điều hành chính sách tỷ giá

Q trình hội nhập quốc tế càng sâu rộng thì TTNH càng bị tác động, có những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường, NHNN với vai trò thực thi chính sách tiền tệ thơng qua hoạt động can thiệp trên TTNH và sử dụng cơ chế điều hành tỷ giá qua đó thực thi vai trị cứu cánh cuối cùng cùa NHNN trên TTNH, để tận dụng những tác động thuận lợi và khắc phục những tác động xấu đến thị trường đảm bảo cho thị trường hoạt động và phát triển ổn định.

Khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên là khủng hoảng tài chính-tiền tệ diễn ra ở khu vực Đông Nam Á vào năm 1997, điểm xuất phát từ Thái Lan, sau đó lan nhanh khắp khu vực và có phạm vi ảnh hưởng toàn thế giới, Việt Nam cũng khơng thốt khỏi ảnh hưởng đó. Đây là những năm khó khăn và nhiều thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam, do ảnh hưởng của

thiên tai và khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực. Với bối cảnh nền kinh tế như vậy, NHNN đã có điều chỉnh cơ chế tỷ giá tương đối linh động hơn so với giai đoạn trước.

2.2.4.2 Những biện pháp góp phần hạn chế hoạt động của thị trường ngoại tệ khơng chính thức. tệ khơng chính thức.

Ban hành pháp lệnh ngoại hối làm cơ sở pháp lý để qui định những hoạt động liên quan đến ngoại hối là bước tiến trong quá trình xây dựng một khung thể chế để điều hành TTNH, nhưng kể từ khi ban hành việc theo dõi giám sát và sử dụng chế tài đối những hành vi vi phạm pháp lệnh ngoại hối hầu như không được chú trọng mà chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra, phạt khi thị trường ngoại hối gặp khó khăn về cung cầu ngoại tệ, tỷ giá căng thẳng…

Trong năm 2008, sau một loạt những hành động của Nhà nước nhằm vào TTKCT mà đỉnh điểm là khoảng giữa năm 2008, thì TTKCT thức trầm lắng một thời gian, có lúc gần như đóng băng, nhưng rồi sau đó thị trường hoạt động sơi nổi trở lại cùng với sự lơ là trong kiểm tra của Nhà nước.

NHNN ban hành các chỉ thị kiểm tra và xử lý những vi phạm trong mua bán và niêm yết giá bằng ngoại tệ nhằm hạn chế TTKCT và tình trạng đơ la hóa. Tuy nhiên, vào năm 2010 hoạt động mua bán ngoại tệ trên TTKCT vẫn nhộn nhịp vì lúc này sự chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường rất cao có lúc lên đến 2000 VND, hầu như các NHTM không mua được ngoại tệ dẫn đến tình trạng căng thẳng ngoại tệ trong khi đó nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu càng tăng.

NHNN kết hợp với các cơ quan chức năng đã thi hành nhiều biện pháp mạnh nhằm hạn chế cơ sở tồn tại TTKCT như: cấm triệt để việc mua bán ngoại tệ ngoài ngân hàng và đi kèm theo đó là những chế tài như tịch thu ngoại tệ, đồng thời đưa ra những kiến nghị sẽ hạn chế kinh doanh vàng miếng ngồi thị trường chính thức, trong thời gian này TTKCT đã co cụm khơng cịn hoạt động rầm rộ như trước và ngoại tệ cũng đã chảy vào ngân hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, lại xuất hiện vấn đề bức xúc là nhu cầu ngoại tệ chính đáng của người dân khơng được ngân hàng đáp ứng, họ phải lén lút mua trên TTKCT với giá cao hơn nhiều.

2.3 Đánh giá quá trình phát triển TTNH của Việt Nam trong thời gian qua và nguyên nhân của những tồn tại nguyên nhân của những tồn tại

2.3.1 Những mặt đạt được

Thứ nhất, đã xây dựng nền móng cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTNH

TTNH hoạt động theo quy chế được ban hành về căn bản phù hợp với Luật NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng đảm bảo cho hoạt động của thị trường phù hợp với luật pháp, đồng thời cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh ngoại hối đang dần hoàn thiện, NHNN đã xây dựng hệ thống các văn bản pháp qui về hoạt động quản lý ngoại hối với mức độ luật hố càng cao khơng cịn ở dưới dạng các nghị định mà là pháp lệnh (Pháp lệnh ngoại hối ban hành năm 2005) tạo môi trường cho việc điều hành, thực hiện chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại hối theo khuôn khổ của pháp luật.

Những quy định quản lý ngoại hối đáp ứng yêu cầu của điều VIII của Hiệp Định GATT 1994 các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai đã được tự do hóa, các biện pháp quản lý ngoại hối chỉ áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ để duy trì sự ổn định tài chính và tiền tệ quốc gia.

NHNN đã từng thành lập trung tâm giao dịch ngoại hối tạo cơ sở cho hoạt động của một sàn giao dịch ngoại tệ, tuy nhiên cơ chế thanh toán và giao dịch của trung tâm không hợp lý và khơng tương thích với hoạt động của sàn giao dịch ngoại hối như TTNH của các nước trong khu vực và thế giới.

Thứ hai, ảnh hưởng tích cực của q trình hội nhập tạo động lực cho các NHTM

trong nước nâng cao trình độ mở rộng hoạt động và tăng năng lực vốn. Theo cam kết khi gia nhập WTO đến năm 2010 các ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện tất cả các dịch vụ mà NHTM trong nước được thực hiện (Phụ lục số 3), sự cạnh tranh gay gắt của những đối tác nước ngồi có kinh nghiệm có năng lực về vốn và trình độ cao đã tạo sức ép mạnh lên các NHTM, vì thế các NHTM ngày càng chú ý tập trung nguồn lực để nâng cao trình độ chun mơn, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại và tăng

trong nước: VCB, Eximbank đã có trang bị phịng kinh doanh ngoại hối với các thiết bị hiện đại và tổ chức hoạt động kinh doanh nối mạng với thị trường thế giới, hai ngân hàng này được xem là có thế mạnh về kinh doanh ngoại hối với các chuyên gia có trình độ cao về nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Bên cạnh đó là các ngân hàng nước ngồi, ngân hàng liên doanh có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối trên TTNH thế giới như: Standar Chartered Bank, Deustsche Bank, HSBC, … sẽ là những chủ thể có khả năng tham gia và phát triển TTNH sẽ làm tăng tính cạnh tranh và thanh khoản cao cho thị trường. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM ngày càng mở rộng và năng lực kinh doanh, quản trị rủi ro của các NHTM ngày càng được chú trọng và củng cố.

Thứ ba, mặc dù giao dịch phái sinh còn sơ khai nhưng thị trường này đã bước đầu

hình thành trên cơ sở có khung pháp lý qui định và các chủ thể trên thị trường đã làm quen với giao dịch kỳ hạn, quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất.

Thứ tư, thị trường chứng khốn đã đi vào hoạt động và có thời kỳ rất phát triển

(năm 2007, 2008) đã thu hút lượng ngoại tệ đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào rất mạnh mẽ, tác động làm tăng lượng cung ngoại tệ cho TTNH giải quyết tình trạng căng thẳng về cung cầu ngoại tệ.

Thứ năm, thực hiện tốt cam kết tự do hóa tài khoản vãng lai, thực hiện quản lý

giao dịch ngoại hối trên tài khoản vãng lai bằng những giải pháp thị trường và theo pháp lệnh, xóa bỏ tình trạng cấp phép mua bán ngoại tệ, giao quyền kiểm tra thực hiện việc bán ngoại tệ cho các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ.

Tuy nhiên đánh giá hoạt động TTNH Việt Nam có thể thấy cịn rất nhiều hạn chế trong tổ chức, quản lý và điều hành thị trường

2.3.2 Những hạn chế của Thị trường ngoại hối Việt Nam 2.3.2.1 Hoạt động TTNTLNH còn khiêm tốn 2.3.2.1 Hoạt động TTNTLNH còn khiêm tốn

Số ngân hàng tham gia trên TTLNH cịn q ít so với tổng số lượng các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính phi ngân hàng của tất cả các hình thức sở hữu hiện nay, điều này cũng dẫn đến doanh số giao dịch trên TTNTLNH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế, qua đó cho thấy sự hạn chế về năng lực kinh doanh ngoại hối và nguồn vốn còn khiêm tốn của các ngân hàng tham gia TTNTLNH. Doanh số giao dịch chủ yếu là của NHNN, doanh số giao dịch của các NHTM với vai trò nhà tạo giá cịn hạn chế.

Chính điều này đã cho thấy hoạt động của TTNTLNH chỉ là hình thức chưa thực sự đóng vai trị là thị trường sơ cấp nơi hình thành tỷ giá, một biến số kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến q trình điều hành chính sách tỷ giá. Điều này cũng lý giải vì sao tỷ giá BQLNH thường có sự cách biệt so với tỷ giá trên TTKCT.

Bên cạnh đó, trong vài thời điểm NHNN chưa thực hiện đầy đủ vai trò can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)