Về tự do hóa tài khoản vãng lai và tự do hóa tài khoản vốn theo lộ trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 92)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

3.2 Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

3.2.3 Về tự do hóa tài khoản vãng lai và tự do hóa tài khoản vốn theo lộ trình

Việt Nam đã cam kết thực hiện tự do hoá tài khoản vãng lai theo pháp lệnh ngoại hối không hạn chế nhu cầu mua ngoại tệ hợp lý hợp pháp của những cá thể và các tổ chức kinh tế nhưng trong thực tế nhu cầu chính đáng về ngoại tệ của người dân, doanh nghiệp chưa được đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Những nhà đầu tư nước ngồi khi chuyển ngoại tệ vào đầu tư, họ có nhu cầu chính đáng khi có lợi nhuận sẽ bán VND mua ngoại tệ để chuyển về nước, nhưng TTNH Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng cầu lớn hơn cung và ngân hàng gặp khó khăn cho việc thỏa mãn nhu cầu mua ngoại tệ của nhà đầu tư, chính điều này là một trong những nguyên nhân làm giảm sức thu hút của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, làm hạn chế nguồn ngoại tệ chảy vào ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ trên thị trường, vì thế cần phải hồn thiện tốt những cam kết về tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai. Muốn vậy NHNN cần có những biện pháp tăng cường thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, đảm bảo cân bằng cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện thực hiện tốt thanh toán quốc tế, thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.

Giao dịch quan trọng trong tài khoản vãng lai của nước ta đó là kiều hối, là khoản chuyển tiền một chiều khơng có rủi ro với số lượng lớn góp phần bù đáng kể vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để gia tăng nguồn kiều hối, đồng thời áp dụng các biện pháp kinh tế có kết hợp biện pháp hành chính để khoản ngoại tệ này sẽ được thu hút vào hệ thống ngân hàng nhằm phát huy lợi thế của nguồn ngoại tệ này.

Tuy chính sách cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta trong thời kỳ hội nhập phải đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế, hướng đến tự do hóa thị trường tài chính- tiền tệ-ngoại hối. Nhưng khơng có nghĩa là buộc chúng ta phải ngay lập tức phải thực thi các chính sách quản lý tự do hóa hồn tồn như các nền kinh tế phát triển, mà cần dựa vào thực tiễn, hoàn cảnh của nước ta hiện nay.

Trong giai đoạn này và trong vài thập niên tới, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như thực hiện các chương trình kinh tế xã hội lớn của nhà nước rất cần vốn vì

thế, chúng ta cần phải tập trung quản lý ngoại tệ từ mọi nguồn về một đầu mối là NHNN, từ nguồn thu xuất khẩu dầu thô, đến tất cả các nguồn thu xuất khẩu khác, nhằm sử dụng tốt nguồn ngoại tệ của nước ta trên phương châm phát huy hết sức mạnh nội lực rồi mới đến huy động nguồn vốn từ bên ngồi, bởi vì chúng ta đều hiểu rằng vốn đầu tư của nước ngoài vào làm cho cán cân vốn thặng dư, trong ngắn hạn sẽ giúp cải thiện cán cân vãng lai thâm hụt, nhưng trong tương lai luồng vốn này sẽ được chuyển ra dưới hình thức lợi nhuận hay chuyển vốn về nước.

Nói như vậy, để thấy rằng việc tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài là rất cần thiết nhưng việc quản lý nguồn vốn vào và ra nhằm phát huy hiệu quả của vốn đầu tư vừa có những biện pháp ứng phó kịp thời khi có những bất ổn của việc đảo chiều luồng vốn xảy ra là hết sức quan trọng. Theo tiến trình hội nhập, Việt Nam đã và đang thực thi cam kết tự do hóa tài khoản vãng lai và tự do hố tài khoản vốn có giới hạn. Tiếp tục phát huy theo định hướng trên, Việt Nam nên tự do hóa giao dịch theo một lộ trình tự do hố dịng vốn vào và chưa nên tự do hóa luồng vốn chảy ra, vì những lý do sau:

- Việt Nam không đưa ra cam kết cụ thể về mặt thời gian đối với việc tự do hóa giao dịch vốn.

- Việt Nam đang trong giai đoạn thâm hụt cán cân thương mại lớn, đang rất cần vốn để xây dựng, vì vậy ưu tiên cho các luồng vốn vào là điều cần quan tâm.

- Tự do hóa giao dịch vốn là vấn đề quan trọng nhưng rất phức tạp và cần được tiến hành một cách có trật tự và thận trọng, tùy thuộc và điều kiện của mỗi nước, những lợi ích tiềm năng và khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính.

Để có thể thực hiện nới lỏng quản lý giao dịch vốn phải tăng cường kỷ luật tài chính, minh bạch hóa hệ thống kế tốn, kiểm tốn, tăng cường thanh tra, giám sát và phịng ngừa rủi ro, trong đó việc thực hiện minh bạch hóa thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực của các quyết định chính sách và biện pháp điều chỉnh.

như các luồng vốn khác, nếu có hiện tượng đảo chiều luồng vốn ra nước ngồi thì cũng khơng gây ra khủng hoảng tài chính như luồng vốn ngắn hạn, từng bước mở cửa thị trường vốn trong nước theo phạm vi và trình tự hợp lý, phù hợp dần với thơng lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Luồng vốn ngắn hạn nên giám sát chặt chẽ, có biện pháp điều chỉnh cơ cấu luồng vốn nước ngoài theo hướng hạn chế rủi ro của các luồng vốn ngắn hạn thơng qua các chính sách kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt các luồng vốn, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, nhằm ổn định thị trường và tỉ giá hối đối.

Đối với dịng vốn đầu tư ra nước ngồi, NHNN cần nhanh chóng ban hành các

Thơng tư hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTRNN nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý, theo dõi, giám sát của các cơ quan chức năng và tạo điều kiện cho nhà đầu tư mua và chuyển ngoại tệ ra đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tiền khả thi, điều tra thăm dò khảo sát, trước khi có Giấy chứng nhận đầu tư. Ngồi ra, để đối phó với tình trạng doanh nghiệp sử dụng nguồn ngoại tệ khơng đúng với mục đích, NHNN cần có chế tài cụ thể để cảnh cáo, trừng phạt. Đối với những dự án đã đi vào hoạt động và có nguồn thu nhập ổn định, doanh nghiệp đã mở tài khoản ngoại tệ tại nước đầu tư để hoạt động. NHNN cần phải giám sát hoạt động thu chi trên tài khoản đó, đồng thời yêu cầu thực thi việc báo cáo theo đúng Nghị định 78/2006- NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)