Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012
3.2 Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
3.2.4 Phát huy vai trò của NHNN phát triển TTNT liên ngân hàng
3.2.4.1 Phát huy vai trò của NHNN
Phát triển TTNH theo định hướng để thực thi chính sách tiền tệ của NHNN đề ra trong từng giai đoạn, thì chức năng can thiệp TTNH của NHNN rất quan trọng nhằm tác động lên cung cầu ngoại tệ, theo đó NHNN phải thực thi đúng vai trò là người mua bán cuối cùng trên TTNTLNH. Khi các NHTM cần mua ngoại tệ NHNN phải bán và ngược lại khi các NHTM dư ngoại tệ bán thì NHNN phải mua vào có như vậy tạo tính thanh khoản cho thị trường để tránh găm giữ ngoại tệ cũng như tâm lý kỳ vọng sự tăng tỷ giá. Nếu NHNN không bán ngoại tệ khi cầu lớn hơn cung sẽ tạo cơ hội cho giới đầu
cơ tung tin đồn về sự sụt giảm dự trữ ngoại hối, làm người dân hoang mang và sẽ tăng cường cất giữ ngoại tệ càng trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng về cung cầu ngoại tệ đồng thời làm giảm hiệu quả về sử dụng ngoại tệ.
Với chức năng can thiệp TTNH, động thái mua bán ngoại tệ của NHNN như phát tín hiệu cho thị trường về sự thay đổi của tỷ giá, thơng qua đó NHNH sẽ điều hành tỷ giá theo mục tiêu đề ra. Vì thế, khi nào nên mua và nên bán NHNN phải có phương án cụ thể để thực hiện đúng thời điểm mới phát huy tác dụng, tránh tình trạng thực hiện biện pháp tình thế, chịu sự dẫn dắt của TTKCT, làm mất đi vai trò định hướng thị trường của NHNN. Khi đó tỷ giá hình thành trên TTLNH sẽ tác động đến tỷ giá giao dịch trên TTNH khách hàng qua đó NHNN đã gián tiếp tác động đến hoạt động của TTNH cả nước.
Để có thể tác động kịp thời lên TTNH điều quan trọng là NHNN phải có lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh, vì thế vấn đề quản lý, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối cần đặc biệt chú trọng thông qua các biện pháp sau:
(1) Xác định mức dự trữ ngoại hối hợp lý phù hợp với qui mô của nền kinh tế, của tình hình tự do hóa cán cân vãng lai và cán cân vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo vệ giá trị đồng tiền, cân bằng giữa lợi ích điều hành chính sách tiền tệ và chi phí của việc nắm giữ dự trữ ngoại hối. Theo thông lệ quốc tế phải dự trữ lượng ngoại tệ đủ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam ông Sanjay Kalra cho rằng: ” Trong điều kiện thị trường vốn, thị trường tài chính chưa thực sự phát triển, tôi cho rằng, nguồn dự trữ ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu là đủ với Việt Nam trong thời điểm hiện nay, bởi nguồn dự trữ này vừa đủ để Việt Nam thanh toán 100% khoản nợ ngắn hạn”.Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo, Việt Nam nên tăng nhanh mức dự trữ ngoại tệ cần nâng cao dự trữ lên mức hợp lý đảm bảo đủ can thiệp duy trì sự ổn định trên thị trường ngoại hối cũng như của cả hệ thống tài chính và tồn bộ nền kinh tế, có thể chống đỡ cú sốc từ bên ngồi và duy trì sức mạnh kinh tế của quốc gia.
(2) Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phịng tránh rủi ro khi USD bị mất giá, có thể xem xét sử dụng thêm vàng vào cơ cấu dự trữ ngoại hối, vì theo xu hướng hiện nay của các NHTW trên thế giới, khi nền kinh tế thế giới có những bất ổn thì vàng là nơi trú ẩn an toàn hơn. Đồng thời để tăng hiệu quả đồng vốn dự trữ có thể xem xét đầu tư với phương châm an tồn và có tính thanh khoản cao như mua trái phiếu của những quốc gia được xếp hạng có uy tín.
(3) Phải tập trung nguồn ngoại tệ vào một đầu mối do NHNN quản lý, có như vậy mới phát huy hết hiệu quả của vốn ngoại tệ cũng như tạo điều kiện cho NHNN có đủ ngoại tệ dự trữ để tham gia can thiệp trên thị trường ngoại tệ khi cần thiết. Nên chuyển nguồn thu ngoại tệ từ dầu thô mà Bộ Tài chính quản lý về NHNN và khi Bộ Tài Chính cần ngoại tệ sẽ yêu cầu bán lại trên cơ sở bằng với tỷ giá NHNN đã mua của Bộ Tài chính, có như vậy sẽ sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ của quốc gia vừa đáp ứng nhu cầu ngọai tệ cần thiết của NSNN.
Ngoài ra, NHNN cần kết nối thị trường tiền tệ trong nước với thị trường tiền tệ quốc tế nhằm tiếp cận các thông lệ quốc tế trong kinh doanh tiền tệ. NHNN phải thực sự là đầu tàu dẫn dắt và khuyến khích TTLNH phát triển phù hợp với mơi trường quốc tế, có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối phát triển.
3.2.4.2 Phát triển TTNTLNH về khối lượng giao dịch và số lượng thành viên viên
Đặc điểm của TTNH trên thế giới là giao dịch trên TTNTLNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số giao dịch ngoại hối của quốc gia, mà trong đó NHNN đóng vai trị là người tạo lập và điều tiết TTNH.
TTNTLNH là nơi để NHNN thực thi và điều hành chính sách tỷ giá tương ứng với từng thời kỳ của nền kinh tế thông qua việc can thiệp vào cung cầu tiền tệ trên thị trường. Đây cũng được coi là cơ sở để phát triển giao dịch giữa các ngân hàng, là nơi
các NHTM tham gia thực hiện kinh doanh cho chính mình và mua bán ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Do đó để hoạt động kinh doanh ngoại hối phát triển, điều
cần thiết cần thu hút nhiều ngân hàng tham gia để tăng doanh số giao dịch giúp cho
thị trường hoạt động sơi nổi. Bởi vì, từ khi ra đời vào năm 1994 đến nay, doanh số
giao dịch trên TTNTLNH vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với doanh số giao dịch và nhu cầu của tồn bộ nền kinh tế, tính thanh khoản của thị trường khơng cao thường chỉ giao dịch một phía, các NHTM đặt lệnh mua nhiều hơn.
Doanh số giao dịch gia tăng sẽ có điều kiện thực hiện nhiều loại hình giao dịch phái sinh giữa các ngân hàng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, trên cơ sở đó các NHTM mới phát triển được các giao dịch ngoại hối phái sinh trên thị trường bán lẻ cho khách hàng, bởi vì các NHTM khi thực hiện các giao dịch phái sinh cho khách hàng sẽ tìm kiếm giao dịch đối ứng trên TTNTLNH để bảo hiểm cân bằng trạng thái ngoại hối.
Để tăng số lượng các thành viên trên TTNTLNH nên mở rộng đối tượng được phép tham gia bao gồm các NHTM trong nước, liên doanh, nước ngoài và cả các tổ chức kinh tế có vốn lớn nếu đáp ứng đủ các điều kiện do NHNN qui định. Một TTNH phát triển phải có một TTLNH hoạt động hiệu quả có doanh số chiếm tỷ trọng lớn và giao dịch chủ yếu trên TTLNH là giữa những NHTM và các tổ chức phi ngân hàng, vai trò của NHNN chỉ đóng vai trị là người mua bán cuối cùng chứ khơng phải đóng vai trị chủ yếu trong giao dịch.
Điều cần thiết là các NHTM phải có vốn ngoại tệ đủ lớn để trở thành nhà tạo thị trường (maket makers) thực hiện chiến lược kinh doanh tiền tệ trên TTNTLNH, muốn vậy phải có biện pháp thu hút lượng ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng.
3.2.5 Tăng cường kiểm soát, hạn chế và tiến tới loại bỏ dần hoạt động của thị trường ngoại tệ khơng chính thức trường ngoại tệ khơng chính thức
Việc tồn tại thị trường ngoại tệ khơng chính thức đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kiểm soát và quản lý ngoại hối của NHNN. Một lượng lớn cung cầu ngoại tệ nằm ngồi khả năng kiểm sốt của Chính phủ làm cho việc xác định giá trị bản tệ và hoạch
định chính sách tiền tệ quốc gia gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong tình hình tài chính bất ổn và bị tác động bởi biến động của thị trường tài chính tồn cầu.
Ở Việt Nam, những yếu tố để thị trường ngoại tệ khơng chính thức tồn tại và phát triển xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam, nội dung chi tiết đã được liệt kê trong chương 2. Vấn đề hiện nay, để thu hẹp và tiến tới xóa bỏ hồn tồn thị trường bày cần phải áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn đồng thời phải kết hợp với các cơ quan chức năng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thứ nhất, cần triệt để nghiêm cấm việc mua bán ngoại tệ ngoài các TCTD được
phép. Để tăng cường hiệu lực của pháp lệnh ngoại hối cần phảỉ có những chế tài về mặt kinh tế như xử phạt, tịch thu ngoại tệ, để có tác dụng răn đe gây ảnh hưởng mạnh đến ý định thực hiện việc mua bán ngoại tệ ngoài thị trường. NHNN phối hợp với các cơ quan chức năng cơng an, quản lý thị trường mới có kết quả tốt, đồng thời nên có những biện pháp hổ trợ như tuyên truyền, thông tin về pháp lệnh ngoại hối trên các phương tiện truyền thơng báo, đài, để người dân có thể biết và thực hiện tốt, đây là một khâu quan trọng đối với thực trạng của nước ta, vì trãi qua một thời gian khá lâu mặc dù pháp lệnh đã ra đời từ năm 2006 nhưng rất ít người dân nắm được vì thế họ vơ tình phạm luật, cũng như chưa thấy ai bị phạt, bị tịch thu ngoại tệ, nên họ khơng sợ. Bên cạnh đó, cịn do sự tiện lợi do mua bán ngoại tệ trên thị trường khơng chính thức khi nào cần ngoại tệ có thể đến tiệm vàng để mua dễ dàng và nhanh chóng trong khi đó nếu đến NHTM sẽ phải xuất trình đầy đủ các loại chứng từ, mà nhiều khi không được đáp ứng nhu cầu. Để cạnh tranh với thị trường ngoại tệ khơng chính thức NHNN nên cho phép các NHTM thực hiện mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận như đã triển khai thí điểm tại Eximbank.
Thứ hai, các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ phải đáp ứng đủ nguồn ngoại
tệ cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu chính đáng, hợp lệ và hợp pháp. Mặc dù kinh doanh là việc của mỗi ngân hàng nhưng NHNN có thể có những biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM thông qua việc kiểm tra đột xuất, khi khách hàng cần ngoại tệ nhưng do tình trạng khan hiếm ngoại tệ, các ngân hàng găm
giữ và khơng chịu bán, NHNN có thể xử phạt bằng những biện pháp kinh tế như khi ngân hàng cần mua ngoại tệ trên TTNTLNH, NHNN sẽ không ưu tiên bán cho những ngân hàng đó.
Bên cạnh đó, các NHTM cũng nên hợp tác với NHNN trong việc tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho cá nhân cần mua ngoại tệ và tư vấn cho người dân có thể thay thế sử dụng ngoại tệ mặt bằng các phương tiện thanh tốn khác vừa an tồn vừa hiện đại. Ngồi ra, các NHTM có thể bán ngoại tệ theo đúng loại ngoại tệ của nước mà cá nhân đến nhằm giảm căng thẳng cầu USD, cũng như các NHTM có kinh doanh ngoại tệ cũng phải mua cả những loại ngoại tệ khác USD.
Để giảm bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, các NHTM nên có những chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế khi có thu ngoại tệ nếu bán cho ngân hàng sẽ được ưu tiên bán lại ngoại tệ khi doanh nghiệp cần, hay có thể thỏa thuận mua ngoại tệ theo tỷ giá có kỳ hạn. Về phía NHNN nên kết hợp chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá một cách hợp lý để khuyến khích nhà đầu tư bán ngoại tệ chuyển sang VND nhằm tăng cường nguồn cung ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ cuả thị trường.
Thứ ba, rà soát và rút giấy phép các đại lý thu đổi ngoại tệ vi phạm pháp lệnh
ngoại hối, đồng thời củng cố và phát triển hoạt động thu đổi ngoại tệ do ngân hàng thực hiện, vì hiện nay số lượng các phòng giao dịch của các ngân hàng đã gia tăng đáng kể và có thể thực hiện thu đổi ngoại tệ mà không cần phải ký hợp đồng với các đại lý. NHNN nên hổ trợ các ngân hàng mở phòng giao dịch thu đổi ngoại tệ tại các cửa khẩu vùng biên để thay thế các hoạt động buôn tiền của tư nhân vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của cá nhân vừa thu mua lượng ngoại tệ mặt trong dân cư. Thơng qua đó, NHNN sẽ quản lý được hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thu hẹp dần hoạt động của thị trường ngoại tệ khơng chính thức.
3.2.6 Hạn chế tình trạng đơla hóa và tạo khả năng chuyển đổi dần cho đồng Việt Nam Việt Nam
3.2.6.1 Hạn chế tình trạng đơla hóa một cách triệt để
Để hạn chế những nguyên nhân gây nên tình trạng đơla hóa và làm giảm khả năng chuyển đổi của VND, NHNN cần phải thực thi đồng thời các biện pháp sau:
(1) Thiết lập hệ thống luật có chế tài phạt nặng việc thực hiện niêm yết và thanh toán bằng ngoại tệ ở trong nước. Để chế tài trên có hiệu quả phải có sự phối hợp với cơ quan chức năng để tăng cường kiểm tra kiểm soát việc thực hiện pháp lệnh ngoại hối, triệt để kiên quyết thực hiện trong nước chỉ được thanh toán bằng Việt Nam đồng. (2) NHNN nên xây dựng lộ trình hạn chế cho phép cá nhân mở tài khoản tiết kiệm ngoại tệ mà khơng xuất trình nguồn gốc hợp pháp của ngoại tệ. Để tập trung nguồn ngoại tệ cịn trơi nổi bên ngoài hệ thống ngân hàng, cũng như để thu hút nguồn kiều hối, tạm thời trong giai đoạn này, chúng ta vẫn duy trì cho phép cá nhân được mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép, nếu nguồn ngoại tệ này có nguồn gốc hợp pháp.
Theo qui định, các tổ chức kinh tế khi nhập ngoại tệ vào tài khoản phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của nguồn ngoại tệ đó, nhưng cá nhân thì lại khơng bị u cầu. Đây chính là kẻ hở trong quản lý ngoại hối gây ra nhiều hệ lụy như: các tổ chức kinh tế giữ ngoại tệ trên tài khoản tiết kiệm cá nhân, khoản tiền này có thể xuất phát từ những thu nhập bất hợp pháp hoặc của tội phạm. Tuy nhiên, do pháp lệnh ngoại hối cho phép người dân có quyền giữ, gửi tiết kiệm và bán ngoại tệ cho ngân hàng nên trong ngắn hạn chưa thể chấm dứt việc cá nhân gửi tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng trong trung hạn, dài hạn sẽ tiến tới xóa bỏ việc này.
Hạn chế việc rút ngoại tệ mặt sẽ giải quyết được vấn đề căng thẳng về cung cầu ngoại tệ và sử dụng có hiệu quả lượng ngoại tệ trong nền kinh tế. Bên cạnh đó việc hạn chế nắm giữ tiền mặt đôla Mỹ sẽ cắt đứt công cụ tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và TTKCT.
(3) Trong những thời điểm quan trọng có thể thi hành biện pháp hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chỉ cho doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ vay, nhằm giảm bớt sự căng thẳng về cung cầu ngoại tệ. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hành chính chỉ được áp dụng như một giải pháp tình thế, trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường thì việc chọn vay ngoại tệ hay nội tệ tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn phương án vay nào khả thi hơn khi so sánh giữa lãi suất của hai đồng tiền và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh kỳ hạn. Đối với các cá nhân vay vốn nước ngoài cho phép cá nhân được nhận tiền vay bằng ngoại tệ trên tài khoản mở tại ngân hàng nhưng chỉ được rút VND để thực hiện việc đầu tư, kinh doanh.
3.2.6.2 Nâng cao tính chuyển đổi của VND
Điều 3 Pháp lệnh ngoại hối có ghi rõ: “Thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam”, nhưng cho đến nay tính