Tỷ trọng doanh số giao dịch của hai thị trường ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 69)

(1995-2005)

Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu Năm

Doanh số mua bán TTNTLNH Thị trường ngoại tệ khách hàng 1995 100 12,7 87,3 1996 100 25,1 74,9 1997 100 36,7 63,3 1998 100 10,6 89,4 1999 100 21,1 78,9 2000 100 22,4 77,6 2001 100 19,7 80,3 2002 100 4,7 95,3 2003 100 6,0 94,0 2004 100 5,4 94,6 2005 100 5,8 94,2 Tổng 100 13,0 87,0

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng giao dịch trên TTNTLNH quá thấp so với thị trường ngoại tệ khách hàng mặc dù doanh số của cả hai thị trường đều tăng nhưng tỷ trọng của TTNTLNH chỉ đạt trung bình 13% trên tổng doanh số giao dịch của TTNH Việt Nam. Số liệu trên thể hiện trình độ sơ khai của TTNH Việt Nam và khi nói đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ là người ta nghĩ đến đó là thị trường kinh doanh ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Sau khi gia nhập WTO, doanh số giao dịch trên TTNH có nhiều thay đổi, do tác động trực tiếp của quá trình hội nhập đến nguồn cung cầu ngoại tệ, đồng thời tác động của việc điều hành chính sách tỷ giá có sự linh động hơn trước, thực thi cam kết tự do hóa tài khoản vãng lai và tự do hóa có chọn lọc tài khoản vốn làm gia tăng luồng vốn và những giao dịch liên quan đến ngoại tệ.

Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số giao dịch của hai thị trường ngoại tệ (2006- 2012)

Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu

Năm Doanh số mua bán TTNTLNH

Thị trường ngoại tệ khách hàng 2006 100 35,4 64,6 2007 100 29 71 2008 100 35,5 64,5 2009 100 48,58 51,42 2010 100 49 51 2011 100 47,6 52,4 2012 100 46,5 53,5

Từ năm 2006 đến nay tỷ trọng doanh số giao dịch trên TTNTLNH có gia tăng rõ rệt chiếm trung bình khoản 40%, nhất là vào hai năm 2009 và 2010 tỷ trọng đạt gần 50% do có sự tham gia của NHNN đã góp phần làm gia tăng tỷ trọng này. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn thấp so với đặc điểm của TTNH trên thế giới là doanh số giao dịch trên TTNTLNH chiếm hơn 85% và là thị trường đóng vai trị chủ đạo trong việc hình thành tỷ giá phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường.Với một tỷ trọng thấp như vậy cho thấy giao dịch trên TTLNH không phải là nơi đã thực hiện đúng sự tương tác giữa các lực lượng thị trường để từ đó hình thành nên tỷ giá của thị trường.

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ lý do lượng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu giao dịch của các chủ thể còn khiêm tốn, vai trò của NHNN còn mờ nhạt và số lượng thành viên tham gia còn hạn chế.

2.2.2.3 Thực trạng sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam Việt Nam

Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời ở Việt Nam cách đây khơng lâu và cịn khá mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam, còn hạn chế về số lượng khách hàng cũng như doanh số giao dịch. Mặc dù các ngân hàng đều có những chú trọng phát triển nhất định nhưng tỷ trọng lợi nhuận từ nghiệp vụ này so với tổng lợi nhuận của ngân hàng còn khá nhỏ bé.

Đối với giao dịch kỳ hạn: Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là công cụ ngoại hối phái

sinh ra đời sớm nhất ở nước ta. Khi khách hàng có nhu cầu mua bán kỳ hạn hoán đổi, giao dịch viên sẽ căn cứ vào tỷ giá giao ngay, lãi suất (VND theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố, USD theo lãi suất FED cơng bố) để tính tốn giá chào mua, chào bán cho khách hàng, tỷ giá được tính khơng được vượt q tỷ giá trần qui định. Sau đó các khách hàng sẽ thực hiện ký quỹ, có thể bằng VND hay bằng ngoại tệ, mức ký quỹ tùy theo từng thời kỳ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng, phổ biến ở mức 3% đối với VND/USD và 7-10% đối với VND và ngoại tệ khác.

Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Forex swap) chủ yếu chỉ thực hiện giữa các

Tuy nhiên, việc xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn và giao dịch hốn đổi là như nhau, nghĩa là khơng có sự phân biệt giữa một giao dịch kỳ hạn riêng lẽ mà trong thuật ngữ kinh doanh ngoại hối gọi là Forward Ouright với giao dịch kỳ hạn hoán đổi Forward swap. Theo lý thuyết, trong giao dịch hoán đổi ngoại hối Forex swap là kết hợp 2 giao dịch đồng thời mua và bán một lượng ngoại tệ, và phổ biến là loại swap kết hợp 2 giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Trong vế kỳ hạn khi xác định tỷ giá kỳ

hạn sẽ lấy tỷ giá giao ngay đã thực hiện trong vế giao ngay để tính tỷ giá kỳ hạn vì thế

giao dịch này khi thực hiện sẽ có lợi hơn là thực hiện 2 giao dịch giao ngay và kỳ hạn riêng lẻ.

Đối với các loại giao dịch hoán đổi lãi suất(Interest rate swap/currency swap) đa

số được thực hiện bởi các ngân hàng nước ngồi, cịn các ngân hàng Việt Nam chỉ có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương (VCB). Trong đó có BIDV là ngân hàng quốc doanh tiên phong đưa ra các sản phẩm hoán đổi lãi suất, bao gồm: hốn đổi tiền tệ chéo(cross currency swap) - phịng ngừa rủi ro tỷ giá lẫn lãi suất; Trên TTLNH, BIDV cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo liên ngân hàng trong giao dịch với Ngân hàng Standard Chartered Bank tại Luân Đôn.

Đối với giao dịch quyền chọn: Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch, giao dịch

viên sẽ thu thập các dữ liệu về số lượng ngoại tệ, loại tiền, ngày ký hợp đồng, tỷ giá thực hiện, loại quyền chọn, kiểu quyền chọn, thời hạn hiệu lực. Căn cứ trên các yếu tố đó, giao dịch viên sẽ liên lạc với các ngân hàng nước ngồi để tham khảo mức phí. Nếu đồng ý về mức phí này, khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng quyền chọn với ngân hàng. Trong thời gian hiệu lực, nếu khách hàng muốn thực hiện hợp đồng thì gửi giấy đề nghị thực hiện hợp đồng cho ngân hàng, khách hàng phải chuyển tiền cho ngân hàng hoặc cho phép ngân hàng ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ ghi có số tiền đối ứng vào tài khoản của doanh nghiệp. Đồng thời ngân hàng sẽ gửi yêu cầu thực hiện hợp đồng cho đối tác là ngân hàng nước ngồi. Như vậy vai trị của NHTM giống như trung gian cho khách hàng trong nước và ngân hàng

Giao dịch ngoại hối quyền chọn được NHNN cho phép EXIMBANK thực hiện thí điểm theo công văn số 134/NHNN – QLNH do Phó Thống đốc NHNN ký ngày 12/02/2003 sau khi thấy EXIMBANK đã hội đủ các điều kiện về vốn và khả năng kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên trong giai đoạn này chỉ cho giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ. EXIMBANK đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp lớn, 11 hợp đồng quyền chọn ngoại tệ đã được ký, trong đó có 5 quyền chọn bán với tổng trị giá 150.000 EUR và 6 quyền chọn mua với tổng trị giá 558.00 EUR và 5.000.000 JPY. Sau đó NHNN cũng cho phép các ngân hàng khác thực hiện nghiệp vụ này như: ACB, BIDV, VCB, Sacombank…. Tuy số lượng ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này đã tăng lên nhưng cho đến năm 2004 tổng số hợp đồng quyền chọn cũng chỉ dừng lại ở con số 50 với doanh số thực hiện trên 5 triệu USD trong đó doanh số mua chiếm 68%.

Từ năm 2004 sau quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN, mặc dù khơng cịn giới hạn về số lượng NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thật sự sơi động chỉ có chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, ACB… cịn lại hầu như khơng có phát sinh giao dịch nào.

Tháng 4/2005 NHNN đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền

chọn giữa ngoại tệ với VND. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này,

với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VND). ACB chia nhỏ giá trị hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ sử dụng. Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank, hợp đồng chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu và BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và

VND.

Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VND yêu cầu các NHTM muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề án chi tiết

quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp nhận bằng văn bản. Quy định về tỉ giá thực hiện như sau:

- Đối với hợp đồng quyền chọn VND/USD: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn VND/USD cùng thời hạn.

- Đối với hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác với VND: tỷ giá do ngân

hàng và khách hàng tự thỏa thuận.

Hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo quyền chọn kiểu Mỹ vì điều kiện thanh tốn linh hoạt hơn. Các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể. Từ 2007 đến thời điểm hiện nay, số lượng giao dịch quyền chọn ngoại tệ và ngoại tệ của các ngân hàng có tăng lên tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn rất nhỏ.

Trên các website của các ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối đều quảng cáo có cung cấp tất cả giao dịch ngoại hối phái sinh được cho phép tại Việt Nam bao gồm: Giao dịch quyền chọn ngoại tệ-ngoại tệ (Forex option), giao dịch hoán đổi lãi suất (Interest rate swap), giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Forex swap), giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (forex forward). Tuy nhiên, giao dịch chiếm tỷ lệ cao nhất đó là giao dịch giao ngay (khoảng trên 90%) còn những giao dịch phái sinh chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, ngoại trừ giao dịch kỳ hạn, các giao dịch phái sinh khác thậm chí khơng có doanh số phát sinh.

Thực trạng sử dụng các giao dịch phái sinh của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 2.8:

Bảng 2.8: Tỷ lệ mua, bán giao dịch kỳ hạn và hoán đổi trong tổng giao dịch thị trường ngoại hối Việt Nam

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm

Tỷ lệ mua bán kỳ hạn & hoán đổi

Tỷ lệ mua bán kỳ hạn, hoán đổi

Mua Bán 2000 5,5 24 76 2001 5,6 19 81 2002 5,6 14 86 2003 4,9 17 83 2004 5,2 16 84 2005 5,5 25 75 2006 5,6 23 77 2007 7,1 26 74 2008 7,4 30 70 2009 8,2 34 66 2010 7,5 38 62 2011 8,7 37 63 2012 6,8 24 76 Trung bình 6,4 25 75

Qua thực trạng sử dụng giao dich ngoại hối phái sinh những năm vừa qua có thể rút ra những nhận định sau:

Thứ nhất, doanh số giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi chỉ chiếm khoảng gần

7% trên tổng doanh số giao dịch của các NHTM và trong doanh số giao dịch kỳ hạn và hốn đổi có sự bất cân xứng giữa doanh số mua và bán, doanh số bán kỳ hạn của ngân hàng chiếm tỷ lệ 75% so với doanh số mua vào kỳ hạn, như vậy trong giao dịch kỳ hạn NHTM thường ở trạng thái đoản về ngoại tệ.

Thứ hai là, trong giao dịch kỳ hạn yêu cầu khách hàng ký quỹ và cách tính tỷ giá

kỳ hạn như quyết định 648/2004/QĐ-NHNN sử dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với VND và lãi suất USD của FED là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (Lãi suất của hai đồng tiền là lãi suất tiền gửi và tiền vay trên thị trường tại thời điểm ký kết hợp đồng). Với cách tính này đã làm cho tỷ giá kỳ hạn cao hơn so với tỷ giá giao ngay vào ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn, như vậy tỷ giá kỳ hạn không phản ánh đúng sự kỳ vọng về tỷ giá giao ngay của thị trường trong tương lai.

Thứ ba là, giao dịch quyền chọn hiện nay ít được khách hàng sử dụng do những

nguyên nhân sau: (1) Quyền chọn giữa ngoại tệ với VND đã không được phép thực hiện theo văn bản số 1820/NHNN-QLNH ngày 18/3/2009 NHNN và chỉ còn loại quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ; (2) Do cách tính phí quyền chọn, hiện tại do giao dịch quyền chọn trên TTNH Việt Nam q ít giao dịch vì vậy đa số các ngân hàng sau khi bán quyền chọn cho khách hàng sẽ thực hiện mua lại quyền chọn trên TTNH quốc tế, khi phí tính cho khách hàng Việt Nam sẽ gồm hai phần: phần phí quyền chọn của ngân hàng nước ngồi và phần phí dịch vụ của NHTM Việt Nam, bên cạnh đó NHTM Việt Nam lại tính ln phần thuế VAT vào nữa, nếu khơng thì NHTM sẽ chiụ lỗ phần phí này, do đó phí quyền chọn sẽ cao. Đây là điều làm nản lòng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi muốn sử dụng giao dịch quyền chọn; (3) Do sợ trách nhiệm của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước vì khi bảo hiểm bằng quyền chọn phải trả phí nhưng nếu đến thời điểm thực hiện người mua quyền chọn bỏ không thực hiện hợp đồng do tỷ giá trên thị trường biến động thuận lợi hơn tỷ giá thực hiện, và

như vậy doanh nghiệp mất đi khoản phí sẽ bị đánh giá là sử dụng phương án bảo hiểm khơng hiệu quả.

Qua đó có thể thấy rằng tình hình sử dụng các cơng cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất đang có nguy cơ thu hẹp và thị trường phái sinh ngoại tệ của Việt Nam vừa mới được hình thành đã trở nên èo uột khơng phát triển.

2.2.2.4 Thực trạng yết giá kinh doanh và mua bán ngoại tệ

Theo kỹ thuật kinh doanh ngoại hối, để có thể đảm bảo trạng thái ngoại hối theo qui định các NHTM sẽ sử dụng các kỹ thuật yết giá để thực hiện trạng thái ngoại tệ mục tiêu mình mong muốn. Nếu muốn mua nhiều hơn bán, các ngân hàng sẽ yết tỷ giá mua vào cao hơn giá trên thị trường và khi muốn bán nhiều hơn mua các NHTM sẽ yết giá bán thấp hơn giá trên thị trường, và nguyên tắc kinh doanh là yết tỷ giá mua nhỏ hơn tỷ giá bán để có lời, thơng qua tỷ giá được yết có thể xác định được chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.

Tuy nhiên, trên TTNH Việt Nam bảng yết giá của các NHTM khơng hồn tồn có ý nghĩa như vậy, thậm chí có những lúc các NHTM yết tỷ giá mua bằng tỷ giá bán (VND/USD) và tùy từng thời điểm điều này có mục đích khác nhau:

Khi tỷ giá mua bằng tỷ giá bán và bằng tỷ giá sàn: S

b = S

a = TGLNH - % (biên độ qui định) là NHTM chỉ muốn bán chứ không muốn

mua và ngược lại.

Ngoại tệ

Tỷ giá ngày 13-02-2008 của VCB HCM TGLNH: 16.079 VND/USD. Biên độ: +/-0,75%

Giá mua

Giá bán

Tiền mặt Chuyển khoản

Khi tỷ giá bán bằng tỷ giá mua bằng tỷ giá trần: S

b = S

a = TGLNH + % (biên độ qui định) là các NHTM chỉ muốn mua

chứ khơng muốn bán và tình trạng này phổ biến hơn

Ngoại tệ

Tỷ giá ngày 07-09-2004 của VCB HCM TGLNH: 15.715VND/USD. Biên độ: +/-0,25%

Giá mua

Giá bán

Tiền mặt Chuyển khoản

USD 15.747 15.754 15.754

Trường hợp yết giá mua = giá bán và bằng giá trần là phổ biến trong thời gian qua của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên vào năm 2008, tình hình lại diễn biến theo một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)