Chính sách quản lý ngoại hối đối với tài khoản vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

Bảng 2.12 : Dự trữ ngoại hối từ năm 2005 2012

1.3 Những nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường ngoại hối của một quốc

1.3.3.3 Chính sách quản lý ngoại hối đối với tài khoản vốn

Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư

Là những quy định đối với các giao dịch trên tài khoản vốn nhằm mục đích thu hút, quản lý hiệu quả các luồng vốn đầu tư nước ngoài và các luồng vốn đầu tư ra nước ngoài. Giao dịch vốn(GDV) là những giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú trong các lĩnh vực liên quan đến đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, vay trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài.

Việc quản lý các giao dịch trên tài khỏan vốn có thể thực hiện theo những biện pháp:

Một là, là quản lý chặt chẽ những luồng vốn vào và ra khỏi đất nước, chỉ có các tổ

chức nhà nước mới được thực hiện chu chuyển vốn theo đúng qui định của nhà nước, như vậy chỉ có những khoản đầu tư tài trợ, theo đúng nghĩa viện trợ khơng hồn lại, là được nhận vốn đầu tư cũng như chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và thường việc chuyển vốn này giữa các quốc gia nhằm mục đích phi lợi nhuận.

Hai là, tự do hóa GDV là quá trình dỡ bỏ dần những hạn chế áp dụng đối với

những giao dịch này. Đối với người dân, tự do hóa GDV cho phép họ thực hiện các hoạt động ở nước ngoài như mở tài khoản ngân hàng, tham gia hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp được phép đầu tư và sở hữu những công ty khác, các luồng vốn được tự do lưu chuyển từ nơi có tỷ suất sinh lợi thấp sang nơi có tỷ suất sinh lợi cao.

Tự do hóa GDV sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Hình thành sự bình đẳng trong hoạt động đầu tư tài chính, các luồng vốn luân chuyển linh hoạt và hiệu quả, tạo điều kiện tiếp cận các luồng vốn quốc tế, tăng vốn đầu tư trong nước, phát triển thị trường tài chính.

- Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trong và ngồi nước với chi phí thấp, nâng cao tính tự chủ của nhà đầu tư;

- Việc mở cửa thị trường tín dụng làm tăng tính linh hoạt của các doanh nghiệp trước những biến động về hàng hóa và lợi nhuận.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, tự do hóa GDV cũng tạo ra sự đa dạng hóa các rủi ro phát sinh. Nếu chính sách vĩ mơ khơng đủ mạnh và quản lý tài chính yếu kém, việc gia tăng luồng vốn vào quá mức sẽ gây ra những rủi ro đáng kể đối với nền kinh tế.

Những rủi ro do q trình tự do hóa GDV mang lại:

- Tự do hóa GDV tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng, cả chính sách tiền tệ của NHTW và hoạt động kinh doanh của các TCTD, các tập đoàn và ngân hàng lớn ngày càng có ảnh hưởng mạnh đến chính sách của các quốc gia. Q trình tự do hóa GDV

ảnh hưởng đến các NHTM – thành viên trực tiếp tham gia các GDV quốc tế và thông qua hoạt động của những khu vực khác trong nền kinh tế, gây khó khăn về quản lý tài sản, nhất là trong việc điều chỉnh tỉ giá, lãi suất, phòng ngừa rủi ro nhằm cân bằng lợi ích giữa việc nắm giữ ngoại tệ và nội tệ cũng như cơ cấu tiền gửi và cho vay.

- Trong quá trình tự do hóa GDV, các luồng vốn vào ngày càng tăng mạnh. Khi luồng vốn vào quá mức có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế quá nóng, nếu tiền cung ứng tăng quá mức so với tăng trưởng GDP thực tế sẽ làm tăng tổng phương tiện thanh toán (M2), gây áp lực lạm phát và biến động về tỉ giá hối đoái, làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai, nhất là khi sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tiềm ẩn rủi ro cán cân thanh tốn và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Trong xu thế tồn cầu hóa, chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh cả về qui mô và tốc độ, mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp đối phó thích hợp nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.

Quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài

Vay nợ nước ngoài là khoản vay của các NHTM, các tổ chức tín dụng nước ngồi dành cho các chủ thể được phép. Khoản vay này thường được tính bằng ngoại tệ mạnh, sau một thời gian các chủ thể phải hoàn trả khoản vốn vay và lãi vay cho các tổ chức nói trên.

Các khoản vay nợ nước ngồi của một quốc gia có hai loại: vay thương mại và các khoản vay ưu đãi.

Thường trong cơ cấu nợ vay nước ngoài của các quốc gia đang phát triển các khoản vay ưu đãi chiếm phần lớn vì các khoản vay này có lãi suất thấp, thời hạn dài và thường có một phần là viện trợ khơng hồn lại. Tuy nhiên, để có được khoản vay này, các nước thường phải chịu ràng buộc về mặt kinh tế, chính trị nhất định.

Việc vay nợ nước ngoài tạo nên nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi khi hợp đồng vay vốn đến hạn. Đây là nghĩa vụ bắt buộc, dễ dẫn đến khả năng khơng hồn trả được nợ, vỡ

nợ, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, tiền tệ. Vì vậy, các nước thường giám sát và quản lý chặc chẽ khoản vay này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)