Giới thiệu tổng quan chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 29)

1.3. Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế và những vấn đề có liên quan đến việc xây

1.3.1. Giới thiệu tổng quan chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế

Trong quá trình hịa nhập, hội nhập nền kinh tế, các đối tượng sử dụng thông tin gặp nhiều trở ngại trong việc hiểu, phân tích, đánh giá và so sánh các BCTC giữa các quốc gia với nhau khi mà quan điểm của các quốc gia có nhiều sự khác biệt về hình thức tổ chức, phân loại, xử lý nghiệp vụ, lập, trình bày BCTC. Chính vì vậy, thế giới đã

(3)

không ngừng cố gắng nghiên cứu, tìm kiếm, xây dựng những CMKT thống nhất làm hạn chế và thu hẹp dần sự khác biệt về cách trình bày các chỉ tiêu kinh tế, tài chính trên BCTC giữa các quốc gia, tạo lập sự nhất quán về nội dung, tính chất các thơng tin kế tốn trên phạm vi quốc tế và khu vực.

Sự ra đời của IFAC vào năm 1977 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho sự hòa hợp và phát triển của hệ thống kế toán thế giới. IFAC là tổ chức nghề nghiệp của những người làm cơng tác kế tốn trên thế giới với hơn 159 tổ chức thành viên tại 124 quốc gia đại diện cho hơn 2,5 triệu kế toán viên và kiểm toán viên chuyên nghiệp đang làm việc tại các lĩnh vực tư và công. “Nhiệm vụ của IFAC là phục vụ cho lợi ích cơng, củng cố nghề kế tốn trên phạm vi tồn thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc tế thông qua việc thiết lập và ban hành các chuẩn mực nghề nghiệp chuyên môn chất lượng cao, đẩy mạnh sự hòa hợp quốc tế giữa các chuẩn mực đó” (Bộ tài chính, 2007a).

Với những nỗ lực trong việc xây dựng hoàn thành IAS và IFRS thuộc lĩnh vực tư đã mang lại nhiều thành công, tạo những bước tiến đáng kể cho kế toán tư trên thế giới. Trên nền tảng đã đạt được, với chức năng và nhiệm vụ của mình, IFAC tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo hệ thống CMKT công quốc tế khi mà lĩnh vực này còn gặp rất nhiều hạn chế về chất lượng của thơng tin tài chính mà kế tốn các nước cung cấp. IFAC đã thành lập IPSASB gồm 18 thành viên trong đó 15 thành viên do IFAC đề cử và 3 thành viên là thành viên công chúng do bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào đề cử. Ngồi ra cịn có một số quan sát viên từ các cơ quan quan tâm đến lĩnh vực BCTC thuộc lĩnh vực công do IPSASB chỉ định. Mục đích của IPSASB là phục vụ lợi ích cơng bằng cách phát triển hệ thống CMKT cơng có chất lượng cao nhằm nâng cao sự hịa hợp giữa các CMKT cơng quốc gia với quốc tế, qua đó tăng cường chất lượng và tính thống nhất của hệ thống BCTC cơng trên tồn thế giới. Với mục tiêu đề ra, IPSASB đã không ngừng nghiên cứu, xây dựng, công bố các IPSASs và ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn giải quyết các vấn đề cũng như các kinh nghiệm khi lập BCTC trong lĩnh vực công.

Việc ra đời của IPSASs đã tạo ra một ngơn ngữ kế tốn chung trong việc lập, trình bày BCTC, tạo ra một hệ thống thơng tin tài chính thống nhất, nâng cao khả năng so sánh và được công nhận lẫn nhau giữa các BCTC của các đơn vị công thuộc các quốc gia trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, IPSASB đã ban hành được 32 IPSASs trong đó 31 chuẩn mực trên cơ sở dồn tích và 1 chuẩn mực trên cơ sở tiền mặt.

Nội dung của các IPSASs đính kèm phụ lục 2- trang 2.

IPSASs theo cơ sở dồn tích là những chuẩn mực được xây dựng trên nền tảng của IAS và IFRSs do IASB. Chính vì vậy, khi xây dựng, IPSASB đã cố gắng duy trì phương pháp kế toán và câu chữ theo đúng nguyên văn của chuẩn mực khu vực tư làm nâng cao sự hịa hợp giữa khu vực cơng và khu vực tư, đồng thời kết hợp với những đặc thù riêng của khu vực công để áp dụng cho các BCTC của các đơn vị thuộc khu vực công. IPSASs quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, thủ tục kế toán căn bản, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập các BCTC đơn vị công nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan, minh bạch về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị công. Mỗi khi có sự thay đổi cải thiện IAS/IFRS thì các IPSAS với các vấn đề có liên quan đều được nghiên cứu lại cho phù hợp, điển hình mới đây nhất vào năm 2010 một số IPSASs đã được sửa đổi lại như IPSAS1, IPSAS 2, IPSAS 3, IPSAS 4, IPSAS 7 ....

IPSAS theo kế toán tiền mặt thì IPSAB cũng đã cố gắng trong việc xây dựng phần trình bày bắt buộc và phần khuyến khích để các quốc gia có thể nghiên cứu áp dụng nó. Tuy nhiên, với những hạn chế tạo ra từ việc áp dụng cơ sở này, IPSAS luôn khuyến khích và hướng dẫn các quốc gia chuyển đổi cơ sở tiền mặt sang dồn tích ở một số nội dung quan trọng.

Để tạo thuận lợi cho Chính phủ các quốc gia dễ dàng nhận biết, hiểu rõ và có thể vận dụng vào đất nước mình, IPSASB đã làm rõ lĩnh vực công bằng cách đưa ra khái niệm lĩnh vực công, đơn vị nào sẽ thuộc lĩnh vực công và áp dụng IPSASs. Đơn vị thuộc lĩnh vực công quy định theo IPSASB bao gồm: các chính quyền Trung ương, các chính quyền khu vực (các bang, các tỉnh hoặc vùng lãnh thổ), chính quyền địa phương (thành phố, thị trấn) và các đơn vị trực thuộc các đơn vị này (phòng ban, cơ quan, hội đồng, ủy ban), các đơn vị dịch vụ cơng dựa vào tài trợ của Chính phủ để hoạt động liên tục. Mục đích hoạt động của các đơn vị này là phục vụ lợi ích cơng, phục vụ lợi ích cho xã hội mà khơng vì mục đích lợi nhuận, mục đích kinh doanh. Cịn các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước sẽ không áp dụng IPSASs mà phải theo quy định của IAS và IFRS.

IPSASs 1 cũng đã đưa ra mục đích của BCTC hướng tới là phải cung cấp được thông tin về nguồn lực, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính; thơng tin về đơn vị đã làm thế nào để đảm bảo đủ vốn hoạt động và nhu cầu về tiền mặt; thông tin về khả năng của đơn vị trong việc tài trợ cho các hoạt động của nó; thơng tin về điều kiện tài

chính và những thay đổi về tài chính; bên cạnh đó cịn u cầu cung cấp các thông tin liên quan đến việc thu và sử dụng NS theo dự toán của Nhà nước, thực tế đã thu và sử dụng vào các khoản chi tiêu như thế nào. Để đáp ứng mục đích này bộ BCTC hoàn chỉnh cho các đơn vị công theo cơ sở dồn tích bao gồm: BCĐKT (statement of financial position); BC kết quả hoạt động (statement of financial performance); BC những thay đổi trong tài sản thuần/ vốn chủ sở hữu (statement of changes in net assets/equity);BC lưu chuyển tiền tệ (cash flow statement); So sánh NS theo dự toán và NS thực tế đã sử dụng (có thể lập riêng một BC hay thêm cột NS trên các BCTC); Các giải trình về các chính sách kế toán và các giải trình khác (notes, comprising a summary of significant accounting policies and other explanatory notes).

Còn nếu đơn vị áp dụng cơ sở tiền mặt thì BCTC chủ yếu là BC thu, chi tiền mặt. Bên cạnh các BCTC theo 2 phương pháp trên thì các đơn vị cơng tại các quốc gia có thể lập các BCTC phục vụ yêu cầu riêng của một số nhóm đối tượng đặc biệt, và trong trường hợp này, IPSASB cũng khuyến khích sử dụng chuẩn mực này.

Tuy nhiên, IPSASs vẫn luôn thừa nhận quyền của các Chính phủ và các cơ quan soạn thảo chuẩn mực của các quốc gia trong việc xây dựng các CMKT, hướng dẫn cách lập BCTC công trong phạm vi quyền lực pháp lý của họ. Các vấn đề được đề cập trong IPSASs mang tính nền tảng, khn mẫu, những ngun tắc, phương pháp có tính chất cơ bản. Các quốc gia có thể vận dụng để xây dựng, hoàn thiện, bổ sung CMKT công quốc gia theo chuẩn quốc tế.

Hiện nay, việc áp dụng IPSASs tại các quốc gia theo 4 mơ hình (Bùi Văn Mai, 2007):

- Thứ nhất: áp dụng 100% các IPSASs mà khơng có sửa đổi, bổ sung.

- Thứ hai: áp dụng 100% các IPSASs, nhưng có phần ghi chú để thêm hoặc bớt trong từng chuẩn mực.

- Thứ ba: vận dụng có chọn lọc các quy định của IPSASs bằng cách dựa vào các IPSASs để sửa đổi, bổ sung và xây dựng CMKT công quốc gia cho phù hợp với đặc thù của nền kinh tế, đồng thời ban hành thêm các CMKT công quốc gia.

- Thứ tư: không áp dụng CMKT công quốc tế mà tự xây dựng, ban hành hệ thống CMKT công quốc gia.

Cho tới nay, đã có hơn 70 quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng IPSASs đều mang lại nhiều hiệu quả hữu ích. Trong số đó có cả những nước phát triển và đang phát triển. Các quốc gia dựa vào mục đích và điều kiện đặc thù nền kinh tế của đất

nước mình để chọn lựa mơ hình, cơ sở kế tốn áp dụng IPSASs ở nhiều mức độ khác nhau. Thực tế cho thấy rằng, chỉ có một số quốc gia với nền kinh tế phát triển mạnh gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada, Nga, Colombia... thì đã áp dụng hồn tồn hay gần như thống nhất với IPSASs theo cơ sở dồn tích đầy đủ. Còn các quốc gia nhỏ lẻ, như Cyprus, East Timor, Fiji... cũng đã áp dụng hoàn toàn IPSASs nhưng lại theo cơ sở

tiền mặt. (Tan, 2007;

http://en.wikipedia.org/wiki/International_Public_Sector_Accounting_Standards). Tình hình áp dụng IPSASs tại các quốc gia trên thế giới đến thời điểm năm 2012

(được đính kèm phụ lục 3- trang 8 ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)