Hoàn thiện cơ sở ghi nhận và trình bày thơng tin kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 76)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện

3.2.1.3. Hoàn thiện cơ sở ghi nhận và trình bày thơng tin kế toán

Chuyển đổi sang việc áp dụng phương pháp kế toán dồn tích là hồn tồn phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, với điều kiện của Việt Nam hiện nay không thể ngay lập tức chuyển đổi hồn tồn sang áp dụng cơ sở kế tốn dồn tích mà cần phải có thời gian, xác định lộ trình rõ ràng và cụ thể. Đồng thời cần phải thực hiện đổi mới toàn diện kết hợp với hệ thống pháp luật cũng như môi trường hoạt động của đơn vị HCSN. Nếu nóng vội áp dụng cơ sở dồn tích thì khơng những không phát huy được những ưu điểm của phương pháp này mà sẽ có những phản ứng ngược lại, gây ra nhiều khó khăn, phức tạp trong cơng tác kế tốn cũng như sẽ làm giảm và có thể tạo ra sự mất kiểm soát, giám sát NSNN của Chính phủ. Do đó:

- Hoạt động HCSN: để hoàn thiện hệ thống kế toán cho phù hợp hơn với điều kiện hiện tại cũng như có thể hài hịa các chính sách quản lý NSNN đang hướng tới là quản lý NS theo phương pháp hiện đại kết hợp các kế hoạch trung hạn và dài hạn, thì sẽ áp dụng cho hoạt động HCSN trên cơ sở kế tốn dồn tích có điều chỉnh thơng qua việc thực hiện các bút toán điều chỉnh vào cuối năm đối với các khoản chi và thu bằng tiền mặt đã ghi nhận lúc phát sinh nhưng chưa thuộc về năm tài khóa hiện tại. Với phương pháp kế này sẽ có thể đánh giá được tình hình sử dụng NS tại các đơn vị có thật sự hiệu quả, cũng như có thể đánh giá được tình hình tài chính hiện tại và tương lai của đơn vị. Đồng thời mới có thể phát huy được tinh thần của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập để đánh giá được tình hình sử dụng kinh phí có tiết kiệm khơng, hoạt động khai thác nguồn thu có hiệu quả như thế nào. Và từng bước cải thiện chất lượng thông tin kế toán cung cấp đáp ứng yêu cầu đã cam kết khi tham gia các tổ chức quốc tế.

Tuy nhiên, sẽ tiếp tục duy trì cách thức ghi nhận đồng thời vào mục lục NS khi nghiệp vụ liên quan đến chi bằng tiền thực sự phát sinh trong năm tài chính. Cuối kỳ kế toán bằng cách đối chiếu giữa dự toán, mục lục NS, và tình hình nộp, rút dự tốn từ Kho bạc để có thể đánh giá việc tuân thủ của các đơn vị trong việc sử dụng NSNN.

- Đối với hoạt SXKD tại các đơn vị HCSN sẽ được kế tốn trên cơ sở dồn tích hồn tồn. Hoạt động này hoàn toàn chịu sự chi phối của CMKT DN. Do đó, trong chế độ kế tốn HCSN hay CMKT cơng sau này thì chỉ cần quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động HCSN. Điều này sẽ mang lại sự rõ ràng, dễ hiểu, tránh lộn xộn, mâu

thuẫn trong các quy định giữa 2 loại hình hoạt động. Và với nền tảng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác kế tốn tại các đơn vị HCSN khi Nhà nước thực hiện chủ trương khuyến khích xã hội hóa cung cấp dịch vụ cơng cho xã hội.

Do đó, khi xây dựng các vấn đề liên quan đến hệ thống TKKT cũng phải được dựa trên các cơ sở này để đáp ứng được yêu cầu theo dõi, phản ánh và tổng hợp các đối tượng kế toán phát sinh.

3.2.2. Giải pháp liên quan đến hệ thống tài khoản

a. Các yêu cầu khi xây dựng hệ thống TKKT đơn vị HCSN

Hệ thống TKKT là công cụ có vai trị quan trọng đối với cơng tác kế tốn, vì vậy, xây dựng hệ thống TKKT như thế nào đi chăng nữa phải đảm bảo đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đáp ứng được yêu cầu của kinh tế xã hội đặt ra và tổ chức, vận dụng nó như thế nào cho khoa học, đơn giản, thuận lợi cho cơng tác kế tốn là điều cần phải làm. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống TKKT phải đầy đủ, linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu của tất cả các lĩnh vực như cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.... một cách cơ bản và tổng quát nhất. Góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý đơn vị HCSN.

Do hệ thống kế toán HCSN Việt Nam bị ràng buộc bởi nhiều quy định pháp luật khác nhau, những hạn chế trong cơng tác quản lý tài chính cơng, sự phát triển còn non trẻ của hệ thống kế tốn cơng cũng như trình độ, văn hóa của Việt Nam…, cho nên trong quá trình hội nhập quốc tế, không thể trong thời gian ngắn thay đổi toàn bộ hay gấp rút thực hiện theo thông lệ của quốc tế mà yêu cầu các đơn vị HCSN tự xây dựng hệ thống TKKT riêng. BTC vẫn giữ vai trò trung tâm trong việc trực tiếp ban hành thống nhất hệ thống TKKT cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của đơn vị HCSN, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Nhưng nó phải được xây dựng mang tính mở, quy định những TK chung, khơng nên q chi tiết. BTC chỉ quy định các TK cấp 1 và một số TK cấp 2 cần thiết để duy trì sự thống nhất quản lý, kiểm sốt NS của Chính phủ.

Đơn vị tùy thuộc vào lĩnh vực, đặc điểm, ngành nghề, qui mô sẽ bổ sung thêm các tài khoản chi tiết tương ứng. Đồng thời, hệ thống TK về căn bản chứa đựng các TK và nguyên tắc hạch toán phải tương ứng, phù hợp với CMKT công quốc tế. Như trên thế giới một số quốc gia đã làm điển hình như Pháp và Nga.

Theo NĐ 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006, Chính Phủ khuyến khích các đơn vị HCSN phát huy khả năng tự chịu trách nhiệm của đơn vị và giảm dần sự bao cấp, gánh

nặng của NSNN. Một số đơn vị đã tăng cường các hoạt động SXKD để tăng thêm nguồn thu. Do đó, hệ thống TK cũng phải được bổ sung đầy đủ các TK cần thiết để đáp ứng được yêu cầu này.

Hệ thống TKKT là công cụ để thu thập và lưu trữ, xử lý các thơng tin kế tốn phục vụ cho việc lập BCTC cần thiết. Do đó, các TK phải được xây dựng dựa trên hệ thống BCTC. Phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu theo dõi các đối tượng kế toán, tạo thuận lợi cho quá trình lập và trình bày các BCTC.

Với sự ứng dụng ngày càng mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin vào cơng tác kế tốn, hệ thống TKKT cũng phải được xây dựng sao cho thuận tiện và dễ dàng theo dõi trên các phần mềm kế tốn.

Cần theo dõi tách biệt thơng tin kế toán giữa hoạt động HCSN và hoạt động SXKD. Nếu TK nào có thể dùng chung cho cả 2 hoạt động (ví dụ khoản phải thu, phải trả….) thì đơn vị mở thêm các TK chi tiết để có thể theo dõi tách biệt các đối tượng kế toán cho 2 loại hình hoạt động này. Những khoản mà số tiền không thể tách riêng biệt cho 2 hoạt động (ví dụ chi phí quản lý chung) thì có thể sử dụng phương pháp phân bổ theo quy chế chi tiêu nội bộ riêng của từng đơn vị để tách biệt. Như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc phân loại, ghi nhận, lập và trình bày các thơng tin trên BCTC riêng theo u cầu.

Chính vì vậy, khi nghiên cứu xây dựng hệ thống TK đơn vị HCSN trước hết phải được dựa trên hệ thống TK của DN. Và do hoạt động SXKD của đơn vị HCSN có qui mơ tương đối nhỏ, hoạt động không phức tạp nên dựa trên nền tảng hệ thống TKKT của DN vừa và nhỏ sẽ phù hợp hơn. Sau đó căn cứ vào căn cứ TABMIS và tính đặc thù riêng của đơn vị HCSN để bổ sung các TK thích hợp. Đồng thời, cần nghiên cứu các nhóm TK cần thiết trên BCTC theo IPSASs để tạo ra hệ thống TK mang tính thống nhất và hịa hợp với thơng lệ quốc tế.

Sử dụng các thuật ngữ đặt tên TK phải dễ nhớ, dễ hiểu, phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phải thống nhất với các TK của DN, TABMIS và IPSASs đến mức có thể để tạo dễ dàng cho việc nghiên cứu cũng như tiếp cận nhanh chóng với những thay đổi của xu thế quốc tế.

Ký hiệu và sắp xếp trật tự hệ thống TKKT phải đảm bảo nguyên tắc mở, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện tại, cũng như phải dự đoán trước những xu thế phát triển trong tương lai. Khi phát sinh những đối tượng kế tốn mới có thể cập nhập và bổ sung kịp thời nhưng không làm thay đổi lớn đến hệ thống TKKT. Tránh xây dựng

không nhất quán, phải xây dựng lại hay sửa đổi, bổ sung nhiều lần gây lãng phí về thời gian, nguồn lực cũng như chi phí đào tạo lại.

Ký hiệu các TK phải đảm bảo sự nhất quán và tương xứng giữa các TK có mối quan hệ với nhau như các TK thu, chi theo hoạt động nhằm dễ dàng tổng hợp và đánh giá được tình hình của các hoạt động.

Sắp xếp hệ thống TK theo tính thanh khoản của các TK, việc sắp xếp này vừa mang tính khoa học, tạo thuận lợi cho quá trình phân loại lập các BCTC và vừa đáp ứng thông lệ chung của quốc tế.

Quy định việc hạch toán vào các TK phải đảm bảo đúng bản chất của TK. Có thể phân loại dễ dàng chúng thuộc nhóm TK nào và phải trình bày trên BCTC nào. Như phải phân loại được đâu là tài sản ngắn hạn, dài hạn, nợ phải trả, nguồn vốn, thu và chi.

Khi xây dựng hệ thống TK không phủ nhận hay bác bỏ tất cả mà kế thừa những nền tảng đã có, bổ sung thêm những TK chưa đầy đủ, sửa đổi những TK chưa hợp lý về tên gọi, cách phân loại, đặt tên, hay phương pháp hạch toán.

b. Hoàn thiện hệ thống TKKT đơn vị HCSN

Dựa trên những yêu cầu trên, tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống TK đơn vị HCSN như sau:

Hệ thống TKKT đơn vị HCSN bao gồm 10 loại. Từ loại 1 đến loại 9 ký hiệu nhóm gồm 2 chữ số, và TK cấp 1 được ký hiệu 3 chữ số. Chúng được ghi nhận theo phương pháp ghi kép. Loại 0: được ký hiệu đến 3 chữ số và kế toán theo phương pháp ghi đơn.

(Chi tiết hệ thống tài khoản kế toán được đính kèm phụ lục 11- trang 37)

Loại 1: Tài sản ngắn hạn: gồm có:

o Nhóm 11- Tiền: gồm có 3 TK cấp 1: TK 111- tiền mặt, TK 112- tiền gửi ngân

hàng, kho bạc, TK 113- tiền đang chuyển. Ngồi ra cịn có các TK cấp 2 tương ứng với 3 TK cấp 1 này để theo dõi chi tiết các loại tiền như tiền Việt Nam, ngoại tệ hay vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

o Nhóm 12- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Nhóm TK này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi khơng q 1 năm, tuy nhiên chứng khốn thương mại cũng được phân loại là đầu tư tài chính ngắn hạn. Gồm: TK 121- Đầu tư chứng khốn ngắn hạn; TK 128- Đầu tư tài chính ngắn hạn khác; TK 129- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

o Nhóm 13- Các khoản phải thu: Bao gồm: TK 131- Phải thu khách hàng; TK

Phải thu khác; TK 139- Dự phịng phải thu khó địi.

o Nhóm 14- Ứng trước: Gồm có các TK: TK 141- Tạm ứng; TK 142- Chi phí

trả trước ngắn hạn; TK 144- Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

o Nhóm 15- Hàng tồn kho: TK 151- Hàng mua đang đi đường; TK 152- Nguyên

liệu, vật liệu; TK 153- Công cụ, dụng cụ; TK 154- Chi phí SXKD dở dang; TK 155- Thành phẩm; TK 156- Hàng hóa; TK 159- Dự phịng giảm giá HTK.

Loại 2: Tài sản dài hạn: Gồm có các nhóm TK như sau:

o Nhóm 21- Tài sản cố định: gồm có TK 211- TSCĐ hữu hình; TK 212- Tài sản

th tài chính; TK 213- TSCĐ vơ hình; TK 214- Hao mịn TSCĐ; TK 217- Bất động sản đầu tư.

o Nhóm 22- Đầu tư tài chính dài hạn: Gồm: TK 211- Đầu tư tài chính dài hạn;

TK 228- Đầu tư dài hạn khác; TK 229- Dự phịng giảm giá đầu tư dài hạn.

o Nhóm 24- Đầu tư dài hạn khác: TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang; TK 242-

Chi phí trả trước dài hạn; TK 243- Tài sản thuế hoãn lại; TK 244- Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn.

Loại 3: Khoản phải trả: các TK loại này dùng để phản ánh các khoản nợ phải

trả phát sinh tại đơn vị, như phải trả cho Nhà nước, người cung cấp, công nhân viên… Điều kiện để ghi nhận một khoản phải trả là gần như chắc chắn của dịng ra của lợi ích kinh tế tương lai để thanh toán nghĩa vụ hiện tại của đơn vị cho đơn vị khác và các cá nhân khác bằng chuyển giao tài sản hoặc cung cấp dịch vụ; Nợ phải trả có giá trị có thể xác định một cách đáng tin cậy.

Căn cứ vào thời hạn nợ mà khoản phải trả được phân thành 2 loại: nợ ngắn hạn - khoản nợ phải thanh tốn trong vịng 1 năm và nợ dài hạn- khoản phải trả có thời gian thanh toán trên 1 năm.

Bao gồm các nhóm TK:

o Nhóm 31- Nợ ngắn hạn: Nhóm TK này dùng để phản ánh các khoản nợ ngắn

hạn tại đơn vị có thời hạn phải thanh tốn trong vịng 1 năm tài chính. Gồm có 2 TK cấp 1: TK 311- Vay ngắn hạn và TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

o Nhóm 33- Các khoản phải trả: Bao gồm: TK 331- Phải trả người cung cấp;

TK 332- Tạm ứng kinh phí; TK 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; TK 334- Phải trả cơng chức, viên chức; TK 335- Chi phí phải trả; TK 336- Phải trả nội bộ; TK 337- Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; TK 338- Phải trả các đối tượng khác.

o Nhóm 34- Nợ dài hạn: Gồm có: TK 341- Vay dài hạn; TK 342- Nợ dài hạn;

TK 344- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; TK 347- Thuế thu nhập hỗn lại phải trả.

o Nhóm 35- Các quỹ phải trả và dự phòng phải trả: Gồm: TK 351- Quỹ dự

phòng trợ cấp mất việc làm; TK 352- Dự phòng phải trả; TK 353- Các quỹ.

Loại 4: Nguồn vốn Là loại TK phản ánh tình hình nguồn vốn của đơn vị. Bao

gồm các nhóm TK như sau:

o Nhóm 41- Nguốn vốn hoạt động: Gồm TK 411- Nguốn vốn kinh doanh; TK

412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản; 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái; TK 414- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

o Nhóm 42: Chênh lệch thu, chi chưa xử lý: TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa

xử lý. TK 421 gồm có 4 TK cấp 2.

o Nhóm 44- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB: gồm có 1 TK cấp 1 là TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

o Nhóm 46- Nguồn kinh phí: Gồm 3 TK cấp 1: TK 461- Nguồn kinh phí hoạt

động (gồm 4 TK cấp 2: TK 4611- năm trước; TK 4612- năm nay; TK 4613- năm sau; TK 4614- Thu chưa qua NS chờ quyết tốn); TK 462- Nguồn kinh phí chương trình, dự án; TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước; TK 466- Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ; TK 467- Kinh phí đã quyết tốn chuyển năm sau.

Loại 5: Các khoản thu: Loại TK này dùng để phản ánh tình hình thu của đơn

vị từ phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu khi hoàn thành các chương trình, dự án, đơn đặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)