1.3. Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế và những vấn đề có liên quan đến việc xây
1.3.3.3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình nghiên cứu vận
vận dụng IPSASs
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang không ngừng nâng cao mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới cũng như khu vực, cụ thể là nước ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế. Chính vì vậy, để có thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra, Việt Nam cần nâng cao khả năng hòa hợp với những yêu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó vấn đề thống nhất về thơng tin kế tốn cơng là tất yếu. Tuy nhiên, trong q trình triển khai nghiên cứu, xây dựng CMKT cơng quốc gia hòa hợp với IPSASs, nước ta bên cạnh có nhiều thuận lợi cũng gặp nhiều khó khăn thử thách.
a. Thuận lợi
Chủ trương đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới đã được Đảng và Nhà nước chỉ ra rõ ràng, đòi hỏi phải đổi mới cơ chế chính sách, kế toán phù hợp với thơng lệ, CMKT quốc tế. Do dó, trong q trình xây dựng các chính sách quản lý kinh tế nói chung và kế tốn nói riêng ln có sự chỉ đạo sâu sát của Nhà nước, sự quan tâm của lãnh đạo BTC cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng, nghiên cứu, hồn thiện và cơng bố.
Nhận được sự ủng hộ, tham gia của đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, quản lý NS, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WB, ADB… để có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Các hệ thống kế toán NS, kế toán tại đơn vị sử dụng NS cũng đã có sự thống nhất và cung cấp nhiều thơng tin tài chính cơng khai, trung thực, minh bạch.
Chế độ kế toán HCSN của Việt Nam xây dựng trên nền tảng của kế toán DN, mà kế toán DN lại được thiết lập theo xu hướng hịa hợp với IASs/IFRSs. Do đó, QĐ số
19/2006/QĐ- BTC có nhiều nội dung tương đồng với CMKT cơng quốc tế.
Cơ sở kế tốn HCSN hiện tại áp dụng theo tiền mặt và dồn tích có điều chỉnh, do đó đã tạo bước đệm thuận lợi cho việc chuyển đổi áp dụng cơ sở dồn tích khi tiếp cận nghiên cứu áp dụng IPSASs theo cơ sở dồn tích- xu hướng lựa chọn của các nước trên thế giới.
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia nghiên cứu và áp dụng thành công IPSASs với nhiều cấp độ khác nhau. Việt Nam có nhiều cơ hội để học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước.
Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ, nhiệt tình, tận tụy với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành tương đối đầy đủ các CMKT DN theo xu hướng hòa hợp với IAS/IFRS, nên có nhiều kinh nghiệm cho việc xây dựng CMKT cơng quốc gia.
b. Khó khăn
Luật NSNN và cơ chế quản lý là cơ sở để nghiên cứu, ban hành chế độ kế tốn HCSN, nhưng nước ta có nhiều điểm khác biệt về quan điểm tổ chức, điều hành, quản lý NSNN so với quốc tế. Bên cạnh đó, tổ chức NS lồng ghép với nhiều cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã). Yêu cầu quản lý, các quy định quản lý tài chính áp dụng cho đơn vị sử dụng NS và các cấp NS khá phức tạp. Khó để có thể áp dụng đầy đủ IPSASs. Nên muốn vận dụng IPSASs cần phải nghiên cứu đổi mới tồn diện khn khổ pháp lý và điều này không thể thực hiện dễ dàng, trong thời gian ngắn.
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng chế độ kế toán HCSN Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu với IPSASs. Như về phân loại, hạch toán một số nghiệp vụ cũng như hệ thống BC trên những cơ sở kế tốn khác nhau, rất khó để có thể áp dụng ngay IPSASs trong thời gian ngắn.
IPSASs được xây dựng trên nền tảng của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, khá hoàn thiện về thể chế chính trị, bộ máy quản lý tài chính cơng. Trong khi đó, nước ta mới chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường chỉ trong một thời gian ngắn, kinh nghiệm về tổ chức và điều hành vẫn còn nhiều hạn chế.
Quá trình nghiên cứu và đưa vào thực thi IPSASs gặp nhiều hạn chế về nhân lực cũng như vật lực. Trình độ kế tốn trong các đơn vị HCSN chưa cao, khi vận dụng IPSASs sẽ thay đổi thói quen, nhận thức của nhiều người làm kế toán, tạo ra tâm lý lo ngại, dè dặt ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện.
các văn bản hướng dẫn chế độ hay cụ thể hóa các chính sách một cách chi tiết, cụ thể cho từng lĩnh vực, từng ngành nghề, nên việc ban hành các nguyên tắc kế toán chung, cơ bản, tổng quát, sẽ tạo ra sự lúng túng cho những người thực hiện.
Chi phí thực hiện chuyển đổi thống nhất một hệ thống BCTC từ cơ sở kế toán này sang cơ sở kế toán khác rất lớn, đặc biệt là việc áp dụng cơ sở dồn tích thay cho tiền mặt. Nên phải mất nhiều năm mới có thể hồn thiện.
Điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất cho các chuyên gia trong việc nghiên cứu, đi học tập kinh nghiệm áp dụng thành công IPSASs ở các nước vẫn chưa đảm bảo và đầy đủ.
Theo nhận định của các chun gia thì mơ hình phù hợp nhất cho hướng đi của Việt Nam trong q trình hịa hợp với CMKT cơng quốc tế sẽ là mơ hình thứ 3. Trên thế giới các quốc gia áp dụng và vận dụng IPSAS ở các mức độ khác nhau, trong đó thì chỉ có một số quốc gia phát triển như Mỹ và Pháp thì đã áp dụng tương đối thống nhất với IPSAS và xây dựng CMKT cơng quốc gia theo mơ hình thứ 3 và theo cơ sở dồn tích. Cịn các nước phát triển thì áp dụng IPSAS vẫn rất hạn chế, chủ yếu cịn đang trong q trình nghiên cứu để vận dụng IPSAS theo cơ sở dồn tích. Trong khi đó các nước kém phát triển thì áp dụng IPSAS hoàn toàn theo cơ sở tiền mặt. Vì thế, để có thể nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng IPSAS thì nên học hỏi các nước phát triển đi trước mà trong đó cụ thể là Pháp vì kế tốn của Việt Nam ban đầu cũng được xây dựng dựa trên nền kế tốn Pháp và có nhiều điểm tương đồng với Pháp trong việc xây dựng HTKT, hơn nữa mục đích hướng tới của Việt Nam là kế tốn trên cơ sở dồn tích.
Kết luận chương 1
Chương này đã khái quát về đặc điểm của hệ thống TKKT chung cũng như những nhân tố tác động đến việc hình thành hệ thống TKKT. Trong xu hướng hịa hợp với kế toán thế giới tạo ra ngơn ngữ kế tốn chung, nghiên cứu đặc điểm, vai trị và những hữu ích mà IPSASs mang lại, cho thấy rằng Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng IPSASs là một tất yếu. Tuy nhiên, để có thể các quy định về kế tốn nói chung cũng như quy định về hệ thống TKKT nói riêng theo IPSASs thì Việt Nam cần phải nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển đi trước đã áp dụng thành cơng IPSASs điển hình là Mỹ và Pháp cũng như những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình áp dụng IPSASs. Từ nền tảng này là cơ sở để đi sâu vào nghiên cứu hệ thống TKKT HCSN Việt Nam hiện tại để tìm ra hướng khắc phục theo xu hướng hòa hợp với quốc tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ HCSN Ở VIỆT NAM