Quốc hội và Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 102 - 104)

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Quốc hội và Chính phủ

Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam, có thẩm quyền ban hành hệ thống luật, và cũng là cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc quyết định NSNN. Do đó, Quốc hội cần phải tập trung chú trọng công tác nghiên cứu để sửa đổi, hoàn thiện toàn diện hệ thống pháp lý có liên quan đến kế tốn đơn vị HCSN, như Luật kế toán, Luật Ngân sách, Luật thuế một cách thống nhất và toàn diện theo hướng đổi mới quản lý tài chính, NSNN, chi tiêu cơng dựa trên kết quả đầu ra.

Khi xây dựng hệ thống luật, chế độ kế tốn HCSN, và các văn bản lý có liên quan, Nhà nước vẫn đóng vai trị chủ đạo trong việc chủ trì và chỉ đạo thực hiện. Nhưng cần có sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp, các chuyên gia, đại diện các đơn vị công,

góp ý từ dân chúng để nâng cao sự hợp lý, phù hợp với thực tế, tạo sự đồng thuận trong việc chấp hành và thực thi đúng các quy định pháp luật.

Cần quán triệt, thống nhất tư tưởng chấp nhận thay đổi, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương trong quản lý NSNN, chi tiêu công dựa trên kết quả đầu ra. Dựa trên nền tảng đó, để xây dựng các chế độ, chính sách kế toán và các thông tư, nghị định liên quan đến hoạt động đơn vị công thống nhất toàn diện từ trên xuống, đảm bảo chất lượng theo xu hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ công như các bệnh viện, y tế, trường học….và tăng cường trao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị cơng. Các đơn vị tự chịu trách nhiệm trong điều hành hoạt động, về cung cấp các thông tin theo kết quả gắn với mục tiêu hoạt động. Đồng thời, có chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý để khuyến khích các đơn vị công thu, sử dụng nguồn NSNN một cách hợp lý, tránh lãng phí và có hiệu quả khi mà cân đối NS năm nào cũng vượt thu song bội chi NS lại kéo dài.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác, tổng hợp thông tin từ các đơn vị công. Nhằm nâng cao chất lượng dữ liệu thông tin làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, kiểm sốt, giám sát để Quốc hội, Chính phủ, Bộ, cơ quan, ban ngành đưa ra các chính sách quản lý, điều hành và thực hiện NSNN một cách có hiệu quả. Đầu tư xây dựng cổng thông tin điện tử hiện đại, giúp thu thập, phân tích các dữ liệu về tình chính quốc gia một cách kịp thời và nhanh chóng.

Tích cực cải cách hành chính, giảm các thủ tục mang tính hình thức, rườm rà gây lãng phí về nguồn lực và vật lực của Nhà nước.

Kiểm toán nhà nước giữ vai trò là cơ quan chuyên môn cao nhất có chức năng, nhiệm vụ về kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, do đó phải quy định cụ thể trong hiến pháp tính pháp lý của cơ quan này nhằm nâng cao vị trí và tính độc lập của Kiểm tốn Nhà nước trong công tác kiểm toán chất lượng BC mà các đơn vị HCSN cung cấp. Kiểm tốn Nhà nước khơng chỉ dừng lại ở kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ mà phải đẩy mạnh loại hình kiểm tốn hoạt động và kiểm tốn dựa theo kết quả.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích sự tham gia của dân chúng vào giám sát, và phản ánh chất lượng dịch vụ công mà các đơn vị HCSN cung cấp cũng như cơ chế quản lý chi tiêu NSNN tại đơn vị này. Thông qua việc yêu cầu các đơn vị HCSN công bố rỗng rãi, công khai, minh bạch tình hình thu chi NSNN trên các phương tiện đại

chúng để đánh giá mức độ hiệu quả và trách nhiệm của các đơn vị HCSN trong việc sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước cung cấp các dịch vụ cơng cho xã hội. Từ đó, nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị HCSN. Và để có thể mang lại hiệu quả cao nhất, Nhà nước cần phải nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của người dân.

Chú trọng đầu tư NS cho các chuyên gia, cán bộ đi học tập nghiên cứu ở nước ngồi, có cơ hội tiếp cận với phương pháp quản lý và điều hành NSNN cũng như kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế tốn cơng từ các nước phát triển trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)