Một số đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 53)

2.3. Đánh giá hệ thống TKKT áp dụng cho các đơn vị HCSN ở Việt Nam

2.3.2. Một số đánh giá

2.3.2.1. Ưu điểm

Từ khi chế độ kế toán HCSN theo QĐ 19/2006/QĐ - BTC được BTC ban hành đã tạo rất nhiều thuận lợi cho cơng tác kế tốn tại các đơn vị HCSN cũng như việc tổng hợp thông tin của Nhà nước. Chế độ HCSN đã xây dựng hệ thống TKKT và hướng dẫn các phương pháp kế tốn, trình bày, báo cáo các thơng tin khá đầy đủ và chi tiết, đáp ứng được yêu cầu cung cấp các thơng tin kế tốn của Nhà nước. Góp phần nâng cao chất lượng của thơng tin báo cáo, thúc đẩy sự phát triển của nền kế tốn cơng đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính cơng Việt Nam.

Chế độ kế toán HCSN quy định khá đầy đủ, chi tiết, được bổ sung các văn hướng dẫn cho những trường hợp cụ thể, đặc thù cho từng đơn vị. Giúp cho kế toán viên hiểu rõ ràng và thực hành kế tốn tn thủ đúng pháp luật. Ngồi ra các quy định về kế toán thường xuyên được cập nhật, đáp ứng được nhu cầu thực hành kế toán phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và các văn bản pháp lý có liên quan.

Bên cạnh đó, sự ra đời của chế độ này và các hướng dẫn có liên quan đã tạo được cơ sở nền tảng, là bước đệm cho q trình hịa hợp với thông lệ kế tốn cơng quốc tế mà cụ thể đó là tiến tới thống nhất IPSASs.

Đối với việc áp dụng cơ sở kế tốn tiền cũng đã góp phần mang lại nhiều hữu ích cho cơng tác kế tốn cũng như quản lý NSNN: cơng tác kế tốn đơn giản, dễ làm, chỉ ghi nhận khi thực sự thu tiền, chi tiền, lập được BC kịp thời; thực hiện quyết tốn NS

được nhanh chóng và rõ ràng; có thể biết tình hình tài chính thực sự bất cứ lúc nào; NS có thể được sử dụng một cách tích cực; tính khách quan cao khi trình bày thơng tin trên BCTC, số tiền thu vào và chi ra không bị phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của đơn vị. Giúp cho Nhà Nước dễ dàng kiểm sốt và quản lý được tình hình thu- chi trong kỳ của các đơn vị có đúng như dự tốn, có tn thủ quy định, định mức chi tiêu hay khơng. Đồng thời thơng qua đó, Nhà nước có thể tập hợp được tình hình NS của quốc gia, có cơ sở để đưa ra các chính sách cân đối thu chi NS và phân bổ NS.

Bên cạnh đó, BTC cũng đã có những quan tâm tới việc chuyển đổi dần cơ sở kế toán tiền mặt sang dồn tích với bước đầu thực hiện kế toán cho một số nghiệp vụ theo cơ sở tiền có điều chỉnh và dồn tích có điều chỉnh. Làm nền tảng để từng bước chuyển đổi sang cơ sở kế tốn dồn tích hồn tồn để ghi nhận chi phí cho hợp lý giữa các năm tài chính.

Riêng đối với hệ thống TKKT, được xây dựng dựa trên nền tảng của kế toán DN, mà trong khi đó hệ thống TK DN lại được nghiên cứu theo thơng lệ kế tốn quốc tế, do đó hệ thống TK đơn vị HCSN có nhiều điểm tương đồng với IPSASs, nâng cao khả năng hội nhập với quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống TKKT này vẫn đảm bảo tính đặc thù với đặc điểm nền kinh tế, cơ chế quản lý tài chính cơng, các chính sách NS có liên quan của Việt Nam.

BTC duy trì quy định thống nhất tên gọi, số hiệu, phạm vi, kết cấu, phương pháp hạch toán cho hệ thống TKKT áp dụng cho tất cả các đơn vị HCSN, giúp công tác kế toán được nhất quán, tạo sự thống nhất cho việc cung cấp thông tin và tổng hợp thông tin về hoạt động của các đơn vị HCSN. Đồng thời đã tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đơn giản hơn. Việc quy định thống nhất này rất phù hợp với trình độ, kinh nghiệm kế tốn cịn nhiều hạn chế tại các đơn vị HCSN của nước ta.

Về cơ bản, hệ thống TK có đầy đủ các loại TK để theo dõi các hoạt động phát sinh tại chủ yếu tại đơn vị mà đặc biệt đối với các cơ quan hành chính và đơn vị HCSN không hoặc phát sinh ít hoạt động SXKD, như các TK nguồn, các TK chi và các TK thu thuộc hoạt động sự nghiệp hay TK 531 và TK 631 dùng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu và chi của hoạt động SXKD.

Hệ thống TK từng bước sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo những thay đổi, yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nên khá đầy đủ và chi tiết đáp ứng được yêu cầu theo dõi, và báo cáo các thơng tin về hoạt động có liên quan theo yêu cầu của Luật NSNN, Kho Bạc, cơ quan quản lý tài chính...

Hệ thống chứng từ và các hướng dẫn lập, lưu chuyển chứng từ trong chế độ kế toán khá đầy đủ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Hơn nữa quy định về mẫu biểu khá thống nhất giữa hoạt động của các đơn vị HCSN với DN giúp cho kế toán và các đối tượng sử dụng chứng từ dễ hiểu, dễ tuân thủ hơn. Hầu hết các đơn vị khơng phải lập thêm các chứng từ ngồi hệ thống chứng từ được quy định.

Hệ thống sổ sách cũng đã được xây dựng đầy đủ để theo dõi các đối tượng kế toán làm cơ sở để lập BCTC theo quy định.

Với yêu cầu quản lý NS, quản lý Nhà nước của Việt Nam hiện nay là theo phương pháp truyền thống và một số theo chương trình (dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước), hệ thống BC chỉ cần tập trung đi vào BC tình hình tiếp nhận- sử dụng nguồn kinh phí từ NS cấp và sự thay đổi giữa dự toán- thực tế- tình hình quyết tốn như thế nào, do đó quy định hệ thống BC hiện tại cũng đã đáp ứng khá đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Nhà nước.

Với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô hoạt động của đơn vị HCSN, sự hỗ trợ của phần mềm kế toán thật sự đã làm đơn giản cơng tác kế tốn rất nhiều. Hầu hết các đơn vị HCSN đều được hỗ trợ và khuyến khích trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào công tác quản lý và cơng tác kế tốn. Việc sử dụng hệ thống TKKT thống nhất hiện nay cũng đã tạo thuận lợi cho việc sử dụng phần mềm mà đặc biệt là việc báo cáo, tổng hợp thông tin từ các đơn vị cấp dưới của các cơ quan chủ quản.

2.3.2.2. Nhược điểm

a) Môi trường pháp lý và cơ chế quản lý

Kế toán HCSN phụ thuộc quá nhiều vào các quy định trong chính sách thuế, cơ chế quản lý tài chính, quản lý ngân sách, Kho bạc, DN, quy định của cơ quan chủ quản,… trong khi điều kiện khung pháp lý của Việt nam chưa được hoàn thiện, chưa được ban hành đầy đủ, nên chế độ kế tốn HCSN nói chung và HTTK kế tốn nói riêng hiện hành thường xun bị thay đổi, bị chắp vá liên tục theo sự thay đổi của các quy định này khiến cho cán bộ kế toán tại các đơn vị HCSN lúng túng, mất nhiều thời gian để tự cập nhật, nghiên cứu và làm quen.

Thêm vào đó, các văn bản mới vẫn chưa được cập nhật và hướng dẫn kịp thời. Thường các quy định ra một thời gian thì mới có văn bản hướng dẫn bổ sung. Mở các lớp tập huấn văn bản mới cho kế tốn tại các đơn vị cũng xảy ra cịn hạn chế.

Bên cạnh đó các quy định giữa các văn bản pháp lý này vẫn tồn tại nhiều vấn đề không nhất quán với nhau. Như:

- Luật ngân sách: NSNN đang chuyển dần sang thực hiện quản lý NS theo kết quả đầu ra thông qua triển khai các kế hoạch trung và dài hạn. Trong khi đó lại yêu cầu ghi nhận và báo cáo tình hình thu - chi và quyết tốn NSNN theo cơ sở tiền mặt.

Ngoài ra một số quy về theo dõi hạch toán giữa đơn vị HCNS và Kho bạc chưa thống nhất với nhau dễ gây ra nhầm lẫn và khó khăn khi thực hiện các BC đối chiếu tại các đơn vị HCSN với Kho bạc. Điển hình như TK 336- dùng để theo dõi tạm ứng kinh phí của đơn vị tại Kho bạc và chỉ dùng để ghi nhận khi chưa có dự tốn. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn vị đã được cấp dự toán và thực hiện rút theo dự toán từ Kho bạc để thực hiện chi hoạt động nhưng do chưa có chứng từ đầy đủ lúc này cách hạch toán theo chế độ kế toán và Kho bạc khác nhau. Đơn vị vẫn hạch toán tăng chi và tăng nguồn, và tất nhiên khoản này đến cuối kỳ mà chưa có chứng từ đầy đủ thì vẫn chưa đủ điều kiện để quyết toán, trong khi đó Kho bạc theo dõi khoản này trong mục tạm ứng của Kho bạc. Do đó, đến cuối kỳ khi thực hiện lập BC liên quan và đối chiếu với kho bạc thì sẽ xuất hiện khoản chênh lệch này. Vì vậy, để đơn giản hơn trong việc hạch toán kế toán, theo dõi và lập báo cáo có liên quan tại đơn vị cũng như thuận lợi trong việc lập các BC, đối chiếu dự tốn kinh phí NS, tình hình tạm ứng và thanh tốn tạm ứng với KBNN thì trong trường hợp này đơn vị không được ghi tăng nguồn mà vẫn ghi vào TK tạm ứng kinh phí Kho bạc.

- Thuế: một số văn bản, quy định về thuế chưa có hướng dẫn hoặc biểu mẫu cụ thể cho các đơn vị HCSN. Nhiều vấn đề phát sinh còn bất cập, chưa có chính sách giải quyết rõ ràng. Cụ thể quy định về thuế TNDN cũng không thống nhất giữa chế độ và cơ quan thuế. Theo chế độ kế toán quy định đơn vị sẽ nộp thuế TNDN vào mỗi quý nhưng thực tế cơ quan thuế lại yêu cầu hàng tháng đơn vị phải kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế; Hay thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế là khoản doanh thu đã có đầy đủ chứng từ và đã thực sự thu bằng tiền trong khi chế độ quy định đối với hoạt động SXKD phải theo dồn tích. Do đó, đơn vị phải hạch toán và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan thuế mà không ghi nhận phần chênh lệch giữa kế tốn tài chính và kế tốn thuế.

Mặc dù các văn bản hướng dẫn cho các quy định đã tương đối đầy đủ, chi tiết và cụ thể nhưng do được quy định ở quá nhiều văn bản khác nhau, chồng chéo giữa các văn bản pháp lý với nhau, kế tốn đơn vị rất khó đọc, nhớ, hiểu hết các văn bản, nên

hạch toán kế tốn và thực hiện các thủ tục hành chính dẫn đến dễ bị bỏ sót, nhầm lẫn. Bên cạnh đó, các hướng dẫn này cịn bị mâu thuẫn với nhau mặc dù cùng hướng dẫn cho một vấn đề kế tốn. Tạo sự khơng thống nhất, rõ ràng trong cơng tác kế tốn cũng như gây khó khăn cho kiểm toán để xác định liệu rằng đơn vị đã tuân thủ pháp luật như thế nào. Chẳng hạn vấn đề về khấu hao TSCĐ, nếu TSCĐ được hình từ nguồn NS được sử dụng cho hoạt động thường xuyên thì trích hao mịn theo Quyết định 32/2008/QĐ-BTC nhưng TSCĐ này vừa được sử dụng cho hoạt động SXKD thì phải thực hiện trích khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC và sẽ xuất hiện vấn đề rắc rối khi quy định thời gian phân bổ ở 2 văn bản khác nhau cho cùng 1 tài sản.

Luật kế tốn: Chính sách kế tốn là các ngun tắc, cơ sở, qui định, qui luật và phương pháp kế toán cụ thể để các đơn vị áp dụng trong việc lập, trình bày BCTC, nó là chìa khóa quan trọng để tổ chức cơng tác kế tốn. Tuy nhiên, đối với kế toán HCSN, Việt Nam chưa quy định rõ ràng, thống nhất, các chính sách kế tốn nằm rải rác ở các văn bản khác nhau và nhiều vấn đề vẫn chưa được nghiên cứu, ban hành. Như nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc phù hợp, thận trọng.... vẫn chưa được quy định áp dụng trong kế toán HCSN.

Chế độ kế tốn HCSN cịn bỏ ngỏ nhiều nội dung, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các đơn vị HCSN, phát sinh đã dạng các loại nghiệp vụ liên quan đến hoạt động SXKD như thuê tài chính, sáp nhập các đơn vị thuộc đơn vị HCSN, ... Khi phát sinh những nghiệp vụ này kế tốn khơng biết sẽ ghi nhận và trình bày như thế nào trên BC.

Chưa quy định rõ ràng và thống nhất về các quy định liên quan đến hoạt động SXKD tại đơn vị HCSN. Tạo sự nhập nhằng giữa các chính sách kế tốn áp dụng giữa hoạt động HCSN và hoạt động SXKD.

b) Cơ sở ghi nhận và trình bày BCTC

Mặc dù kế tốn trên cơ sở tiền mặt đơn giản, BC có thể lập kịp thời nhưng nó lại chứa đựng nhiều yếu kém trong việc cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị. Thơng tin không cung cấp kịp thời và đầy đủ cho thủ trưởng đơn vị cũng như các đối tượng sử dụng bên ngoài như nhà cung cấp, khách hàng.... Đồng thời Chính phủ khơng thể đánh giá được việc sử dụng NS tại các đơn vị có thật sự hiệu quả hay khơng, dễ dẫn đến lãng phí trong việc sử dụng NSNN; ngồi ra phương pháp này cịn dễ làm sai lệch tình hình tài chính của các niên khóa khi đơn vị cố ý hỗn trả một vài khoản chi hay thu gấp các khoản thu của niên khóa sau và ghi nhận vào niên

khóa hiện hành.

Một đơn vị HCSN vừa áp dụng cơ sở kế tốn tiền mặt, dồn tích có điều chỉnh cho hoạt động sự nghiệp và vừa phải kết hợp kế toán dồn tích cho hoạt động SXKD gây lộn xộn và dễ bị nhầm lẫn khi ghi nhận nghiệp vụ liên quan đến 2 hoạt động này.

c) Hệ thống TKKT

c.1) Phân loại, sắp xếp, đặt tên, đánh số hệ thống TKKT

Xây dựng hệ thống TKKT kế toán HCSN khá khác biệt so với DN và quốc tế: Được xây dựng trên nền tảng kế toán DN nhưng việc đặt tên, kí hiệu, sắp xếp, phân

loại, nội dung và phương pháp hạch toán một số TK trong hệ thống TK HCSN có nhiều điểm khác so với DN trong khi nội dung và bản chất của các TK này là giống nhau. Đã tạo thành 2 hệ thống TK độc lập, riêng biệt, gây khó nhớ, dễ lẫn lộn không cần thiết cho những người làm công tác kế toán đặc biệt là những đối tượng mới bắt đầu làm kế toán tại các đơn vị này. Đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan quản lý, kiểm tốn viên trong q trình kiểm tra, giám sát, kiểm tốn, cũng như q trình nghiên cứu, học tập, giảng dạy và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài như nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, nhà viện trợ....

Sự khác biệt với các quy định về TKKT của DN và thông lệ kế tốn cơng quốc tế đã ít nhiều gây khó khăn và làm chậm lại q trình nghiên cứu, áp dụng thơng lệ kế tốn quốc tế. Và nếu có sự thay đổi nào thì mất nhiều thời gian để đối chiếu, chỉnh sửa, nghiên cứu, bổ sung các TK mới cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường trong nước cũng như thế giới.

Nhà nước đang thực hiện chính sách khuyến khích các đơn vị HCSN chuyển sang hình thức tự chủ về tài chính nên hoạt động của các đơn vị này cũng ngày càng phát triển và với qui mô lớn hơn, nhưng hệ thống TKKT hiện tại vẫn chưa theo kịp yêu cầu về theo dõi và cung cấp thông tin.

Sự khác nhau giữa hệ thống TKKT HCSN và DN điển hình một số trường hợp như:

- Nhóm TK 31 là phải thu, 33 phải trả cịn DN là nhóm TK 13- phải thu, cịn 31- phải trả. TK 3111 là khoản phải thu khách hàng, TK 3313- thuế GTGT được khấu trừ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)